Với gần ngàn cây số biên giới tiếp giáp Nga và Belarus, Ukraine là mảnh giáp sau cùng của Nga lại đang có thể trở thành tấm khiên của Âu châu trong Minh ước NATO.
Kết quả bầu cử Tổng thống tại Ukraine đã gây khủng hoảng bất ngờ và thách đố khả năng ứng xử của hai ứng viên dẫn đầu, của đương kim Tổng thống Leonid Kuchna, và của hai Tổng thống Bush và Putin lẫn các lãnh tụ Âu châu.
Được Tổng thống Kuchna và Liên bang Nga ủng hộ, Thủ tướng Viktor Yakunovich có vẻ thắng phiếu với tỷ lệ 49,42% trên hơn 99% số phiếu đếm được. Được 46,69% số phiếu, lãnh tụ đối lập Viktor Yushchenko khiếu nại là có gian lận bầu cử và ông được Hoa Kỳ và Tây phương ủng hộ. Trong khi đó, tổ chức thân Nga là Commonwelth of Independent States thì đồng ý với kết quả bầu cử, tổ chức Organization of Security and Cooperation hỗn hợp giữa Nga và Âu châu lại phản đối, với hậu thuẫn của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lẫn Minh ước NATO. Quốc hội Ukraine đã họp để phân xử thì lại không đủ túc số: phe ủng hộ Yushchenko không đủ đông, đảng Cộng sản và phe Yakunovich bảo nhau tẩy chay.
Giữa cảnh ách tắc đó, quần chúng của Yushchenko xuống đường phản đối bầu cử và nhất quyết tranh đấu đến cùng, thủ đô Kiev trở thành đấu trường, với hàng trăm ngàn dân biểu tình. Câu hỏi ám ảnh mọi người là chuyện gì sẽ xảy ra"
Thủ tướng Yakunovich được Tổng thống Kuchna chọn làm người kế vị thì có lập trường thân Nga và được Tổng thống Vladimir Putin ủng hộ. Với Belarus và Ukraine là hai nước lớn còn nằm trong quỹ đạo ảnh hưởng của mình, Liên bang Nga hy vọng gìn giữ được phần nào những mảnh vụn của Đế quốc cũ. Dân Ukraine tại miền Đông cũng muốn như vậy.
Nhưng, tại miền Tây, dân Ukraine muốn trở thành một nước độc lập thiên về Tây phương, hội viên của Liên hiệp Âu châu và thành viên của minh ước NATO sau này. Điều đó tất nhiên làm Liên bang Nga thấy mình hở bụng, và nguy hiểm hơn, sẽ khuyến khích các nước còn lại vùng ra khỏi quỹ đạo của mình, đòi tự trị hoặc độc lập.
Về dài thì xu hướng đó sẽ là tất yếu vì nước Nga kiệt quệ không còn là một hậu thuẫn đáng kể cho người dân các nước lân bang. Họ có tinh thần quốc gia và lại thấy tương lai có thể khá hơn dưới chế độ dân chủ và nền kinh tế tự do như Tây phương. Yushchenko là người đại diện cho xu hướng đó, với hậu thuẫn đáng kể của dân chúng lẫn nhiều cấp lãnh đạo trong chính quyền Ukraine, và thành trì của ông là thủ đô Kiev.
Các nước liên hệ sẽ xử trí ra sao" Liên hiệp Âu châu thấy Ukraine thiên về Tây phương là tất nhiên và lên tiếng phản đối khi thấy là có gian lận. Hoa Kỳ có thể nghĩ xa hơn thế: Ukraine thiên Tây thì Tổng thống Putin bị đẩy vào thế yếu và trở nên biết điều hơn trong các hồ sơ quốc tế khác, biết điều hơn có nghĩa là ủng hộ Hoa Kỳ nhiều hơn, hoặc ít nhất là bớt chống Mỹ. Vì vậy, Yushchenko càng quậy và Ukraine càng bất ổn thì Putin càng luống cuống.
Nhưng, quậy mãi có phá không và bạo động có xảy ra không"
Câu trả lời tùy thuộc ở khả năng vận động quần chúng của hai phe trong cuộc, với rủi ro là quần chúng của Yushchenko có thể nổi dậy đảo chính và bị lực lượng an ninh của Tổng thống Kuchna đàn áp. Ông Kuchna đã ủng hộ Thủ tướng Yakunovich một cách dè dặt và tất nhiên cũng không muốn Putin trực tiếp ra tay can thiệp vào chuyện Ukraine. Giới lãnh đạo xứ này thì phân vân suy tính, một số đã ra mặt ủng hộ Yushchenko, một số khác thì nghe ngóng để quyết định xem sẽ ngả về đâu và có lẽ không ai muốn đổ máu.
Ngần ấy quốc gia liên hệ cũng không muốn điều đó. Chưa chắc Putin đã dám đưa quân vào Ukraine "dẹp loạn" theo lời yêu cầu của chính quyền Kiev, trong khi Liên hiệp Âu châu, NATO và nhất là Hoa Kỳ chưa chắc đã muốn vào ổn định tình hình Ukraine. Nếu Yakunovich mà lên cầm quyền, Ukraine sẽ bị Âu châu và Hoa Kỳ tẩy chay hoặc trừng phạt kinh tế, sinh hoạt sa sút sẽ kéo dài hỗn loạn. Trong khi chờ đợi, tình trạng ách tắc tiếp tục và cuối cùng, 47 triệu người dân Ukraine sẽ quyết định.
