Vietnamese American Xposure (VAX) là một tạp chí truyền hình dài 30 phút mỗi kỳ - như một MTV dành cho giới trẻ gốc Việt - do một nhóm thanh niên Việt thuộc thế hệ thứ hai thực hiện và chiếu trên đài Saigon TV, ở Quận Cam vào mỗi thứ Bảy.
Sau vài tuần lên sóng, VAX gặp sự phản đối của một số người khiến ban giám đốc Saigon TV phải quyết định ngưng phát sóng VAX.
Nguyên do là vì trong chương trình ngày 9 tháng Mười VAX có phỏng vấn nhà đạo diễn phim "Saigon, USA" là một phim tài liệu ghi nhận vụ việc thương nhân Trần Trường treo hình Hồ Chí Minh và cờ đỏ sao vàng trong tiệm ngay tại trung tâm Little Saigon và đã khơi động lên những cuộc biểu tình kéo dài 53 ngày, có lúc có hơn vạn người tụ họp biểu tình phản đối. Đây là một biến cố lớn đã được truyền thông Hoa Kỳ chú ý và tường thuật.
Trong khi VAX phỏng vấn nhà đạo diễn thì hình Hồ Chí Minh và cờ đỏ - như đã ghi lại trong phim "Saigon, USA" - được trích ra, chiếu trên đài.
Một số người cựu tù cải tạo dưới chế độ cộng sản Việt Nam khi thấy những biểu tượng đó đã phản đối và áp lực với đài Saigon TV. Họ lập luận rằng cho chiếu những hình ảnh đó là hành vi gián tiếp ủng hộ cộng sản. Những ý kiến phản đối còn so sánh việc đưa ra những biểu tượng về cộng sản ra trước mắt những nạn nhân thì như đem hình Osama bin-Laden phô trương giữa thành phố New York, hay đem hình Adolf Hitler bày ra giữa khu có người Do Thái sinh sống.
Lập luận để phản đối này không có cơ sở và thiếu sức thuyết phục vì nếu xem truyền hình Mỹ, hình ảnh bin-Laden, Hitler thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trên màn hình, qua phần tin tức, qua những bài bình luận, qua phim tài liệu hay trong cả những sô hài như "Saturday Night Live."
VAX phỏng vấn nhà đạo diễn và trích dẫn hình ảnh trong phim của ông thì là việc làm rất bình thường của những người làm truyền thông ở một đất nước tự do. Đó không phải là tuyên truyền.
Điều này cho thấy có những người Việt, phần đông lớn tuổi, đã không hiểu nội dung của phim "Saigon, USA" ra sao nên mới có những tư duy cực đoan.
Khi phim "Saigon, USA" được chiếu tại Đại Học Berkeley vào năm ngoái, một khán giả có nhận xét - bây giờ mới thấy nhận xét đó rất đúng - rằng phim này đã đưa ra những đối thoại dẫn đến sự cảm thông giữa những người Việt khác biệt thế hệ, nhưng e rằng nhiều người thuộc thế hệ lớn tuổi sẽ không hiểu được vì phim hoàn toàn bằng Anh ngữ.
Chủ điểm của phim "Saigon, USA" nói về quyền tự do phát biểu quan điểm trong xã hội Hoa Kỳ. Về mặt pháp lý, qua một phán quyết của tòa án địa phương, thì quyền treo biểu tượng cộng sản được Tu Chính Án Thứ Nhất trong Hiến Pháp Hoa Kỳ bảo vệ. Cũng như quyền biểu tình của những người phản đối được tôn trọng.
Trong phim có những ý kiến khác biệt của nhiều người Việt ở Little Saigon: từ những sinh viên lớn lên ở Mỹ, một họa sĩ, một người làm công tác xã hội, của một bà cụ, đến ý kiến của những cựu sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa nói lên nguyên do bênh và chống việc trương lên những biểu tượng cộng sản giữa một nơi được coi là thủ đô của người Việt tị nạn cộng sản.
Phim đã quân bình đưa ra những nguyên do tại sao có người thù ghét cộng sản nên đã tham gia biểu tình và quyền tự do phát biểu được bày tỏ như thế nào trong xã hội Hoa Kỳ.
Sau khi VAX bị ngưng phát sóng, trong một cuộc thảo luận giữa ban giám đốc đài Saigon TV và những người phản đối cùng nhóm sản xuất VAX, những ý kiến trao đổi cho thấy thế hệ người lớn còn thiếu hiểu biết về tự do, dân chủ ở Hoa Kỳ và quan trọng nhất là còn một khoảng cách lớn giữa những người Việt già và trẻ.
Nếu Saigon TV đã có nỗ lực giúp cho những người trẻ Việt sinh ra và lớn lên ở Mỹ học hỏi về nguồn gốc, bản sắc thì quyết định chấm dứt chương trình VAX là một sai lầm vì nó chỉ làm giới trẻ xa cách thêm với thế hệ lớn hơn và làm mất đi cơ hội cho họ biết đến những kinh nghiệm và bài học - rất quý giá - của cha anh.
Đừng quá lo sợ giới trẻ bị tuyên truyền mà ngăn cấm họ. Sinh ra trong một xã hội tự do dân chủ, lớn lên trong một nền văn hóa cởi mở và đang sống giữa thời đại mà thông tin toàn cầu chỉ là một cái nút nhấn máy tính thì người trẻ gốc Việt thừa thông minh để hiểu được những điều sai trái, biết được những gì là thông tin một chiều.
