(Bên Dòng Potomac) - "Cơn mưa cuối Thu của vùng trời thủ đô đang vội vàng đổ dồn những con nước cuối cùng vào dòng Potomac để chuấn bị đi vào Đông, thì cùng lúc những giọt nước mắt thương yêu của Mẹ đã quyện vào mưa xót xa đưa người con thân yêu về lại dòng sông Gía Rai, nơi chôn nhau cắt rốn."
Bà Mẹ của Nhà Thơ Giang Hữu Tuyên, đã có mặt hôm tang lễ tối thứ Năm 18/11/2004, với một ánh mắt thật buồn nhưng đượm một niềm hạnh phúc bất tận. "Bác đâu có ngờ Tuyên nó có nhiều bạn quá, từ hồi trưa cho đến bây giờ không biết bao nhiêu lượt người đã đến thăm nó."
Nhà Thơ kiêm Nhà Báo Giang Hữu Tuyên đã qua đời tại tiểu bang Virginia hồi 2 giờ 25 sáng hôm 14 tháng 11 năm 2004. Thọ 55 tuổi. Ông sinh ngày 20 tháng Ba năm 1949 tại Bạc Liêu, là cựu sinh viên Khoa Báo chí đại học Vạn Hạnh và cựu Trung Úy sĩ quan Hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Định cư tại tiểu bang Virginia từ năm 1975. Giang Hữu Tuyên hợp tác với tờ Việt Chiến vào năm 1982 và sáng lập tờ Hoa Thịnh Đốn Việt báo vào năm 1983, được xem là tuần báo thành công của cộng đồng người Việt vùng Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Trong số những người bạn đã ký tên vào sổ lưu niệm có trên 200 gia đình đã đến thăm và chia buồn cùng gia đình Giang Hữu Tuyên. Trong số này có những bạn bè nối khố học chung trường (Nguyễn Cao Thăng, Nguyễn Thái Bình đến từ California, Nguyễn Văn Hiên và Tống Văn Oanh hiện cư ngụ tại Virginia), cũng có người đã từng sinh hoạt đấu tranh từ những ngày đầu của thập niên 80.Ngoài ra còn có những bạn bè hay sinh hoạt chung với Giang Hữu Tuyên qua thi văn, âm nhạc, văn nghệ và báo chí.
Đặc biệt có nhiều người trẻ đến chia buồn cùng Mẹ Anh Tuyên và Chị Sương. Họ rất trẻ, họ nhỏ hơn Anh có chừng 15-20 tuổi. Ít mấy ai trong vùng Hoa Thịnh Đốn biết được mối quan hệ này của Anh Tuyên và các bạn trẻ đã này.
Chính Anh Tuyên và họ đã từng sinh hoạt sinh viên từ cuối thập niên 70 cho đến đầu thập niên 80. Anh là người đầu tiên trong vùng đã cho họ 4 trang báo ngay ở giửa Bản A để họ dùng đó viết bài cho các em thanh thiếu niên trong vùng. Chính Anh đã giúp họ in Đặc San Góp Gió vào cuối thập niên 80 và chỉ lấy tiền giấy mà thôi. Lý do năm ấy ban chấp hành hội sinh viên UM không có đủ tiền in báo. Ngoài ra Anh còn cho in miễn phí những thiệp cưới cho các cặp sinh viên nghèo cưới nhau trong lúc còn theo học chưa ra trường.
Vào cuối thập niên 80 đầu 90, Anh Giang Hữu Tuyên đã giúp cho đăng các tài liệu quảng bá về học sinh xuất, học sinh giỏi đánh vần "Spelling Bee" hay đoạt các thành quả học xuất sắc. Anh là một trong những nhà báo vùng tủ đô cổ vũ các loạt bài viết có khuynh hướng khuyến khích (motivate) học sinh Việt Nam học giỏi hay đăng tải những tin tức học sinh đăng khoa tốt nghiệp.
Theo một số bạn bè, Anh Tuyên thương trẻ em học giỏi rất có thể đó là sự lan rộng của tình thương Anh đang dành cho các con của Anh. Anh trân quý sự học của tuổi thơ như chính Anh đang trân quý hạnh phúc mà Vợ Chồng Anh đang có qua sự chăm và hiếu học cô ái nữ hiền dịu đang học lớp 11 tại Thomas Jefferson HS.
