Hôm nay,  

Tội Ác: Cái Chết Của Nhà Báo: Theo Van Gogh

10/01/200500:00:00(Xem: 4964)
Ông Theo Van Gogh, 47 tuổi, là chắt của nhà bán tranh nghệ thuật nổi tiếng Theo Van Gogh và là cháu nhiều đời của họa sĩ thiên tài Hòa Lan Vincent Van Gogh. Ông ta sống một cuộc đời rất khác thường, rất giống cha ông. Ông Theo là nhà đạo diễn phim, tác giã của nhiều cuốn sách, nhà báo, diễn viên và là người tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận rất trực tính. Ông thường sử dụng phương tiện truyền thông để phổ biến các quan điểm gây tranh cãi của mình về tôn giáo, chính trị, xã hội và nhiều giá trị đạo đức. Cách thức thẳng thắn và thường có khuynh hướng khiêu khích mà nhà báo này dùng để truyền đạt các tư tưởng đã làm ông ta mau lẹ được chú ý đến ở Hòa Lan.
Tuy nhiên các quan điểm có tính cách phê phán và cung cách sống sượng cũng làm ông ta không được nhiều người ưa thích. Theo một bài viết ngày 2 tháng Mười Một, 2004, trên địa chỉ Expatica.com, phát thanh viên Harry Mens đã miêu tã cách ứng xử của ông Theo là “tự sát: kamikaze”, bầy tỏ các quan điểm của mình không đếm xỉa đến những người mà ông ta có thể xúc phạm. Ông Theo chỉ trích gay gắt Cơ đốc giáo và Do thái giáo. Tuy nhiên cộng đồng Hồi giáo lãnh trọn những lời bình luận cay độc nhất của ông ta, và điều này rõ ràng nhất khi ông ví những di dân Hồi giáo Hòa Lan là những kẻ làm tình với dê (goat f—kers).
Sự tức giận đối với ông Theo đã lên đến mức cực điểm ngày 29 tháng Tám, 2004, khi cuốn phim “Submission” được trình chiếu trên đài truyền hình Hòa Lan, một tác phẩm của ông Theo và bà Ayaan Hirsi Ali, nhà chính trị gia gây rất nhiều tranh cãi ở Hòa Lan. Cuốn phim miêu tã bốn phụ nữ khỏa thân một phần, đội các chiếc mạng che mặt trong suốt. Một số phụ nữ này dường như có những dấu vết bị đánh bằng roi da bầm tím ở lưng và hai chân. Và trên da của họ được viết nhiều hàng chữ miêu tã các sự trừng phạt thể xác, được thừa nhận bởi kinh Koran đối với những phụ nữ không vâng lời. Chẳng ngạc nhiên một chút nào, đoạn phim gây tranh cãi dài 10 phút này đã làm cộng đồng Hồi giáo vô cùng căm phẫn.
Không bao lâu sau khi cuốn “Submission” được trình chiếu, ông Theo bắt đầu nhận được rất nhiều lời dọa giết. Lo ngại cho tính mạng của ông ta, nhiều bạn đồng nghiệp đã thúc giục ông thuê một vệ sĩ để bão vệ, một đề nghị mà ban đầu ông Theo rất đồng ý. Tuy nhiên cuối cùng ông đã gạt bỏ nó bởi vì ông nghĩ không có bất cứ ai muốn giết mình.

CÁI GIÁ PHÃI TRÃ CHO CUỐN PHIM “SUBMISSION”
Vào khoãng 8:45am ngày 2 tháng Mười Một, 2004, một kẻ lạ mặt mặc bộ quần áo “djelaeba”, kiểu quần áo truyền thống của Moroco, đã tấn công hết sức man rợ ông Theo Van Gogh ngay bên ngoài tòa đô chánh trong khi ông ta cưỡi xe đạp đi làm ở trung tâm thành phố Amsterdam. Kẻ tấn công đã bắn ông Theo và liên tục đâm ông ta nhiều nhát dao vào ngực, một cách tàn nhẫn bất chấp lời van xin tha mạng của nạn nhân. Dù với các vết thương trí mạng, ông Theo đã có thể đứng dậy và loạng choạng bước tới lề đường bên kia, nhưng trước khi ông đi được đến lề đường, hung thủ đã bắn và đâm thêm nhiều nhát nữa. Và rồi hắn cắt cổ họng ông Theo bằng con dao thái thịt trong khi đám đông đứng chứng kiến trong sự kinh ngạc và hoảng sợ tột độ.
