Hôm nay,  

Tội Ác: Nam Tước Vùng Wagga Wagga

07/04/200800:00:00(Xem: 3502)

Đó là một người đàn ông rất bự con lại ăn nói tục tằn thô lỗ. Nhưng người đàn ông đến từ Wagga Wagga này tự nhận mình là ngài Roger Tichborne, một người có thân hình cao ốm, ăn nói rất lịch sự, hòa nhã. Có thật đây chính là người thừa kế đã bị mất tích bấy lâu nay không, hay chỉ là một trò lừa đảo xảo quyệt"
Chuyện bắt đầu vào năm 1827, khi James Francis Tichborne, đứa con thứ tư trong năm người con của ngài Henry Tichborne, vị Nam Tước đã quá cố, kết hôn với cô Henriette Felicité Seymour. Cuộc hôn nhân này không được mọi người họ nhà trai tán đồng, vì Henriette là dân gốc Pháp, và bà con Tichborne không muốn có dòng máu ngoại quốc vào làm tan loãng dòng họ thuần chủng chính tông của mình.
Hai vợ chồng dời nhà về sống ở Ba Lê, thủ đô Pháp. Cuộc sống hôn nhân của hai người không được hạnh phúc lắm. Vào ngày 5 tháng Giêng năm 1829, Henriette hạ sinh thằng con trai đầu lòng là Roger Charles Tichborne. Tiếp theo là hai đứa con gái, Mabella Tichborne vào năm 1832 và Alice Tichborne vào năm 1837. Cả hai đứa bé gái bị chết yểu ngay từ khi còn là bé. Vào năm 1839, Henriette hạ sinh đứa con trai thứ tư, tên là Alfred.
Đến năm 1845, anh của James là ngài Henry qua đời và một người anh khác là Edward thừa hưởng chức Nam Tước. James xem đây là một cơ hội tốt nhất để đưa Roger, người có cơ hội sẽ thừa hưởng gia tài của dòng họ Tichborne sau này, về Anh Quốc để thăm viếng bà con, dòng họ và để ghi danh học trong một trường Anh. Lúc ấy Roger đã 16 tuổi, được cha gửi đến học nội trú trong vòng ba năm tại một trường trung học Công Giáo ở Stonyhurst.
Người bạn thân nhất của Roger trong thời trung học là Quận Công Bellew.Ông này đã xâm ba mẫu tự tắt rút từ tên của Roger Charles Tichborne tức là RCT vào tay Roger. Vào tháng Bảy năm 1849, Roger ghi danh vào trường huấn luyện sĩ quan Sandhurst. Sau khi mãn khóa, được phái đến phục vụ trong đội cận vệ Dragoon Guards. Vào khoảng thời gian này, tướng người Roger ốm o, gầy còm và trông không có vẻ là một sĩ quan bảnh trai chút nào. Anh ngữ của Roger vẫn còn chưa được hoàn hảo lắm, và thường bị các sĩ quan cùng đơn vị xem thường, nhưng các binh sĩ dưới quyền trái lại rất mến thích Roger.
Roger mong mỏi sẽ được thuyên chuyển qua một sư đoàn trú đóng tạiẤn Độ. Nhưng khi nhận thức được rằng việc này sẽ không bao giờ xảy ra, anh thất vọng, liền nộp đơn xin giải ngũ, bỏ đời quân ngũ, trở lại cuộc sống thường dân. Lúc này anh phải lòng cô Katherine Doughty, anh em cô cậu,
nhưng gia đình chống đối mối tình của hai người. Chán ngán, Roger quyết định dời bỏ nước Anh, đi biệt xứ.

