Hôm nay,  

Nhân lễ Tạ Ơn, Hội Kiến Với Dì Phước Rose Marie Redding: Người Đã Nhân Ai Cưu Mang Người Việt Tị Nạn Từ 1975

21/11/200700:00:00(Xem: 7371)

Ngày nay Little Sàigòn đã trở thành thủ phủ của người Việt mà khắp nơi trên thế giới, kể cả ở Việt Nam. Mọi người Việt luôn hãnh diện về việc một khu phố trên xứ người có đầy đủ những sinh hoạt tiêu biểu của người Việt Nam từ văn hóa, chính trị, kinh tế và cũng là cửa ngõ để nhìn về tương lai cho quê hương gấm vóc.

Từ lâu nay, đã có nhiều người muốn biết về giai đoạn sau tháng Tư 1975, những người tị nạn Việt Nam đầu tiên đến Orange County có đông không" Họ bắt đầu làm lại cuộc đời như thế nào" Ai là những người ân nhân giúp đỡ họ"...

Cùng với nỗ lực sưu tầm, ghi nhận của một nhóm bạn trẻ, chúng tôi may mắn được gặp ông Bùi Thọ Khang, là một trong số những người Việt tị nạn đầu tiên đặt chân định cư đến vùng Orang County. Càng may hơn nữa là, ông Khang đã sốt sắng kể chuyện xưa, giúp cho tài liệu, dàn xếp cuộc tiếp xúc với Dì Phước Rose Marie Redding, thuộc Dòng Mến Thánh Giá (tu viện San Joseph of Orange County), một trong những Thiện Nguyện Viên tiên khởi đã vào tận trại tị nạn Pendleton (căn cứ Thủy Quân Lục Chiến, California) để giúp cho người tị nạn Việt Nam từ những ngày đầu.

"Sister Rose Marie Redding là một đại ân nhân của người Việt chẳng những từ những ngày đầu 1975 mà mãi từ đó đến nay Sister vẫn còn tiếp tục liên lạc, giúp đỡ tất cả những gia đình, những cá nhân người Việt tị nạn, tùy vào nhu cầu của từng giai đoạn," ông Bùi Thọ Khang đã kể lại nhiều chi tiết cảm động, nhấn mạnh đến tấm lòng nhân ái của vị nữ tu Dòng Mến Thánh Giá nay đã 79 tuổi trời, còn khỏe mạnh và vẫn tiếp tục thương yêu người Việt một cách đặc biệt.

Ông Hùng, bạn của ông Khang cũng đồng ý rằng trong truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc, người Việt Nam luôn biết ơn những người đã đưa tay cứu vớt mình. Lòng biết ơn ấy được thể hiện chính bằng sự nhẫn nhục, cố gắng để vừa sống đời tự lập và còn chấp nhận mọi thử thách để làm những viên gạch lót đường cho thế hệ con em tiến thân, thành đạt, nên người hữu dụng.

Chính nhờ những tấm lòng nhân ái ấy mà cộng đồng chúng ta được hình thành. Ông Hùng nói: "Bằng lòng thương yêu của tha nhân, chúng ta đã chấp nhận mọi thử thách để hồi sinh. Ngày nay chúng ta có được những gì, như Little Sàigòn đã và đang có, cũng bắt nguồn từ những tình cảm chân thật của bao nhiêu người giàu lòng nhân ái Hoa Kỳ. Sister Rose Marie Redding không chỉ là một nữ tu khả kính mà đối với chúng tôi, Sister là người đỡ đầu, dẫn dắt và ảnh hưởng nhiều đến mọi gia đình, mọi cá nhân đã được Sister giúp đỡ, bảo trợ, hướng dẫn và trở thành một đại gia đình mà tính đến nay, sau 33 năm khối tình bao la vĩ đại đó vẫn còn ngày một phát triển và gắn bó..."

