GARDEN GROVE (VB) 8-11 .-Lạt-Ma Tashi hôm chủ nhật đã giảng pháp cho một số đồng bào Phật tử tại Trung Tâm Phật Pháp Magnolia của Thầy Trí Châu, về đề tài "Lược giảng về lý thuyết của pháp Du già mộng", một trong những cách hành thiền quan trọng của Phật giáo Tay Tạng. Ngài giảøng bằng tiếng Anh, có sự thông dịch của cư sĩ Minh Không.
Đây là buổi thuyết giảng đầu tiên trong chương trình 3 buổi giảøng cho đồng bào Phật tử Quận Cam. Hai lần giảng kế tiếp diễn ra ngày 14 và 28 tháng 11 này.
Theo lời giới thiệu của ông Minh Không trong buổi lễ, tiến sĩ Phật học Tashi sinh năm 1952 ở Tây Tạng, năm 7 tuổi theo gia đình qua Ấn Độ tỵ nạn Cộng sản, và đến năm 1973 thì ngài xuất gia. Tuy theo học nhiều Thầy, nhưng vị thầy chính, vị bổn sư, là ngài Đại lai Lạt ma đương thời. Sau hơn 30 năm tu học tại tu-viện Gaden Jangtse, tu viện nổi tiếng của Phật giáo TâyTạng (có 2,500 tu sĩ) ở miền nam Ấn, ngài đỗ bằng tiến-sĩ Phật-học (Geshe Larampa), là học vị cao quí nhất của tu-viện Tây Tạng. Sau đó, ngài thành lập trung tâm Shepen Choeling với mục đích hướng dẫn Phật-pháp và thực hành 3 nguyên tắc chính yếu của Phật giáo tiểu thừa: "luyện bồ-đề-tâm, luyện tâm xả bỏ, thấu triệt tánh không".
Lạt ma tiến sĩ Tashi nói rằng, pháp Du Già Mộng (Dream Yoga) rất khó, nhưng người tu hành cố gắng tập từng bước một khởi đầu bằng sự chuyển hóa tâm, thì dần dà sẽ kiểm soát được tâm mình ngay trong khi ngủ. "Giấc mơ tự nó nổi lên theo những trạng thái của Tâm trước khi ngủ. Vậy điều quan trọng là làm sao nhận biết những trạng thái ấy, cái động lực dẫn đến giấc mơ", Ngài cho biết, cùng nhấn mạnh: "Mơ là kết quả, chứ không phải là nhân!", qua lời thông dịch của cư sĩ Minh Không, cũng là người trong ban tổ chức buổi pháp thoại.
Điều kiện để nhận biết được trạng thái của mình trước khi ngủ, là cần sự tĩnh tâm. Tĩnh tâm cũng chẳng phải dễ thực hiện nếu không buông bỏ được những chuyện trong ngày, những lòùng tham ái khuấy động sự yên tĩnh của Tâm. Lúc này, cần quán xét về sự vô thường của tứ-đại, vẫn theo lời giảng.
Ngài Lạt Ma Tashi khuyên hàng phật tử muốn tu học: "không có nôn nóng, vội vàng, bởi tu tập không phải thực hành gấp rút, mà phải được tiến hành chậm rãi,từng bước tuần tự, ví như mỗi giọt nước rơi nhẹ xuống một tảng đá theo thời gian, sẽ xói mòn đá ấy hơn là trút ào một lượng nước lớn xuống một lần!"
Lạt ma Tashi nhắc lại những điều căn bản của việc tu tập, "cải tiến thân-khẩu-ý, biết buông xả, không tạo nghiệp, bởi dù tạo nghiệp lành, vẫn còn loanh quanh trong cõi ta-bà, trong đường lục đạo."
Ngài dành nhiều thì giờ nói về hiện tượng của giấc mộng, qua đó người tu tập sẽ nhận ra và quán xét tâm của chính mình. Tuy nhiên, vài phật-tử lại hiểu theo chiều hướng giấc mộng là dấu hiệu báo trước vận mệnh, tương lai, nên trong phần giải tỏa thắc mắc, nhiều câu hỏi đã vô tình đặt vị tiến sĩ Phật học vào vị trí người chiêm-tinh-gia chuyên về giải đoán tử-vi, mộng mỵ.