CHUYẾN DU HÀNH ĐẾN NAM MỸ

Roger quyết định đi Nam Mỹ lập nghiệp, tàu của anh cặp bến Valparaiso, Chí Lợi, vào ngày 19/6/1853. Nhưng chỉ vài ngày sau Roger nhận được thư báo tin là ngài Edward Doughty, cha của Katherine, đã qua đời. Bây giờ cha của Roger, tức là em của ngài Edward vừa quá cố, sẽ thừa hưởng chức Nam Tước cùng sự sản của dòng họ. Vì bây giờ là người thừa kế trực tiếp sau cha, Roger tức khắc yêu cầu gia đình gửi thêm tiền trợ giúp mỗi năm $1,000 bảng Anh. Roger bỏ nhiều tháng trời đi lại giữa Peru và Chí Lợi, đôi khi ở lại Melipilla. Tại Melipilla, Roger gặp và kết bạn với một người tên là Thomas Castro. Sau đó Roger băng qua dãy núi Andes, tạmtrú tại thủ đô Buenos Aires, xứ Á CănĐình một thời gian ngắn, và đến thành phố Rio de Janeiro, Ba Tây vào ngày 13/4/1854.
Tiếp đó Roger quyết định viếng thăm Mễ Tây Cơ và giữ chỗ trên tàu Bella, một chiếc tàu mới, đang thực hiện chuyến du hành lần thứ nhì đến
Kingstone, thủ phủ đảo Jamaica và Nữu Ước. Vào ngày 20/4/1854, tàu khởi hành. Nhưng chỉ vài ngày sau, tàu Bella đã biến mất và không có người nào trên tàu còn sống sót để cho biết thảm họa gì đã xảy ra. Vật duy nhất mà người ta tìm được là xác một chiếc ca nô cấp cứu bị lật úp của tàu Bella, đang trôi dạt giữa đại dương mênh mông và vắng lặng.
Tám năm sau khi Roger bị mất tích, giả định là đã chết chìm cùng với tàu Bella, thì cha của Roger tạ thế, và thằng em út của Roger là Alfred được lên nắm quyền cai quản gia tài và thừa hưởng chức Nam Tước.
Nhưng mẹ của Alfred là Henriette nhất định từ chối không cho phép Alfred thừa hưởng gia tài. Bà tin rằng thằng con cả Roger yêu quý vẫn còn sống lây lất ở đâu đó, vì bà nghe dư luận đồn rằng, có một vài hành khách trên tàu Bella bất hạnh đã may mắnđược cứu vớt và chở sang Úc Đại Lợi.
Henriette đến gặp một ông đồng ở Ba Lê, nhờ bói quẻ tìm tung tích con mình thì được cho biết, Roger đang sống bình an ở đảo Antilles và Virgin Islands, và ba năm nữa bà sẽ được gặp mặt con.
Bà thường đăng quảng cáo trên báoThe Times xuất bản tại Luân Đôn, tìm kiếm tin tức về Roger và số phận của chiếc tàu Bella. Chính nhờ đọc báo The
Times, bà Henriette mới nhìn thấy một quảng cáo của Cơ Quan Tìm Bạn Mất Tích (Missing Friends Agency) ở Sydney, Úc Đại Lợi. Đây là một chi nhánh của một hãng quảng cáo lớn, tên là Cubbit's Advertising and Telegraphic Agency (Cơ Quan QuảngCáo Và Điện Tín Cubbit). Bà Henriette liền viết thư nhờ hãng Cubbit giúp đỡ, và hứa sẽ tưởng thưởng thật hậu hĩ nếu thành công trong việc truy lùng tông tích thằng con bị mất tích bao lâu nay. Hãng Cubbit bằng lòng, và cho đăng quảng cáo tìm kiếm trên tờ GippslandPaper, xuất bản tại Úc. Trong mục quảng cáo, họ mô tả Roger là "một người đàn ông 32 tuổi, khá cao, có tóc nâu nhạt và mắt xanh". Mục quảng cáo sơ ý không đề cặp đến một chi tiết quan trọng là Roger có thân hình gầy ốm.
