Đọc Báo Y Khoa: Chlamydia, Cường Dương, Thuốc Lá Và Lao
Bác sĩ Trần Mạnh Ngô
Liên hệ giữa kháng thể Chlamydia viêm sưng phổi và ung thư phổi. Bài do Bs Zhuang Liu và các đồng nghiệp phổ biến trong báo American Journal of Therapeutics, 6: 201, 2010. Tổng số có 8 nghiên cứu cho 1602 bệnh nhân và người bình thường. Kết quả cho thấy có khác biệt giữa kháng thể viêm sưng phổi do vi trùng Chlamydia và ung thư phổi. Các chuyên gia khuyến cáo viêm sưng phổi vi trùng Chlamydia có thể gây nguy cơ ung thư phổi.
Dùng thuốc cường dương tăng nguy cơ truyền nhiễm bệnh tình dục. Bài do Bs Anupam B. Juna và các đồng nghiệp đăng trong báo Annals of Internal Medicine, 153: 1, 2010. Phân tích những tài liệu từ các hãng bảo hiểm cho 1,410,806 người tuổi trung bình 40 từ 1997 tới 2006, cho thấy những người dùng thuốc cường dương có tỉ lệ bệnh tình dục cao hơn, đặc biệt HIV. Các tác giả khuyến cáo nên giữ tình dục an toàn và truy tầm bệnh truyền nhiễm tình dục cần thiết khi viết toa thuốc cường dương cho bệnh nhân.
Bệnh nhân HIV bị ưu trầm và lãng quên. Bài do Bs Noeline Nakasujja và các đồng nghiệp phổi biến trong báo BMC Psychiatry, 10: 44, 2010. Bệnh nhân HIV đang dùng thuốc trị liệu HAART (highly active antiretroviral therapy). Kết quả cho thấy bệnh nhân HIV trong tình trạng kém nhận thức, bị ưu trầm nặng. Bởi vậy khi điều trị bệnh nhân HIV cần truy tầm điều trị bệnh ưu trầm.
Thuốc kìm hãm yếu tố hoại tử u bướu ảnh hưởng miễn dịch bệnh lao. Bài do Bs J. Harris và Bs J. Keane phổ biến trong bào Clinical and Experimental Immunology, 161: 1, 2010. Những thuốc chống yếu tố hoại tử u bướu (Tumor necrosis factor, TNF), như Infliximab, Adalimumab, Certolizumab pegol và Etanercept thường dùng điều trị những bệnh viêm như bệnh phong thấp Rheumatoid arthritis. Vài thứ thuốc kể trên có thể ngăn chặn hiện tượng miễn dịch (innate immune responses và cell-mediated responses) yếu tố hoại tử u bướu (Tumor necrosis factor, TNF). Trong bài tham khảo này, các tác giả tóm tắt một số tường trình nói về tác dụng của những thuốc ngăn chặn TNF vào phản ứng tế bào miễn dịch dựa theo kết quả khảo cứu lâm sàng bệnh nhân phát hiện bệnh lao trong khi điều trị bằng thuốc chống TNF.
Ngưng thuốc lá giảm nguy cơ bệnh lao. Bài do Bs Chi-Pang Wen và các đồng nghiệp phổ biến trong báo BMC Infectious Diseases, 10: 156, 2010. Hút thuốc lá làm cho bệnh lao trầm trọng hơn. Nhưng bình thường ít ngươì lưu ý chuyện này. Nghiên cứu bao gồm 486,341 người lớn trong số này có 5,036 người bị lao, ở Đài Loan. Và năm 2007 có 15,268 người tử vong trong số này có 77 người bị lao. Kết quả cho thấy những người hút thuốc lá tử vong có tỉ lệ bệnh lao cao, 9 lần cao hơn so vơí người chưa bao giờ hút thuốc lá. Nhưng nếu bệnh nhân bỏ thuốc lá thì nguy cơ giảm, giống như những ngươì chưa bao giờ hút thuốc lá. Người đang hút thuốc, bỏ hút thuốc, giảm nguy cơ bị lao, giảm nguy cơ tử vong vì lao. Bỏ thuốc lá giảm tử vong vì bệnh lao tơí một phần ba (1/3).
Bs Trần Mạnh Ngô, Xin mời ghé thăm Y Dược Ngày Nay, www.yduocngaynay.com, Một Trang Web Y Khoa của người Việt viết cho người Việt.