Thật ra, suốt 33 năm qua, có nhiều chuyện truyền kỳ về những ngày đầu của cộng đồng Việt Nam tại quận Cam đã được kể đi kể lại trong số người cố cựu, những người đặt chân đầu tiên lên vùng đất mà ngày nay mọi người Việt hãnh diện gọi là thủ phủ của người Việt Nam ở hải ngoại.

Sister Rose Marie Redding là một người Chị, người Mẹ nổi bật trong số các chuyện truyền kỳ mà "người tị nạn hồi 1975" thích thú truyền tụng. Dáng người nhỏ, giọng nói ngọt ngào và chậm rãi, vẫn thế, suốt 33 năm kể từ ngày gặp người tị nạn Việt Nam đầu tiên cho đến nay, như có ơn trên thiêng liêng tạo duyên, như một định mệnh gắn liền Chị, gắn liền Mẹ với những người Em, người Con trong một thứ tình cảm đặc biệt.

Hình tài liệu về trại tị nạn Pendleton, California

Nhân mùa Lễ Tạ Ơn, chúng tôi cùng nhau đến thăm Sister Rose Marie Redding tại tu viện Dòng Mến Thánh Giá St Joseph of Orange County và được Sister hướng dẫn thăm lại căn phòng hội họp trong tu viện dành cho người Việt tị nạn hồi 1975, trong chúng tôi nhiều người đã không cầm được nước mắt, nghẹn ngào kể lại những ngày đầu bơ vơ trên xứ lạ quê người...

Biến cố Tháng Tư Đen 1975 ụp xuống, dư luận của Hoa Kỳ có nhiều chia rẽ. Trong lúc chính phủ quyết định ra tay cứu vớt, đón nhận người Việt tị nạn thì không thiếu các khuynh hướng quần chúng chống đối, chỉ trích và hửng hờ trước làn sóng người Việt tị nạn.

Giữa lúc dư luận có vẻ nghiêng chiều không thiện cảm với những gì dính dấp đến cuộc chiến mà Hoa Kỳ tham dự, hàng trăm ngàn người Việt xất bất xang bang vì cảnh nước mất nhà tan, đặt chân đến các trại tị nạn bên trong lãnh thổ Hoa Kỳ. Không giống như những đợt người Việt đến sau, những người tị nạn hồi 1975 thật sự bơ vơ lạc lỏng giữa vùng đất mới. Chính vì thế mà việc ghi lại những gì liên quan đến giai đoạn này thật là cần thiết.

Chúng tôi đồng ý với quý vị cố cựu có mặt ở quận Cam từ 1975, nhân mùa Lễ Tạ Ơn, mỗi người trong chúng ta hướng lòng về những ân nhân (dù còn nhớ hay đã quên) để chẳng những tạ ơn mà còn luôn nhắc nhở thế hệ trẻ rằng chính lòng nhân ái vị tha đã giúp cho người Việt chúng ta được phục hồi và những gì chúng ta có ngày nay cũng nhờ vào những tấm lòng bác ái bao la ấy. Mãi mãi chúng ta không quên những ân tình sâu đậm đó và hãy sống xứng đáng với những tấm lòng cao cả của ân nhân, của cha mẹ, ông bà của mình.

Hi vọng bài phỏng vấn này sẽ góp một phần nhỏ vào công việc ghi nhớ công đức của những bậc đại ân nhân với người Việt tị nạn chúng ta.

Hỏi: Có phải Sister là người đầu tiên của tu viện Dòng Mến Thánh Giá đến thăm trại tị nạn Pendleton"

Đáp: Không. Trước tôi đã có Sister Henrietta đến giúp tại trại rồi.

H: Nhờ đâu mà Sister biết tin về trại tị nạn mà đến thăm"

Đ: Tôi đọc báo và nghe tin qua các đài truyền thanh và truyền hình. Lúc đó tôi nghĩ tôi nên giúp họ, nhưng không biết phải làm gì. Rồi tôi nghe tin là nhiều người tị nạn Việt Nam cần quần áo cỡ nhỏ. Tôi không có nhiều lắm, nhưng cũng chọn ra một số, bỏ vào mấy chiếc túi xách rồi lái xe đến trại.