Sau vài tuần lên sóng, VAX gặp sự phản đối của một số người khiến ban giám đốc Saigon TV phải quyết định ngưng phát sóng VAX.
Nguyên do là vì trong chương trình ngày 9 tháng Mười VAX có phỏng vấn nhà đạo diễn phim "Saigon, USA" là một phim tài liệu ghi nhận vụ việc thương nhân Trần Trường treo hình Hồ Chí Minh và cờ đỏ sao vàng trong tiệm ngay tại trung tâm Little Saigon và đã khơi động lên những cuộc biểu tình kéo dài 53 ngày, có lúc có hơn vạn người tụ họp biểu tình phản đối. Đây là một biến cố lớn đã được truyền thông Hoa Kỳ chú ý và tường thuật.
Trong khi VAX phỏng vấn nhà đạo diễn thì hình Hồ Chí Minh và cờ đỏ - như đã ghi lại trong phim "Saigon, USA" - được trích ra, chiếu trên đài.
Một số người cựu tù cải tạo dưới chế độ cộng sản Việt Nam khi thấy những biểu tượng đó đã phản đối và áp lực với đài Saigon TV. Họ lập luận rằng cho chiếu những hình ảnh đó là hành vi gián tiếp ủng hộ cộng sản. Những ý kiến phản đối còn so sánh việc đưa ra những biểu tượng về cộng sản ra trước mắt những nạn nhân thì như đem hình Osama bin-Laden phô trương giữa thành phố New York, hay đem hình Adolf Hitler bày ra giữa khu có người Do Thái sinh sống.
Lập luận để phản đối này không có cơ sở và thiếu sức thuyết phục vì nếu xem truyền hình Mỹ, hình ảnh bin-Laden, Hitler thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trên màn hình, qua phần tin tức, qua những bài bình luận, qua phim tài liệu hay trong cả những sô hài như "Saturday Night Live."
VAX phỏng vấn nhà đạo diễn và trích dẫn hình ảnh trong phim của ông thì là việc làm rất bình thường của những người làm truyền thông ở một đất nước tự do. Đó không phải là tuyên truyền.
Điều này cho thấy có những người Việt, phần đông lớn tuổi, đã không hiểu nội dung của phim "Saigon, USA" ra sao nên mới có những tư duy cực đoan.
Khi phim "Saigon, USA" được chiếu tại Đại Học Berkeley vào năm ngoái, một khán giả có nhận xét - bây giờ mới thấy nhận xét đó rất đúng - rằng phim này đã đưa ra những đối thoại dẫn đến sự cảm thông giữa những người Việt khác biệt thế hệ, nhưng e rằng nhiều người thuộc thế hệ lớn tuổi sẽ không hiểu được vì phim hoàn toàn bằng Anh ngữ.
Chủ điểm của phim "Saigon, USA" nói về quyền tự do phát biểu quan điểm trong xã hội Hoa Kỳ. Về mặt pháp lý, qua một phán quyết của tòa án địa phương, thì quyền treo biểu tượng cộng sản được Tu Chính Án Thứ Nhất trong Hiến Pháp Hoa Kỳ bảo vệ. Cũng như quyền biểu tình của những người phản đối được tôn trọng.
Trong phim có những ý kiến khác biệt của nhiều người Việt ở Little Saigon: từ những sinh viên lớn lên ở Mỹ, một họa sĩ, một người làm công tác xã hội, của một bà cụ, đến ý kiến của những cựu sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa nói lên nguyên do bênh và chống việc trương lên những biểu tượng cộng sản giữa một nơi được coi là thủ đô của người Việt tị nạn cộng sản.
Phim đã quân bình đưa ra những nguyên do tại sao có người thù ghét cộng sản nên đã tham gia biểu tình và quyền tự do phát biểu được bày tỏ như thế nào trong xã hội Hoa Kỳ.
Sau khi VAX bị ngưng phát sóng, trong một cuộc thảo luận giữa ban giám đốc đài Saigon TV và những người phản đối cùng nhóm sản xuất VAX, những ý kiến trao đổi cho thấy thế hệ người lớn còn thiếu hiểu biết về tự do, dân chủ ở Hoa Kỳ và quan trọng nhất là còn một khoảng cách lớn giữa những người Việt già và trẻ.
Nếu Saigon TV đã có nỗ lực giúp cho những người trẻ Việt sinh ra và lớn lên ở Mỹ học hỏi về nguồn gốc, bản sắc thì quyết định chấm dứt chương trình VAX là một sai lầm vì nó chỉ làm giới trẻ xa cách thêm với thế hệ lớn hơn và làm mất đi cơ hội cho họ biết đến những kinh nghiệm và bài học - rất quý giá - của cha anh.
Đừng quá lo sợ giới trẻ bị tuyên truyền mà ngăn cấm họ. Sinh ra trong một xã hội tự do dân chủ, lớn lên trong một nền văn hóa cởi mở và đang sống giữa thời đại mà thông tin toàn cầu chỉ là một cái nút nhấn máy tính thì người trẻ gốc Việt thừa thông minh để hiểu được những điều sai trái, biết được những gì là thông tin một chiều.
Gửi ý kiến của bạn