Thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nước. Nếu không có biện pháp nhằm ngăn chặn sự phân chia hải phận thì việc gia tăng tranh chấp sẽ rất khó tránh khỏi. Đó là ý của Gareth Thomas, chủ tịch Phát Triển Quốc Tế trong một hội nghị phát biểu.
Lời cảnh báo này của ông đến khi 27 tổ chức trên thế giới đánh dấu kỉ niệm ngày Quốc Tế Nước bằng cách viết thư cho Thủ Tướng Gordon Brown yêu cầu cung cấp nước sạch cho 1.1 tỉ người đang phải sử dụng nguồn nước bẩn. Cơ quan của ông còn cho biết rằng 2/3 dân số thế giới sẽ sống trong cảnh căng thẳng nước vào năm 2025.
Lời tiên đoán này đến sau khi thủ tướng nói rằng 1 trong những kế hoạch an ninh làm mất ổn định tình hình các quốc gia khác là áp lực nước sạch.
Trong bức thư kêu gọi của các tổ chức liên hiệp này cũng đề cập đến việc mỗi năm có khoảng 1.8 triệu trẻ em mắc phải những mầm bệnh gây nên từ các vi khuẩn nằm trong nguồn nước. Đầu tư vào nguồn nước công cộng chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi thế về kinh tế.
Sự nóng dần của địa cầu sẽ làm thời tiết thêm khắc nghiệt gây nên nhiều thiệt hại về mùa màng và ảnh hưởng đến nguồn nước. Hiện có 1 triệu người đang sống trong sự thiếu thốn nước và thực phẩm. Ngoài ra cũng có trên 30 quốc gia đang phải trông cậy vào nguồn nước ở bên ngoài biên giới của họ. Không lạ gì khi trong tương lai các con số này càng gia tăng gây thêm nhiều tranh cãi và tranh chấp.
Charlie Kronick, cố vấn môi trường lão thành của tổ chức Hoà Bình Xanh, nói rằng toàn bộ vùng sa mạc Sahara của Phi Châu, vùng Nam Á và tây Nam Mỹ đang gánh chịu các tai hại nghiêm trọng. Ông nói "nếu nhiệt độ trung bình trên thế giới tăng trên 2 độ cao hơn mức tiền công nghiệp thì sẽ có từ 2 đến 3 tỉ người có thể đối đầu với nạn khan hiếm nước.”