H: Sister có cảm giác ra sao khi đến trại"

Đ: Tôi rất choáng ngợp, không có một cảm xúc rõ rệt. Tôi cảm thấy choáng ngợp khi thấy có quá nhiều người chen chúc dưới các căn lều hay đứng xếp hàng dưới ánh nắng chói chang để nhận trợ giúp.

H: Sister có vô thăm những người trong trại không"

Đ: Lúc lái xe đi, tôi nghĩ rằng ở trại chắc sẽ có một trung tâm để tôi giao áo quần và ghi danh để được giúp người tị nạn, bằng bất cứ cách nào cũng được! Thế nhưng đến đó, tôi chỉ có thể lái xe vòng quanh trại, tôi không được vào bên trong, trừ khi tôi có I.D. dành cho những người làm việc ở đó. Rốt cuộc tôi chỉ có thể để những túi phẩm vật ở một trung tâm tiếp nhận phẩm  vật mà không có ai làm việc ở đó cả. Trên đường lái xe 40 phút trở về tu viện, tôi cảm thấy buồn và thấy mình không giúp gì được hết. Tôi thầm nghĩ có lẽ lúc này Chúa chỉ muốn tôi như vậy thôi.

H: Vậy rồi làm sao Sister vô giúp trong trại được"

Đ: Khoảng một tuần sau, Chị Henrietta hỏi tôi có muốn thay thế chị dạy Giáo Lý cho trẻ em trong trại không" Biết rằng không ai có thể thay thế Chị được, tôi nhận lời và nói tôi sẽ làm hết sức mình. Từ đó, tôi bắt đầu đến trại mỗi Thứ Bảy để dạy Giáo Lý.

H: Sister có cảm xúc gì khi làm việc trong trại"

Đ: Tôi thấy rất tội nghiệp những người ở đây. Họ rất hoảng loạn. Tôi nhìn được và nghe thấy rất nhiều chuyện đau buồn. Có trường hợp một chị kia, tại Sài Gòn, trên đường chạy nạn, dí con vào chiếc taxi rồi sực nhớ mình chưa khóa cửa nhà, chạy vội trở lại để khóa cửa (đã chạy loạn thì cần gì phải lo đến căn nhà nữa nhưng khi người ta hoảng loạn thì không còn biết mình đang làm gi), rồi khi trở ra thì chiếc taxi đã không còn và mất luôn đứa con...

Hình chụp chung với Sister Rose Marie Redding tại tu viện Dòng Mến Thánh Giá, Orange.

Tôi nói chuyện với những người tị nạn ở đây. Họ rất đau buồn vì lạc mất gia đình. Có người thanh niên kia kể lại, anh đi suốt ba ngày, đến từng căn lều trong trại để tìm thân nhân và may mắn tìm lại được. Thế nhưng có nhiều người không tìm lại được người thân của họ.

Người lớn thì hoảng loạn như vậy, nhưng trẻ con lại rất vô tư. Trẻ con trên thế giới này ở đâu cũng vậy hết. Chúng chẳng có những nỗi lo buồn của người lớn. Những đứa trẻ ở trại tị nạn này cứ hồn nhiên đi nhặt những viên đá trên bãi đất và chơi đùa với nhau.

H: Tại sao Sister muốn giúp người tị nạn Việt Nam"

Đ: Không hẳn là tôi giúp họ mà chính những người tị nạn này đã làm cho tôi và những người bản xứ rất xúc động được chứng kiến khả năng và khát vọng sống còn của họ. Họ không quản đến chuyện mất hết nhà cửa, tài sản, hay bao khó khăn trên đường vượt thoát để đến đất tự do.