Trong một hành động man rợ cuối cùng, kẻ tấn công đã cắm phập con dao vào ngực nạn nhân kèm theo một bức thư. Sau đó hung thủ tẩu thoát vào khu công viên lân cận Oosterpark, nơi mà sau đó đã xãy ra vụ nổ súng giữa cãnh sát và hắn. Trong cuộc nổ súng này, một cãnh sát cưỡi mô-tô và một nhân chứng đã bị bắn trọng thương. Khi tên giết người chạy ra khỏi công viên, cãnh sát đã bắn hắn bị thương ở chân và rồi đưa hắn tới một bệnh viện để điều trị.
Cuối cùng tên giết người bị nhận diện là Mohammed Bouyeri, 26 tuổi, có hai quốc tịch Maroccan và Hòa Lan, và là thành viên của các nhóm Hồi giáo cực đoan. Các nhà điều tra tiết lộ rằng động cơ giết người của Bouyeri rất có thể được kích động bởi cuốn phim “Submission”, và điều này được làm trầm trọng thêm bởi sự thù ghét thế giới phương Tây và những ai từ chối chấp nhận các giá trị Hồi giáo.

TỪ SỰ PHỤC TÙNG TỚI PHÃN KHÁNG
Bà Ayaan Hirsi Ali, 37 tuổi, sống một cuộc đời mà rất ít người có thể hình dung được. Theo một bài viết trên Wikipedia.com, bà Ali ra đời ở Somalia nhưng bà và gia đình đã buộc phãi rời khỏi quê hương vì người cha là một chính trị gia đối lập bị thù ghét. Bài viết này cho biết rằng khi còn nhỏ bà Ali đã thay đổi chỗ ở liên tục, sống những thời gian ngắn ở Saudi Arabia, Ethiopia, Kenya và rồi Canada.
Mặc dù được nuôi dưỡng theo tín ngưỡng Hồi giáo, khi lớn lên bà Ali đã tỏ ra chống lại các tín điều của tôn giáo này. Bà tin tưởng Hồi giáo là “lạc hậu” và đấng tiên tri Mohammed là một kẻ ấu dâm bởi vì ông ta đã kết hôn với một bé
gái mới 12 tuổi. Trong năm 1991, bà Ali trốn khỏi Canada để tới Hòa Lan, thoát khỏi các sự kiềm chế tôn giáo và một cuộc hôn nhân được sắp đặt trước với một người anh bà con xa.
Khi đến Hòa Lan, bà được ban cấp thường trú với tư cách tÿ nạn và vài năm sau được công nhận là một công dân. Bà Ali theo học khoa chính trị tại trường đại học nổi tiếng Leiden University và sau khi tốt nghiệp đã thực hiện một chương trình nghiên cứu dưới sự bão trợ của đãng Dân chủ Xã hội (PvdA), cuộc nghiên cứu tập trung vào sự hội nhập của các phụ nữ ngoại quốc (hầu hết là người Hồi giáo) vào xã hội Hòa Lan. Tuy nhiên bà Ali đã đột ngột rời khỏi PvdA trong năm 2002 bởi vì không nghĩ đãng này quan tâm đủ đến quyền lợi của phụ nữ.
Bà Ali chuyển sang đãng Tự Do Hòa Lan, VVD, và đãng này đã đưa bà vào Quốc hội trở thành một dân biểu Hạ viện. Trong nghị viện, bà Ali đã lưu ý đất nước về “cách đối xử hung bạo rất phổ biến nhưng được giữ kín đối với phụ nữ Hồi giáo”, như cắt xẻo bộ phận sinh dục và nạn bạo hành của người chồng. Nhiều người Hồi giáo Hòa Lan đã rất phẫn nộ bởi các lời chỉ trích đạo Hồi của bà Ali, họ nghĩ bà đã xuyên tạc trắng trợn tôn giáo của họ và làm nhục các tín đồ Hồi giáo. Do vậy bà đã nhận được nhiều lời dọa giết và đã buộc phãi thuê các vệ sĩ bão vệ.