Giang Hữu Tuyên rất thương con rất thương vợ nhưng tình thương Mẹ của Giang Hữu Tuyên thì không thể nào tả được và rất có thể mối tình thiêng liêng này đã đưa thơ văn của Anh đi vào văn học sử. Trong tập thơ "Trời Mưa Đi Phát Báo" Anh Nguyễn Minh Diễm đã viết" Trong 50 bài thơ của Anh, tôi đếm được 45 lần chữ Mẹ, nhưng chỉ có 24 lần chữ Em, (liệu có coi là bất cân xứng chẳng). Bà Mẹ già thường xuất hiện như một hình tượng cảm xúc và Anh thành công khi mô tả hình tượng này vì trong lời thơ có tình và có nhạc".
Mẹ của Giang Hữu Tuyên, "Mẹ là dáng dấp của quê hương nghìn trùng yêu dấu, là mảnh đất màu mỡ cho hạt Nhân gieo vãi và nẩy mầm xanh bác ái, là những chứa chan ký ức rưng rưng gọi về..."
(www.phattuvietnam.org)
Buổi chiều gió thổi qua vườn mía,
Mẹ đứng sau nhà, mắt đỏ hoe.
Gió đuổi chạy dài trên sóng lá,
Dòng đời nặng nghiến cuối hàng tre.
Đã biết bao người không trở lại,
Nên vườn mía ấy lắm bi thương.
Đêm đêm trăng giải trên hàng mía,
Nhạc dế ru buồn lạt tiếng sương...
(Thi phẩm "Vườn Mía" trong Trời Mưa Đi Phát Báo).
Vào thời gian những năm đầu của lịch sử tị nạn tại Hoa Kỳ. Nguyên Chương đã sáng tác nhiều ca khúc mang nặng tâm tình của người xa xứ. Một trong những bài cảm động nhất là bài "Có Buồn Không Những Dòng Sông" của Giang Hữu Tuyên đã được thâu vào băng nhạc Du Ca Việt Nam 2 vào năm 1981.
Có buồn không những dòng sông
Nhạc: Lý Văn Chương (Nguyên Chương)
Ý thơ: Giang Hữu Tuyên
1.
Có nhớ gì không những cánh đồng
Khi lúa vàng về vàng nước giòng sông
anh lính không về phơi lên áo trận
anh lính không về tóc đẫm hơi sương
*
Có nhớ gì không những xóm làng
lá thắm ngày nao lá đã vàng bay
anh lính không về phơi lên áo trận
nên nắng không vàng cho đẹp quê hương
*
Có nhớ gì không những dòng sông
Có biết gì không những cánh đồng
anh lính hôm nào nay chưa về lại
Thương nhớ anh rồi cà hết đơm bông
2.
Có nhớ gì không những con đường
Tan chiến chinh rồi người vẫn không qua
như những tấm lòng thương cha nhớ mẹ
thương những xóm làng sau lũy tre xanh
*
Có nhớ gì không những tấm lòng
nước lớn đầu mùa, nước cuốn tình chung
Anh lính không về phơi lên áo trận
Nên nắng không vàng cho đẹp quê hương
*
Có nhớ gì không những dòng sông
có biết gì không những cánh đồng
anh lính hôm nào nay chưa về lại
Thương nhớ anh rồi cà hết đơm bông
Nhạc Sĩ Nguyên Chương tên thật là Lý Văn Chương, sinh 1955 ở Huế và lớn lên ở Đà Nẵng. Vào Sài Gòn năm 1973, đi Mỹ năm 1975. Anh vừa từ trần ngày thứ Ba 16/11/2004 tại thủ đô Tị Nạn, Nam California.
Từ Arizona, Nguyễn Thành Công một người bạn một người Anh Em trong gia đình, một người đã có nhiều gắn bó với Giang Hữu Tuyên qua nhiều sinh hoạt đấu tranh tại Hoa Thịnh Đốn suốt thập niên 80 đã nhắn với Anh Em tôi, "Trong bài thơ Đất Gọi Người Đi của Anh Tuyên, đoạn chót có 4 câu rất cảm động: ".....
Mai này trong chuyến tàu thiên cổ
Nếu có người thương tiếc tiễn đưa
Xin hãy rắc thêm vào huyệt mộ
Chút tình hệ lụy núi sông xưa"
Sự ra đi bất ngờ của Anh Tuyên đã làm mất đi một người con, một người chồng, một người cha, một người anh, một người em, một người bạn, một đồng đội, một nhưng riêng đối với Anh Em Tôi, trong mùa mưa sắp tới Anh sẽ cùng chúng tôi dưới "Trời mưa đi phát báo".