Buổi lược giảng lần đầu tại Trung Tâm Phật pháp bắt đầu lúc 10 giờ sáng và kết thúc hồi một giờ rưỡi trưa, sau khi Lạt ma Tashi giải đáp các thắc mắc của Phật tử, trong số khoảng 30 người tham dự.
(Tin: Nguyên Hiền)
Đây là buổi thuyết giảng đầu tiên trong chương trình 3 buổi giảøng cho đồng bào Phật tử Quận Cam. Hai lần giảng kế tiếp diễn ra ngày 14 và 28 tháng 11 này.
Theo lời giới thiệu của ông Minh Không trong buổi lễ, tiến sĩ Phật học Tashi sinh năm 1952 ở Tây Tạng, năm 7 tuổi theo gia đình qua Ấn Độ tỵ nạn Cộng sản, và đến năm 1973 thì ngài xuất gia. Tuy theo học nhiều Thầy, nhưng vị thầy chính, vị bổn sư, là ngài Đại lai Lạt ma đương thời. Sau hơn 30 năm tu học tại tu-viện Gaden Jangtse, tu viện nổi tiếng của Phật giáo TâyTạng (có 2,500 tu sĩ) ở miền nam Ấn, ngài đỗ bằng tiến-sĩ Phật-học (Geshe Larampa), là học vị cao quí nhất của tu-viện Tây Tạng. Sau đó, ngài thành lập trung tâm Shepen Choeling với mục đích hướng dẫn Phật-pháp và thực hành 3 nguyên tắc chính yếu của Phật giáo tiểu thừa: "luyện bồ-đề-tâm, luyện tâm xả bỏ, thấu triệt tánh không".
Lạt ma tiến sĩ Tashi nói rằng, pháp Du Già Mộng (Dream Yoga) rất khó, nhưng người tu hành cố gắng tập từng bước một khởi đầu bằng sự chuyển hóa tâm, thì dần dà sẽ kiểm soát được tâm mình ngay trong khi ngủ. "Giấc mơ tự nó nổi lên theo những trạng thái của Tâm trước khi ngủ. Vậy điều quan trọng là làm sao nhận biết những trạng thái ấy, cái động lực dẫn đến giấc mơ", Ngài cho biết, cùng nhấn mạnh: "Mơ là kết quả, chứ không phải là nhân!", qua lời thông dịch của cư sĩ Minh Không, cũng là người trong ban tổ chức buổi pháp thoại.
Điều kiện để nhận biết được trạng thái của mình trước khi ngủ, là cần sự tĩnh tâm. Tĩnh tâm cũng chẳng phải dễ thực hiện nếu không buông bỏ được những chuyện trong ngày, những lòùng tham ái khuấy động sự yên tĩnh của Tâm. Lúc này, cần quán xét về sự vô thường của tứ-đại, vẫn theo lời giảng.
Ngài Lạt Ma Tashi khuyên hàng phật tử muốn tu học: "không có nôn nóng, vội vàng, bởi tu tập không phải thực hành gấp rút, mà phải được tiến hành chậm rãi,từng bước tuần tự, ví như mỗi giọt nước rơi nhẹ xuống một tảng đá theo thời gian, sẽ xói mòn đá ấy hơn là trút ào một lượng nước lớn xuống một lần!"
Lạt ma Tashi nhắc lại những điều căn bản của việc tu tập, "cải tiến thân-khẩu-ý, biết buông xả, không tạo nghiệp, bởi dù tạo nghiệp lành, vẫn còn loanh quanh trong cõi ta-bà, trong đường lục đạo."
Ngài dành nhiều thì giờ nói về hiện tượng của giấc mộng, qua đó người tu tập sẽ nhận ra và quán xét tâm của chính mình. Tuy nhiên, vài phật-tử lại hiểu theo chiều hướng giấc mộng là dấu hiệu báo trước vận mệnh, tương lai, nên trong phần giải tỏa thắc mắc, nhiều câu hỏi đã vô tình đặt vị tiến sĩ Phật học vào vị trí người chiêm-tinh-gia chuyên về giải đoán tử-vi, mộng mỵ.
Buổi lược giảng lần đầu tại Trung Tâm Phật pháp bắt đầu lúc 10 giờ sáng và kết thúc hồi một giờ rưỡi trưa, sau khi Lạt ma Tashi giải đáp các thắc mắc của Phật tử, trong số khoảng 30 người tham dự.
(Tin: Nguyên Hiền)
Gửi ý kiến của bạn