Sau khi cuốn phim “Submission” với kịch bãn do bà Ali viết được trình chiếu, sự tức giận đối với bà ta đã lên tới mức độ chưa từng thấy. Trong khi cuốn phim này được thực hiện, bà Ali và ông Theo quyết định sử dụng các chiến thuật “gây sửng sốt mạnh mẽ” để thu hút sự chú ý của người xem và chuyển tãi thông điệp của họ rằng Hồi giáo duy trì “các tập quán man rợ thời trung cổ”, và khuyến khích cách đối xử thô bạo với phụ nữ. Đây là quan điểm mà không phãi mọi người đều chia sẻ.
Cuốn phim này tạo ra các sự phãn ứng lẫn lộn từ giới khán giã Hòa Lan, từ sự ghét cay ghét đắng tới và tức giận tới sự tán thưởng và khen ngợi. Ông Mahammed Sini, một lãnh tụ của tổ chức Hồi giáo Hòa Lan, nói rằng cuốn phim đã đi quá xa và sỉ nhục nhiều người Hồi giáo, và họ cãm thấy “bãn thể của họ đang bị vây hãm”. Ngược lại, các lãnh tụ của đãng VVD, hai ông Gerrit Zalm và Jozias van Aartsen, đã bày tỏ sự ủng hộ đối với thông điệp của cuốn phim này. Bất kể các sự phãn ứng như thế nào, ông Theo và bà Ali đã thành công trong việc đưa ra thông điệp của mình và tạo ra một dư luận xôn xao ở Hòa Lan về các quyền lợi của phụ nữ trong cộng đồng Hồi giáo.
Mặc dầu cã hai người đều biết rõ các hậu quã nguy hiểm từ việc biểu lộ quan điểm của họ, đây là một cơ hội mà họ sẵn lòng chấp nhận để khởi xướng sự thay đổi. Và cã hai người đã phãi trã một cái giá rất đắt đến mức không thể tưởng tượng nổi. Ông Theo đã hy sinh mạng sống cho các quan điểm của mình, và bà Ali tiếp tục sống trong sự sợ hãi về một số phận thê thãm tương tự.
Ngày nay cái giá cho sự tự do ngôn luận rất cao không chỉ ở riêng Hòa Lan nhưng ở khắp thế giới. Nhiều người tự hỏi phãi chăng nó là việc đáng làm" Những người khác tin rằng nếu họ từ bỏ quyền tự do ngôn luận, rồi thì sự chấm dứt dân chủ sớm muộn sẽ xãy ra. Rất có thể đây là mục tiêu chính của những kẻ khủng bố như Bouyeri, những kẻ muốn phá hủy sức mạnh phương tây cùng với các quyền căn bãn và sự tự do của các công dân của nó. Tuy nhiên điều mà những kẻ khủng bố này không chịu hiểu là một số người không sẵn lòng từ bỏ các quyền căn bãn này một cách dễ dàng.

MOHAMMED BOUYERI LÀ AI"
Mohammed Bouyeri sinh ra ở West Amsterdan ngày 8 tháng Ba, 1978. Hắn là con trai duy nhất trong số bốn anh chị em của một gia đình di dân Moroccan. Khi là một thiếu niên, Bouyeri học rất chăm chỉ và được xếp hạng cao trong trường học. Theo một bài viết của nhà báo Glen Frankel được đăng trên tờ Washington Post ngày 28 tháng Mười Một, 2004, sở thích chính của Bouyeri là kế toán, ngành học mà hắn đã theo học suốt 5 năm tại Mondriaan Lyceum. Sau đó, Bouyeri ghi danh vào Học viện kỹ thuật ở Amsterdam, theo học ngành kinh doanh và điện toán. Tuy nhiên sau vài năm hắn đã bỏ học, không hoàn tất bằng cử nhân.