Ông William Gibbes, một luật sơ mới đến mở văn phòng ở Wagga Wagga,NSW, Úc Châu, tình cờ đọc thấy mụcquảng cáo kể trên. Ông cho rằng lời mô tả Roger trong mục quảng cáo nghe giống y như một khách hàng của ông, là Thomas Castro. Castro, lúc ấy đang làm nghề đồ tể, bị nợ ngập đầu trong vùng Wagga Wagga, và William đã khuyên Castro hãy tuyên bố vỡ nợ để tự cứu. Trong lúc điền đơn, Castro có hỏi, nếu cố tình không liệt kê một số tài sản mà ông làm chủ ở vùng Hamshire, Anh Quốc, thì có phạm pháp không" Dĩ nhiên là một luật sư, William phải thông báo sự thật là làm như vậy trái luật.
Trong quá khứ, William đã nghi ngờ rằng, Thomas Castro không phải là tên thật của ông khách hàng này, nhưng vìvào thời đó, ở Úc có rất nhiều người không muốn bộc lộ tên thật vì nhiều lý do khác nhau, nên ông cũng không tiện hỏi. William nhớ lại, Castro lúc hút thuốc thường dùng một ống điếu có khắc ba chữ tắt RCT. Có lẽ nào ba chữ này tượng trưng cho Roger Charles Tichborne" Suy đi nghĩ lại, cuối cùng William quyết định hỏi thẳng Castro về mục quảng cáo trên báo Gippsland Paper cùng sự suy đoán của mình cho ra lẽ, nhưng ông đồ tể cứ tìm cách tránh né, không chịu trả lời thẳng. Vài ngày sau, Willam hỏi thẳng Castro:
"Ông muốn tôi nói tên thật của ông ra không"". Tức thì Castro trả lời:
"Trời ơi, tôi lạy ông! Đừng có tiết lộ cho ai biết. Tôi không muốn cho gia đình biết tôi đang sống ở đây, làm nghề đồ tể". William nghe vậy càng tin chắc Castro chính là Roger, liền biên thư đến cho hãng Cubbit, trình bày mối hoài nghi của ông.
Ngay khi nhận được thư của William, hãng Cubbit viết ngay cho bà Henriette, báo cho bà biết: "William vẫn còn sống và rất khỏe mạnh". Bà Henriette lập tức trả lời, yêu cầu hãng Cubbit làm mọi cách đưa con bà sang  Anh Quốc càng sớm càng tốt. Khi gia đình xác minh rõ rệt người này thật sự chính là Roger, thì bà sẽ trả tiền thưởng ngay. Bà còn gửi thêm nhiều chi tiết về cuộc đời của Roger để hãng Cubbit có thể kiểm soát thêm. Bà còn báo hiện có một người ở cũ người da đen, tên làAndrew Bogle, hiện đang sống ở ÚcĐại Lợi. Bogle biết Roger ngay từ khi còn bé, như vậy có thể giúp hãng Cubbit nhận diện xem Castro có thật sự là Roger không" Khi ngài Edward từ trần, Bogle bị cho về nghỉ hưu và đãquyết định di cư sang Úc Đại Lợi.
Nhân viên hãng Cubbit đã thành công trong việc truy lùng tông tích của người gia nhân cũ, và xếp đặt cho chủ tớ gặp nhau tại khách sạn Metropole Hotel ở Sydney. Mới nhìn thấy Bogle bước vào trong đại sảnh của khách sạn Metropole, Castro đã mừng rỡ lên tiếng chào hỏi: "Bogle, chính ông đấy sao"" Castro vui vẻ mời Bogle lên lầu, vừa đivừa kể lể: "Ông thấy đó, bây giờ tôi không còn ốm đói như khi còn trẻ nữa". Sau khi tâm sự về quá khứ một lúc lâu, Castro ngỏ lời mời Bogle về thăm Anh Quốc chung với mình, mọi chi phíCastro bao hết. Để có tiền mua vé tàu thủy, con của Bogle cho Castro mượn trước $250 bảng Anh!