Hình như những mùa mưa thuở trước
Đang về làm ướt trái tim ai.
VATV News
Bà Mẹ của Nhà Thơ Giang Hữu Tuyên, đã có mặt hôm tang lễ tối thứ Năm 18/11/2004, với một ánh mắt thật buồn nhưng đượm một niềm hạnh phúc bất tận. "Bác đâu có ngờ Tuyên nó có nhiều bạn quá, từ hồi trưa cho đến bây giờ không biết bao nhiêu lượt người đã đến thăm nó."
Nhà Thơ kiêm Nhà Báo Giang Hữu Tuyên đã qua đời tại tiểu bang Virginia hồi 2 giờ 25 sáng hôm 14 tháng 11 năm 2004. Thọ 55 tuổi. Ông sinh ngày 20 tháng Ba năm 1949 tại Bạc Liêu, là cựu sinh viên Khoa Báo chí đại học Vạn Hạnh và cựu Trung Úy sĩ quan Hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Định cư tại tiểu bang Virginia từ năm 1975. Giang Hữu Tuyên hợp tác với tờ Việt Chiến vào năm 1982 và sáng lập tờ Hoa Thịnh Đốn Việt báo vào năm 1983, được xem là tuần báo thành công của cộng đồng người Việt vùng Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Trong số những người bạn đã ký tên vào sổ lưu niệm có trên 200 gia đình đã đến thăm và chia buồn cùng gia đình Giang Hữu Tuyên. Trong số này có những bạn bè nối khố học chung trường (Nguyễn Cao Thăng, Nguyễn Thái Bình đến từ California, Nguyễn Văn Hiên và Tống Văn Oanh hiện cư ngụ tại Virginia), cũng có người đã từng sinh hoạt đấu tranh từ những ngày đầu của thập niên 80.Ngoài ra còn có những bạn bè hay sinh hoạt chung với Giang Hữu Tuyên qua thi văn, âm nhạc, văn nghệ và báo chí.
Đặc biệt có nhiều người trẻ đến chia buồn cùng Mẹ Anh Tuyên và Chị Sương. Họ rất trẻ, họ nhỏ hơn Anh có chừng 15-20 tuổi. Ít mấy ai trong vùng Hoa Thịnh Đốn biết được mối quan hệ này của Anh Tuyên và các bạn trẻ đã này.
Chính Anh Tuyên và họ đã từng sinh hoạt sinh viên từ cuối thập niên 70 cho đến đầu thập niên 80. Anh là người đầu tiên trong vùng đã cho họ 4 trang báo ngay ở giửa Bản A để họ dùng đó viết bài cho các em thanh thiếu niên trong vùng. Chính Anh đã giúp họ in Đặc San Góp Gió vào cuối thập niên 80 và chỉ lấy tiền giấy mà thôi. Lý do năm ấy ban chấp hành hội sinh viên UM không có đủ tiền in báo. Ngoài ra Anh còn cho in miễn phí những thiệp cưới cho các cặp sinh viên nghèo cưới nhau trong lúc còn theo học chưa ra trường.
Vào cuối thập niên 80 đầu 90, Anh Giang Hữu Tuyên đã giúp cho đăng các tài liệu quảng bá về học sinh xuất, học sinh giỏi đánh vần "Spelling Bee" hay đoạt các thành quả học xuất sắc. Anh là một trong những nhà báo vùng tủ đô cổ vũ các loạt bài viết có khuynh hướng khuyến khích (motivate) học sinh Việt Nam học giỏi hay đăng tải những tin tức học sinh đăng khoa tốt nghiệp.
Theo một số bạn bè, Anh Tuyên thương trẻ em học giỏi rất có thể đó là sự lan rộng của tình thương Anh đang dành cho các con của Anh. Anh trân quý sự học của tuổi thơ như chính Anh đang trân quý hạnh phúc mà Vợ Chồng Anh đang có qua sự chăm và hiếu học cô ái nữ hiền dịu đang học lớp 11 tại Thomas Jefferson HS.