Người Việt Nam cũng rất rộng lượng. Họ nghĩ đến người khác hơn bản thân họ dù khi họ nghèo và đói. Có lần tôi đến thăm một gia đình kia, họ không có đủ thức ăn nhưng nhất định mời tôi ăn chung với họ. Hoặc khi tôi đến thăm một gia đình khác, người vợ lấy ra chiếc áo dài mầu xanh đẹp nhất của cô và nhất định muốn tôi mặc thử rồi tặng luôn cho tôi chiếc áo dài đó.

H: Vào thời gian đó, có những tổ chức nào giúp đỡ người tị nạn"

Đ: Có 4 cơ quan thiện nguyện là IRC, USCC, Hồng Thập Tự và Volags.

H: Có phải ai muốn bảo trợ người tị nạn cũng được không"

Đ: Không. Người tị nạn có quyền từ chối người muốn bảo trợ mình. Đồng thời, những ai muốn bảo trợ người tị nạn phải nộp đơn với cơ quan Volags. Volags sẽ phỏng vấn và hướng dẫn họ những trách nhiệm họ sẽ có khi bảo trợ người tị nạn.

H: Sister nghĩ sao về quá trình bảo trợ người tị nạn Việt Nam"

Đ: Tôi nghĩ chính phủ Hoa Kỳ rất nhân ái. Họ không chỉ mở tung cửa trại và để người tị nạn tự len lỏi vào cuộc sống mới, nhưng họ đã kêu gọi người bản xứ bảo trợ và hướng dẫn những người tị nạn này hòa nhập vào đời sống hoàn toàn mới lạ đối với họ.

Lúc đó chính phủ Hoa Kỳ cho mỗi người tị nạn 500 dollar. Volags có quyền giữ 300 cho chi phí trang trải việc bảo trợ, còn lại 200 Volags trao cho người bảo trợ. Thực ra thì ban đầu Volags cũng không công khai về số tiền họ được chính phủ trợ giúp và có khi không đưa 200 dollar này cho người bảo trợ, trừ khi người bảo trợ hỏi. Tôi nghĩ chính phủ Hoa Kỳ rất nhân ái, nhưng họ không quản lý được hết mọi chuyện nên mới có chuyện này xảy ra.

H: Những người bản xứ có băn khoăn gì khi bảo trợ người tị nạn"

Đ: Đa số những người bảo trợ rất thành tâm muốn giúp người tị nạn. Có nhiều người nói với tôi, họ đã nộp đơn xin bảo trợ người tị nạn cả mấy tuần rồi mà vẫn không thấy Volags gọi đến phỏng vấn. Tuy nhiên, hầu hết những người bảo trợ muốn bảo trợ những gia đình nhỏ hơn là gia đình đông người.

Có gia đình một người tên Long. Ông Long và vợ con có thể được bảo trợ và ra khỏi trại bất cứ lúc nào, nhưng ông nhất định không chịu đi. Ông muốn được bảo trợ chung với gia đình bố mẹ của ông nữa, tổng cộng lên đến khoảng mười người. Thế nên gia đình ông bị kẹt lại trong trại khá lâu. May mắn là sau này có một câu lạc bộ phụ nữ ở thành phố Orange bảo trợ gia đình ông.

H: Sister có nhớ khi nào quá trình bảo trợ người tị nạn khỏi trại Pendleton chấm dứt không"

Đ: Trại đóng cửa ngày 15 tháng 10 năm 1975. Lần cuối tôi đến thăm trại là ngày 7 tháng 10 năm 1975. Vào khoảng tháng 9, chính phủ Hoa Kỳ đẩy mạnh quá trình bảo trợ. Họ nói những người còn sót lại trong trại sẽ được chuyển qua trại Fort Chaffee, tiểu bang Arkansas. Vào thời gian trại sắp sửa đóng cửa, có khoảng 40 người còn sót lại. May là một vị linh mục đã mua một căn nhà ở khu đường Bolsa và Westminster, thành phố Westminster, và đưa tất cả những người này đến sống trong căn nhà đó.