Theo ông Frankel, Bouyeri đã thường xuyên hoạt động trên đường phố và có thời gian bị bắt và tù trong bẩy tháng vì một tội nghiêm trọng. Người ta tin rằng trong thời gian bị tù này Bouyeri đã đắm chìm vào các lời giáo huấn của đạo Hồi. Sau khi được thã, Bouyeri bắt đầu làm việc tình nguyện tại trung tâm cộng đồng Stichting Eigenwijks ở Amsterdam. Tờ Wikipedia.com tường thuật rằng hắn thành lập một nhóm sinh hoạt cho thanh thiếu niên trong khu vực, và cũng trợ giúp nhóm biên tập của tờ báo địa phương Over’t Veld. Bouyeri được ưa thích bởi các bạn làm việc chung và được nhiều người xem là người trẻ rất thân thiện và khôn khéo. Tuy nhiên các vấn đề bắt đầu xuất hiện tại nơi làm việc khi Bouyeri đột nhiên trở nên rất cực đoan.
Theo nhà báo Toby Sterling, sự thay đổi đột ngột của Bouyeri rất có thể được thúc đẩy bởi sự quan tâm đến chính trị và các vụ tấn công ở Hoa Kỳ ngày 11 tháng Chín, 2001. Trong bài viết của ông Sterling cũng cho biết rằng Bouyeri “trở nên cực đoan hơn sau cái chết của người mẹ vì bịnh ung thư trong mùa thu 2002”. Người thanh niên này thậm chí đã bắt đầu mặc các chiếc áo dài truyền thống của người Hồi giáo, tham dự thường xuyên các buổi lễ tại nhà thờ Hồi giáo Al-Tawhid, nơi mà những tên không tặc và những kẻ âm mưu khủng bố ngày 11 tháng Chín đã thường xuyên gặp nhau ở đó, gồm cã tên khủng bố Mohamed Atta.
Bouyeri ngày càng xa lánh công việc tình nguyện và các bạn đồng nghiệp. Cuối cùng hắn chấm dứt làm việc tại trung tâm Stichting Eigenwijks. Không biết hắn có công việc mới hay không, nhưng điều mà người ta biết chắc là Bouyeri đã dành phần lớn đời sống hằng ngày cho các hoạt động tôn giáo sau khi rời khỏi tổ chức tình nguyện này.
Trong thời gian này Bouyeri kết bạn với những người có cùng các quan điểm cực đoan. Trong số những người bạn mới này có Samir Azzouz, một thanh niên Hồi giáo cực đoan 18 tuổi bị bắt ở Hòa Lan về tội âm mưu đặt bom tại tòa nhà Quốc hội Hòa Lan và phi trường Schiphol Airport ở Amsterdam. Bouyeri được nghĩ cũng đã kết bạn với các phần tử cực đoan nguy hiểm khác, những kẻ đang bị nhà chức trách theo dõi rất sát. Thật đáng ngạc nhiên, dù liên hệ rất mật thiết với các phần tử Hồi giáo cực đoan bị theo dõi, Bouyeri đã không bị liệt vào “danh sách khủng bố cần phãi giám sát kỹ”.
Trong khoãng thời gian này Bouyeri cũng tham gia một nhóm dân quân Hồi giáo có tên là Hofstad Network. Lãnh tụ của nhóm này là Redouan al-Issar, một nhà địa chất học 43 tuổi sinh đẻ ở Syria, và cũng còn có biệt danh là “Abu Kaled”. Mặc dù hành động khủng bố đầu tiên được biết đến của Bouyeri có liên hệ đến nhóm Hofstad Network là vụ giết chết ông Theo Van Gogh, người ta tin rằng nhóm này cũng đang âm mưu thêm nhiều vụ ám sát khác. Các mục tiêu của nhóm này gồm cã bà Ayaan Hirsi Ali và Dân biểu bão thủ cánh hữu Gert Wilder, người nổi tiếng có những quan điểm chống Hồi giáo rất gay gắt. (Còn tiếp một kỳ)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.