VỀ QUÊ HƯƠNG ANH CÁT LỢI

Vào đúng ngày Giáng Sinh 1866, Castro cùng vợ là Mary Ann và đứa con, cộng thêm người gia nhân trung tín là Bogle, đặt chân lên nước Anh. Cuối cùng chính bà Henriette đã trả mọi chi phí cho chuyến hải hành này. Castro hỏi Bogle nên ngủ qua đêm tại đâu, và Bogle đề nghị khách sạn Fords Hotel ở công trường Manchester Square. Lý do,"khi đến Luân Đôn, gia đình dòng họ Tichborne luôn luôn đến ở khách sạn này". Nếu Castro chính là ngài Roger, thì sẽ biết rõ ngay, đâu cần phải hỏi"Đây là một chi tiết đáng nghi ngờ đầu tiên.
Đêm ấy, sau khi hỏi một người bồi bàn địa chỉ của bà Henrietta Tichborne, Castro tìm đến thăm bà, nhưng được thông báo, bà đang ở Ba Lê. Thất vọng, Castro trở về khách sạn, nhưng sau đó quyết định đến đường High Street ở Wapping một mình, viện dẫn lý do là muốn nhân tiện viếng thăm em gái của một người bạn, ông Arthur Orton, ngườimà ông đã quen ở Úc Châu.
Vào cuối tháng Giêng 1866, Roger đến gặp mẹ hiền tại Ba Lê. Khi đến nơi trời đã quá khuya, Castro liền mướn một phòng trong khách sạn Hotel de Lille et d'Albion trên đường Rue StHonore để ngủ qua đêm. Đến ngày hôm sau, viện cớ cảm thấy trong người không được khoẻ, Castro liền nhờ bồi phòng đưa tin đến cho "mẹ", cũng đang trú ngụ ở gần đó, yêu cầu đến gặp mặt.
Khi bà Henriette đến nơi, trong phòng kéo màn tối thui, Castro ăn vận chỉnh tề, nằm trên giường, quay mặt vào tường, và trên đầu có phủ tấm khăn mùi xoa trắng.
Bà Henriette kéo tấm khăn ra, nhìn mặt "con" và hỏi thăm ân cần: "Ôi Roger thân yêu, có phải thật sự là con đấy không" Vợ con của con đâu hết rồi" Cháu nội của mẹ tên gì""