Thời sự Ukraine vì vậy còn cần theo dõi.
Kết quả bầu cử Tổng thống tại Ukraine đã gây khủng hoảng bất ngờ và thách đố khả năng ứng xử của hai ứng viên dẫn đầu, của đương kim Tổng thống Leonid Kuchna, và của hai Tổng thống Bush và Putin lẫn các lãnh tụ Âu châu.
Được Tổng thống Kuchna và Liên bang Nga ủng hộ, Thủ tướng Viktor Yakunovich có vẻ thắng phiếu với tỷ lệ 49,42% trên hơn 99% số phiếu đếm được. Được 46,69% số phiếu, lãnh tụ đối lập Viktor Yushchenko khiếu nại là có gian lận bầu cử và ông được Hoa Kỳ và Tây phương ủng hộ. Trong khi đó, tổ chức thân Nga là Commonwelth of Independent States thì đồng ý với kết quả bầu cử, tổ chức Organization of Security and Cooperation hỗn hợp giữa Nga và Âu châu lại phản đối, với hậu thuẫn của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lẫn Minh ước NATO. Quốc hội Ukraine đã họp để phân xử thì lại không đủ túc số: phe ủng hộ Yushchenko không đủ đông, đảng Cộng sản và phe Yakunovich bảo nhau tẩy chay.
Giữa cảnh ách tắc đó, quần chúng của Yushchenko xuống đường phản đối bầu cử và nhất quyết tranh đấu đến cùng, thủ đô Kiev trở thành đấu trường, với hàng trăm ngàn dân biểu tình. Câu hỏi ám ảnh mọi người là chuyện gì sẽ xảy ra"
Thủ tướng Yakunovich được Tổng thống Kuchna chọn làm người kế vị thì có lập trường thân Nga và được Tổng thống Vladimir Putin ủng hộ. Với Belarus và Ukraine là hai nước lớn còn nằm trong quỹ đạo ảnh hưởng của mình, Liên bang Nga hy vọng gìn giữ được phần nào những mảnh vụn của Đế quốc cũ. Dân Ukraine tại miền Đông cũng muốn như vậy.
Nhưng, tại miền Tây, dân Ukraine muốn trở thành một nước độc lập thiên về Tây phương, hội viên của Liên hiệp Âu châu và thành viên của minh ước NATO sau này. Điều đó tất nhiên làm Liên bang Nga thấy mình hở bụng, và nguy hiểm hơn, sẽ khuyến khích các nước còn lại vùng ra khỏi quỹ đạo của mình, đòi tự trị hoặc độc lập.
Về dài thì xu hướng đó sẽ là tất yếu vì nước Nga kiệt quệ không còn là một hậu thuẫn đáng kể cho người dân các nước lân bang. Họ có tinh thần quốc gia và lại thấy tương lai có thể khá hơn dưới chế độ dân chủ và nền kinh tế tự do như Tây phương. Yushchenko là người đại diện cho xu hướng đó, với hậu thuẫn đáng kể của dân chúng lẫn nhiều cấp lãnh đạo trong chính quyền Ukraine, và thành trì của ông là thủ đô Kiev.
Các nước liên hệ sẽ xử trí ra sao" Liên hiệp Âu châu thấy Ukraine thiên về Tây phương là tất nhiên và lên tiếng phản đối khi thấy là có gian lận. Hoa Kỳ có thể nghĩ xa hơn thế: Ukraine thiên Tây thì Tổng thống Putin bị đẩy vào thế yếu và trở nên biết điều hơn trong các hồ sơ quốc tế khác, biết điều hơn có nghĩa là ủng hộ Hoa Kỳ nhiều hơn, hoặc ít nhất là bớt chống Mỹ. Vì vậy, Yushchenko càng quậy và Ukraine càng bất ổn thì Putin càng luống cuống.
Nhưng, quậy mãi có phá không và bạo động có xảy ra không"
Câu trả lời tùy thuộc ở khả năng vận động quần chúng của hai phe trong cuộc, với rủi ro là quần chúng của Yushchenko có thể nổi dậy đảo chính và bị lực lượng an ninh của Tổng thống Kuchna đàn áp. Ông Kuchna đã ủng hộ Thủ tướng Yakunovich một cách dè dặt và tất nhiên cũng không muốn Putin trực tiếp ra tay can thiệp vào chuyện Ukraine. Giới lãnh đạo xứ này thì phân vân suy tính, một số đã ra mặt ủng hộ Yushchenko, một số khác thì nghe ngóng để quyết định xem sẽ ngả về đâu và có lẽ không ai muốn đổ máu.
Ngần ấy quốc gia liên hệ cũng không muốn điều đó. Chưa chắc Putin đã dám đưa quân vào Ukraine "dẹp loạn" theo lời yêu cầu của chính quyền Kiev, trong khi Liên hiệp Âu châu, NATO và nhất là Hoa Kỳ chưa chắc đã muốn vào ổn định tình hình Ukraine. Nếu Yakunovich mà lên cầm quyền, Ukraine sẽ bị Âu châu và Hoa Kỳ tẩy chay hoặc trừng phạt kinh tế, sinh hoạt sa sút sẽ kéo dài hỗn loạn. Trong khi chờ đợi, tình trạng ách tắc tiếp tục và cuối cùng, 47 triệu người dân Ukraine sẽ quyết định.
Thời sự Ukraine vì vậy còn cần theo dõi.
Gửi ý kiến của bạn