Giang Hữu Tuyên rất thương con rất thương vợ nhưng tình thương Mẹ của Giang Hữu Tuyên thì không thể nào tả được và rất có thể mối tình thiêng liêng này đã đưa thơ văn của Anh đi vào văn học sử. Trong tập thơ "Trời Mưa Đi Phát Báo" Anh Nguyễn Minh Diễm đã viết" Trong 50 bài thơ của Anh, tôi đếm được 45 lần chữ Mẹ, nhưng chỉ có 24 lần chữ Em, (liệu có coi là bất cân xứng chẳng). Bà Mẹ già thường xuất hiện như một hình tượng cảm xúc và Anh thành công khi mô tả hình tượng này vì trong lời thơ có tình và có nhạc".
Mẹ của Giang Hữu Tuyên, "Mẹ là dáng dấp của quê hương nghìn trùng yêu dấu, là mảnh đất màu mỡ cho hạt Nhân gieo vãi và nẩy mầm xanh bác ái, là những chứa chan ký ức rưng rưng gọi về..."
(www.phattuvietnam.org)
Buổi chiều gió thổi qua vườn mía,
Mẹ đứng sau nhà, mắt đỏ hoe.
Gió đuổi chạy dài trên sóng lá,
Dòng đời nặng nghiến cuối hàng tre.
Đã biết bao người không trở lại,
Nên vườn mía ấy lắm bi thương.
Đêm đêm trăng giải trên hàng mía,
Nhạc dế ru buồn lạt tiếng sương...
(Thi phẩm "Vườn Mía" trong Trời Mưa Đi Phát Báo).
Vào thời gian những năm đầu của lịch sử tị nạn tại Hoa Kỳ. Nguyên Chương đã sáng tác nhiều ca khúc mang nặng tâm tình của người xa xứ. Một trong những bài cảm động nhất là bài "Có Buồn Không Những Dòng Sông" của Giang Hữu Tuyên đã được thâu vào băng nhạc Du Ca Việt Nam 2 vào năm 1981.
Có buồn không những dòng sông
Nhạc: Lý Văn Chương (Nguyên Chương)
Ý thơ: Giang Hữu Tuyên
1.
Có nhớ gì không những cánh đồng
Khi lúa vàng về vàng nước giòng sông
anh lính không về phơi lên áo trận
anh lính không về tóc đẫm hơi sương
*
Có nhớ gì không những xóm làng
lá thắm ngày nao lá đã vàng bay
anh lính không về phơi lên áo trận
nên nắng không vàng cho đẹp quê hương
*
Có nhớ gì không những dòng sông
Có biết gì không những cánh đồng
anh lính hôm nào nay chưa về lại
Thương nhớ anh rồi cà hết đơm bông
2.
Có nhớ gì không những con đường
Tan chiến chinh rồi người vẫn không qua
như những tấm lòng thương cha nhớ mẹ
thương những xóm làng sau lũy tre xanh
*
Có nhớ gì không những tấm lòng
nước lớn đầu mùa, nước cuốn tình chung
Anh lính không về phơi lên áo trận
Nên nắng không vàng cho đẹp quê hương
*
Có nhớ gì không những dòng sông
có biết gì không những cánh đồng
anh lính hôm nào nay chưa về lại
Thương nhớ anh rồi cà hết đơm bông
Nhạc Sĩ Nguyên Chương tên thật là Lý Văn Chương, sinh 1955 ở Huế và lớn lên ở Đà Nẵng. Vào Sài Gòn năm 1973, đi Mỹ năm 1975. Anh vừa từ trần ngày thứ Ba 16/11/2004 tại thủ đô Tị Nạn, Nam California.
Từ Arizona, Nguyễn Thành Công một người bạn một người Anh Em trong gia đình, một người đã có nhiều gắn bó với Giang Hữu Tuyên qua nhiều sinh hoạt đấu tranh tại Hoa Thịnh Đốn suốt thập niên 80 đã nhắn với Anh Em tôi, "Trong bài thơ Đất Gọi Người Đi của Anh Tuyên, đoạn chót có 4 câu rất cảm động: ".....
Mai này trong chuyến tàu thiên cổ
Nếu có người thương tiếc tiễn đưa
Xin hãy rắc thêm vào huyệt mộ
Chút tình hệ lụy núi sông xưa"
Sự ra đi bất ngờ của Anh Tuyên đã làm mất đi một người con, một người chồng, một người cha, một người anh, một người em, một người bạn, một đồng đội, một nhưng riêng đối với Anh Em Tôi, trong mùa mưa sắp tới Anh sẽ cùng chúng tôi dưới "Trời mưa đi phát báo".
Hình như những mùa mưa thuở trước
Đang về làm ướt trái tim ai.
VATV News
Gửi ý kiến của bạn