H: Sau khi trại Pendleton đóng cửa, Sister còn liên lạc với người tị nạn Việt Nam không"

Đ: Có.  Vào những giờ rãnh, tôi đến căn nhà nói trên để đưa những người ở đấy đi chích ngừa. Tôi cũng gặp gỡ những người khác để đưa họ đi chợ. Bây giờ thì ở quận Cam này đầy dẫy chợ Việt Nam, nhưng thời đó chỉ có một chợ Nhật Bản duy nhất ở Tustin. Ở đó không có nước mắm (cười), cho nên muốn mua nước mắm, tôi phải chở những người này lên Chinatown Los Angeles. Tôi thích thức ăn Việt Nam như phở, cháo gà. Tôi thích nhất là cháo gà, vừa ngon vừa dễ ăn.

Vũ Quỳnh Trâm phỏng vấn Sister Rose Marie Redding ngày 10 tháng 11 năm 2007.

H: Sister có thể kể những trường hợp tiêu biểu về việc người Việt tị nạn hội nhập vào cuộc sống mới"

Đ: Tôi rất quý trọng tính chịu khó và khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống mới của người Việt Nam. Có lần tôi hỏi một ông kia: Ông muốn làm việc gì, tôi sẽ tìm cho ông"  Ông trả lời việc gì cũng được, miễn là có việc làm là được rồi. Người Việt rất chịu khó, họ không nề hà và chấp nhận bất cứ việc làm nào, miễn là họ có thể bắt đầu một cuộc sống mới.

H: Hiện nay Sister còn liên lạc với những người Sister đã giúp đỡ trước kia không"

Đ: Còn. Tôi vẫn đến những gia đình này thăm và ăn uống với họ.

H: Nghe nói Sister hiện có một chương trình nhân đạo giúp người nghèo ở Việt Nam"

Đ: Không có, tôi thỉnh thoảng có đi thăm Việt Nam, nhưng để liên lạc, trao đổi với các Chị Em Dòng Mến Thánh Giá bên đó.

H: Sister có thể kể một vài hoạt động tiêu biểu của Sister hiện nay không"

Đ: Hiện nay tôi thường đến thăm các trẻ em trong trại tù thiếu niên và nói chuyện với các em. Tôi cũng đang viết một cuốn sách tên là "Truyện Kể Cho Những Thế Hệ Tiếp Nối" (Stories for The Next Generations).

H: Lý do nào thôi thúc Sister viết cuốn sách này"

Đ: Một lần đến chơi với một gia đình người quen Việt Nam. Một người khách hỏi cô con gái trẻ trong gia đình là cô biết tôi trong trường hợp nào. Cô hồn nhiên nói không biết nữa, từ khi cô sinh ra là đã gặp và biết tôi rồi. Từ dịp này, nhiều người đã thuyết phục tôi nên viết hồi ký về mối liên hệ của tôi với người Việt Nam. Thực ra tôi cũng có ý định như vậy trước đó nhưng chưa muốn làm. Nhưng từ dịp đó, tôi quyết tâm sẽ viết cuốn hồi ký này.

Tôi nghĩ người Việt Nam thật tuyệt vời, họ không quản ngại khó khăn để đến đất tự do. Đến đất nước này, họ không biếng nhác hay than van về hoàn cảnh khó khăn của họ, mà họ lập tức hòa nhập vào cuộc sống mới. Bởi thế mà con cháu của họ không biết hoặc không hiểu được những gì bố mẹ, ông bà họ đã trải qua. Tôi nghĩ tôi nên viết cuốn hồi ký này, mong rằng những người trẻ Việt Nam sẽ biết đến những hy sinh thế hệ trước đã trải qua...

Vũ Quỳnh Trâm (Ký giả tự do)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.