Bản tuyên bố của đoàn quan sát viên OSCE viết "Tuy có những cải tiến kể từ sau cộc bầu cử 1999, đoàn kết luận rằng cuộc bầu cử này thiếu cac cam kết với OSCE và cac tiêu chuẩn quốc tế khac về bầu cử dân chủ".
Ông TT toàn trị Karimov cai trị đất nước 26 năm từ thời xô-viết, ca ngợi cuộc bầu cử như là 1 bước tiến tới dân chủ và chỉ ra 5 chính đảng trung thành tham gia tranh cử như là dấu hiệu về 1 hệ thống đa đảng.
Nhưng 4 đảng đối lập bị ngăn tranh cử sau khi Bộ tư pháp từ chối ghi danh họ.
Đoàn quan sát OSCE tuyên bố "Sự tương đồng của các phe chính trị tham gia tranh cử đã tước đoạt của cử tri 1 sự chọn lựa có ý nghĩa".
Bản tuyên bố của OSCE được ĐS Lubomir Kopaj thuật lại nói rằng "Đáng tiếc là việc thực hành luật tuyển cử của nhà cầm quyền đã không bảo đảm được 1 cuộc bầu cử đa nguyên, có tranh đua và trong sáng".
Uzbekistan là đồng minh chống khủng bố của Hoa Kỳ nhưng là đối tượng bị Tây Phương đả kich về cac hoạt động đàn áp đối lập và sử dụng tra tấn với tù chính trị, tù tôn giáo.
Ông Otanazar Aripov, lãnh tụ của đảng DC bị cấm tuyên bố "Chúng tôi coi cuộc bầu cử này là tội ác đối với nhân dân.” Lãnh tụ Vasilya Inoyatova của đảng Bình Dân Đoàn Kết tuyên bố với Reuters "Trên thực tế là 5 chính đảng chỉ phục vụ 1 con người, vì họ được tạo ra do lệnh của ông ta, trong tương lai sẽ tiếp tục phục vụ ông Karimov".
Một số cử tri tại thủ đô cho biết họ sẽ phớt lờ cuộc bầu cử, 1 số khac cho biết họ sẽ bỏ phiếu không hợp lệ. Ông Karimov có quyền hạn không như không giới hạn đã gia hạn đến Tháng 12-2007 qua 1 cuộc trưng cầu dân ý bị tranh cãi tuyên bố rằng Uzbekistan không có chỗ cho 1 hệ thống đối lập giả và yếu ớt và báo trước sẽ không chấp nhận cach mạng màu hồng hay màu cam với các cuộc xuống đường như ở Ukraine và Georgia.
TT Karimov kể ra mối đe dọa từ du kich Hồi Giáo như là lý do của nền cai trị khắt khe trong nước. HỒi đầu năm nay, trên 50 người thiệt mạng trong hàng loạt vụ nổ bom và đấu súng với cảnh sát mà nhà cầm quyền quy trach cho Hồi Giáo cực đoan do al-Qaeda huấn luyện - đối lập nói tình trạng thất vọng đưa dân thường tới chỗ bạo động.