Castro trả lời: "Má ơi, con cứ tưởng má không thích giáp mặt vợ con con". Và bà Henriette trấn an: "Chúng là người thân yêu của con, như thế cũng là người thân thương của má. Má sẽ thương yêu vợ con của con như má thương con vậy".
Tin chắc rằng người đàn ông bệnh hoạn đang nằm trên giường kia chính là thằng con đã mất tích bấy lâu nay của mình, bà Henriette yêu cầu hai bác sĩ người Anh là ngài Joseph Oliffe và bác sĩ Shrimpton phải chăm sóc cho con
mình đến khi lành bệnh. Sau khi khỏe khoắn lại, Castro nhờ ông luật sư riêng John Holmes, sắp xếp để cho bà Henriette ký giấy chứng nhận rằng Castro chính thật là Roger, đứa con ruột bị mất tích của mình.
Mặc dù toàn bộ gia đình dòng họ không ai chịu nhận Castro chính là Roger, bà Henriette vẫn hạ lệnh mỗi năm phải cung cấp cho "Roger" một ngàn bảng Anh để thằng "con cả" của bà có thể sống một lối sống thượng lưu, đài các, xứng đáng với dòng họ Tichborne. Và trong vòng 19 ngày kế tiếp, hai "mẹ con" gặp nhau mỗi buổi tối để ôn lại kỷ niệm xưa và bàn về giacảnh hiện tại. Đối với Castro, mọi việc diễn tiến thật tốt đẹp, giống như dự tính. Cho đến một hôm nọ, khi ông thầy Pháp văn cũ của của Roger là Monsieur Chatillon đến viếng thăm thằng học trò cũ, thì chuyện rắc rối mới bắt đầu.
Monsieur Chatillion khẳng định thẳng thắng trước mặt bà Henriette, Castro là tên mạo nhận! Bực quá, cuối cùng bà Henriette quyết định mọi việc phải được làm sáng tỏ trước tòa án, như thế khi hai năm rõ mười, không ai còn dám nghi ngờ thằng con bất hạnh của bà nữa.
Cầm trên tay tấm giấy chứng nhậncủa mẹ, Castro liền trở về Luân Đôn để tiến hành việc xác minh nhân dạng của mình một cách chính thức trước tòa.
Không may cho Castro, trong khi vụ án đang tiến hành, bỗng bà Henriette, người tin tưởng Castro nhất, và là hậu thuẫn tài chính mạnh mẽ nhất của Castro, từ trần vì bị bệnh nan y đã quá lâu. Castro tham dự đám táng tại gia trang của dòng họ Tichborne, cố tình chiếm vị trí để tang của người con trưởng, làm mọi thành viên trong gia đình nổi giận, đã định dùng vũ lực đuổi Castro đi, nếu bà con không hết lời khuyên ngăn kịp.
Với cái chết của bà Henriette, số tiền trợ cấp $1,000 bảng Anh mỗi năm cũng cạn luôn. Bây giờ Castro thiếu nợ ngập đầu, nhưng đã phóng lao thì phải theo lao, Castro không còn cách nào khác là phải tranh tụng cho đến kỳ cùng.
Nhiều dân giàu có địa phương, tin tưởng rằng Castro chính là Roger, liền hợp cùng đại tá Lushington, người hiện đang mướn Tichborne Park, cùng nhau đóng góp tiền mặt, để giúp "ngài Roger", mỗi năm $1,400 đô.
Đến năm 1869, Castro đã xài hết sạch tiền bạc, và phải tuyên bố phá sản. Nhưng những vị mạnh thường quân hảo tâm muốn giúp đỡ "ngài Roger" được trở về "địa vị xứng đáng của ngài" vẫn chưa bỏ cuộc. Họ đề nghị Castro hãy nhờ dân chúng giúp đỡ tài chính trong việc tranh đấu giành quyền thừa kế, bằng cách phát hành trái phiếu Tichborne. Castro hứa là sẽ trả mỗi người mua trái phiếu $100 bảng Anh trong vòng một tháng sau khi thắng kiện và nhận được gia tài. Những người tổ chức hy vọng thu vào được $100,000 bảng Anh, nhưng cuối cùng chỉ thu được có $40,000 bảng Anh. Chỉ trong vòng một năm rưỡi, số bạc kếch xù này (vào thế kỷ thứ 19) cũng bị tiêu sạch!

MỘT HỚ HÊNH TAI HẠI!

Các bằng chứng quan trọng nhất trong vụ án liên quan đến việc Castro đã không có đủ khả năng để nhớ lại những sự việc quan trọng xảy ra trong đời Roger khi còn trẻ. Trong phiên tòa, người ta nghe Katherine kể lại việc nàng, người yêu cũ của Roger, đã đến thăm "Roger" cùng chồng và một người bạn gái. "Ngài Roger" đã vô tình để lộ bộ mặt thực khi ông chào người bạn gái của nàng là Katherine! Nếu không nhận diện được cả người yêu cũ, làm
sao Castro dám tự nhận mình là Roger được!
Phe bà con của Roger tuyên bố Thomas Castro chính thực là Arthur Orton, con của George Orton, một đồ tể ở số 69 High Street, Wapping, LuânĐôn. Orton từng ở Melipilla, Chí Lợi, nơi mà Roger đã từng viếng thăm khitrước. Ở Melipilla, Orton có gặp và quen với Castro, người này cũng là bạncủa Roger. Khi quyết định di cư qua Úc, y đã nhận làm nghề nấu bếp trên tàu Middleton để khỏi phải trả tiền, Orton liền bắt đầu dùng tên giả là Castro.
Tòa liền gửi một phái đoàn điều tra điNam Mỹ và Úc Châu để điều tra sựthực. Ở Nam Mỹ, phái đoàn khám phá, vào thời gian ấy chỉ có một người dân Anh Cát Lợi duy nhất đang trú ngụ tại Melipilla, người này tên Arthur Orton!Qua thuộc địa Úc Châu, phái đoàn phát hiện, Orton đã làm việc trong một nông trại lớn trong vùng Boisdale, Victoria, dưới tên Arthur Castro. Sau đó Castro di cư về phía bắc, và định cư tại Wagga Wagga. Phái đoàn điều tra còn đem vềAnh một quyển vở từ Úc, mà chính Castro công nhận là của mình. Trong đó có viết: "Người đẹp yêu quý của riêng anh. Mary Ann Loder, số 27 Russells Buildings, High Street, Wapping".

NHỮNG CÂU HỎIKHÓ THỂ TRẢ LỜI

Trong 23 ngày trời, trạng sư công tố thẩm vấn Castro một cách liên tục và đưa ra nhiều câu hỏi mà Castro không thể trả lời. Castro không nhớ gì về Pháp ngữ, là một ngôn ngữ mẹ đẻ mà Roger đã dùng từ lúc nhỏ đến năm tròn 16 tuổi!
Là con em giới thượng lưu trong thế kỷ thứ 19, Roger được học hành đầy đủ và biết sơ tiếng Latin, Hy Lạp và tiếng Hewbrew tức là tiếng cổ Do Thái. Castro lại bảo mình không biết bảng chữ cái Hy Lạp, vì chưa bao giờ học ngôn ngữ ấy! Khi bị hỏi vặn mới lòi ra thêm, Castro không biết chữ Hebrew phải đọc từ phải sang trái. Castro còn cho rằng Homer (Người học giả mù cổ Hy Lạp danh tiếng, tác giả thiên trường ca bất hủ Illiad, trong đó có kể truyện Jason và tấm lông cừu vàng, chuyến du hành kỳ thú của Odyssey, chiến tranh thành Troy để giành người đẹp Helene...) là người La Mã, và JuliusCaesar (Đại Hoàng Đế La Mã) là dân cổ Hy Lạp! Nếu Castro có đọc qua thánh kinh, thì sẽ không bao giờ mắc vào lầm lẫn sơ đẳng như vậy.
Hơn nữa, Roger Tichborne có một vết xâm mình có hình cây thánh giá, trái tim, một cái mỏ neo và hàng chữ tắt RCT do người bạn thân xâm trên cánh tay, Castro không hề có vết xâm đó.
Trạng sư công tố còn thẩm vấn Castro về nội dung những bức thư mà Roger đã viết gửi Katherine và luật sư gia đình trước ngày lên đường lang bạt kỳ hồ. Trong những bức thư này, Roger hứa trong vòng ba năm tới, sau khi xây dựng được sự nghiệp mới, sẽ trở về cưới Katherine.
Nhưng theo người đàn ông bự như thùng tô nô ngồi sau vành móng ngựa, thì những bức thư này có tính chất tài chánh, và xếp đặt tiền nong cho mẹ con Katherine trong trường hợp nàng có bầu với mình và hạ sinh con rơi trong khi mình vắng mặt!
Mọi người hiện diện trong phiên tòa đều kinh ngạc trước xì căn đan này, vì ta nên nhớ đây là đế quốc Anh vào thời nữ hoàng Victoria, người dân rất mực giữ gìn đạo đức (ít ra là trên bề mặt) và việc mèo mả gà đồng, có chửa hoang là một "tội lỗi" lớn, bị người đời nguyền rủa, nhất là nếu cô gái bất hạnh ấy lại thuộc giới thượng lưu, con nhà quyền
quý.
Trong khi Castro đưa ra những thố lộ động trời này, thì Katherine, nay là Lady Radcliff, cũng có mặt cùng chồng trong phiên tòa. Nhưng may mắn là Katherine cùng vị luật sư vẫn còn giữ kỹ các bức thư thật sự của Roger, và cho phép trạng sư công tố dọc trước tòa án, nhờ vậy mới bảo toàn danh tiết và vạch trần lời nói điêu ngoa, xảo trá của tên đại gian hùng!

BẢN ÁN CUỐI CÙNG

Bây giờ thì đã có đủ bằng chứng. Phiên tòa tạm đình hoãn đến ngày 6/3/1873, mới họp lại để công bố quyết định của bồi thẩm đoàn. Bồi thẩm đoàn tuyên bố, Castro có tội cố tình lừa dối toà án. Tòa tức khắc hạ lệnh câu lưu Arthur Orton, tự là Castro, và định ngày ra tòa để xét xử tội hình sự. Arthur bị nhốt trong khám đường Newgate Prisonđến ngày 26/4/1873. Đến ngày này, Arthur được phép tại ngoại hầu tra, sau khi đóng tiền thế chân. Tức khắc, Arthur lo chạy chọt, tổ chức vận động tài chính để lập "quỹ tự vệ".
Toà án hình sự xử vụ "Sir Roger" bắt đầu ngày 23/4/1873 và kết thúc vào ngày 28/2/1874. Các thành viên trong bồi thẩm đoàn mới được nghe trình bày cùng một số bằng chứng y như lần xử án sơ khởi cũ. Chỉ trong vùng Wapping mà thôi, có đến 200 nhân chứng được mời tham dự. Phân nửa bảo bị can chính là Arthur Orton, phân nửa cho là không đúng. Bị can được một luật sư người gốc Ái Nhĩ Lan là ông Edward Vaughan Kenealy QC biện hộ. Ông trạng sư này là một người rất già chuyện, đã bỏ ra 23 ngày trời mới đọc xong một bản diễn văn khởi đầu!
Cuối cùng, bồi thẩm đoàn chỉ cần có nửa tiếng bàn thảo đã đi đến quyết định: Họ tin rằng bị cáo không phải là Roger Charles Tichborne; rằng bị cáo không hề dụ dỗ cô Katherine Doughty phải lòng mình trước khi bỏ xứ ra đi; và bị cáo chính là Arthur Orton.
Orton bị phạt 14 năm tù ở. Khi bị cắt tóc ở trong tù, người ta tìm thấy một bằng chứng mới: tóc của Orton đã được nhuộm cho xẫm màu lại, vì tóc Orton có màu nhạt hơn tóc của Roger Tichborne nhiều!
Vào năm 1884, Arthur Orton được mãn tù sớm bốn năm, vì có thành tích tốt trong tù. Hai năm sau, Arthur sang Mỹ. Vào năm 1895, Arthur bán bản quyền câu truyện của mình cho báo The People với giá 4,000 bảng Anh, công nhận mình là người mạo danh. Arthur cho biết mới đầu chỉ thi hành việc mạo danh này như một trò đùa vui và một cách kiếm tiền còm, nhưng khi nhận thấy có nhiều người tin mình quá, không kìm giữ nổi lòng tham, Arthur bắt đầu tranh đấu để giành gia tài một cách nghiêm chỉnh. Vào tháng Bảy năm 1896, Arthur tuyên bố trên tờ tuần san Dispatch rằng ông định sẽ tranh đấu giành quyền thừa hưởng gia tài một lần nữa!
Vào ngày 1/4/1898, Arthur Orton từ trần. Người đời cho rằng, Arthur chọn chết đúng vào ngày này thật hợp lý, vì theo phong tục tây phương, 1 tháng Tư là ngày April's Fool Day, trong ngày này, báo chí thường đăng những chuyện trời ơi đất hỡi, khó tin mà ...không có thật để gạt bà con chơi!
Khi sắp chết, gia đình Arthur Ortonrất nghèo túng. Ông được chôn trong một ngôi mộ vô danh ở nghĩa trang Paddington. Có hơn 5,000 người tham dự đám táng. Trên nắp hòm, có ai đó đã viết dòng chữ cuối cùng, để tóm tắt cuộc đời người quá cố, và làm tròn ý nguyện mà lúc còn sinh tiền, Arthur Orton đã không đạt được: "SIR ROGER TICHBORNE. Baronet".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.