Hôm nay,  

Ân Xá Hay Không Án Xá Ông Lewis “Scooter’ Libby

25/06/200700:00:00(Xem: 7402)

Chữ trinh còn một chút này

Xin cầm cho vững, chớ giày cho tan

(Phỏng “Truyện Kiều”)

Trong tháng Năm, sau khi một bồi thẩm đoàn kết luận ông Lewis “Scooter” Libby có tội nói dối để cản trở sự thi hành pháp luật và ông chánh án liên bang Reggie Watson xử 30 tháng tù ở, dư luận bắt đầu đặt vấn đề tổng thống Bush có nên dùng quyền hiến định để tha tội cho ông Libby không.

Cuộc tranh luận nên hay không nên ân xá ông Libby mang nặng màu sắc chính trị. Những người Cộng hòa gồm các dân biểu, nghị sĩ và các tờ báo thiên hữu lên tiếng thuyết phục tổng thống Bush nên tha tội cho ông Lewis “Scooter” Libby vì ông là một công chức hết lòng phục vụ quốc gia. Trong khi đó những tờ báo tả khuynh và các dân biểu, nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ chủ trương không nên tha cho ông Libby để duy trì nguyên tắc ai cũng như nhau trước pháp luật.

Nếu đứng trên quan điểm chính trị “phủ bênh phủ, huyện bênh huyện” thì không có gì để tranh cãi. Nhưng nếu đặt vấn đề trên bình diện quyền lợi và uy tín của Hoa Kỳ thì vấn đề ân xá hay không ân xá ông Libby là một vấn đề lớn liên quan đến giá trị của Hoa Kỳ là một quốc gia có truyền thống tôn trọng luật pháp.

Bản Hiến Pháp Hoa Kỳ có 7 Điều và 27 Tu chính . Điều II, mục 2  ban cho tổng thống Hoa Kỳ quyền miễn truy tố hay ân xá tội nhân bị một tòa án xử phạt vì vi phạm luật lệ quốc gia, ngoại trừ quyền bãi miễn sự truất phế chức vụ (1).

Những người Mỹ lập quốc khi ghi Điều khoản này trong Hiến Pháp nghĩ đến những trường hợp tế nhị mà sự truy tố hay xử phạt một công dân có thể làm chia rẽ quốc gia và làm mất ổn định của xứ sở. Cũng dự trù trường hợp có người chỉ vì tưởng phục vụ quyền lợi quốc gia mà vô tình phạm luật.

Hiến Pháp khoán trắng quyền ân xá này cho tổng thống, nhưng thực tế có văn bản quy định thủ tục thi hành, thí dụ tổng thống cần lấy ý kiến của bộ Tư Pháp và nhất là thăm dò dư luận của quần chúng trước khi quyết định. Trong gần nửa thế kỷ qua các vị tổng thống Hoa Kỳ (trừ tổng thống Bill Clinton) đều hành xử quyền này một cách hết sức thận trọng và có trách nhiệm, tin chắc rằng việc ân xá sẽ mang lại không khí tươi mát cho quốc gia và làm cho nền dân chủ pháp trị của Hoa Kỳ bền vững hơn.

Ngày 8 tháng 9 năm 1974 tổng thống Ford đã ân xá tất cả những tội tổng thống Nixon đã phạm từ ngày 20/1/1969 là ngày ông Nixon nhậm chức tổng thống cho đến ngày 9/8/1974 (tổng thống Nixon từ chức ngày 8/8/1974 trước sự truất phế không tránh được vì sự lạm quyền, bao che sự tiến hành luật pháp của ông trong vụ Watergate). Sự ân xá này vào lúc đó đã bị dân chúng Hoa Kỳ phản đối, và có thể hành động ân xá của ông đã làm ông thất cử tổng thống năm 1976, nhưng lịch sử (tuy qua chưa lâu) đã chứng minh được rằng tổng thống Ford có lý.

Trong lời phát biểu trước quốc dân tổng thống Ford nói: “Lương tri cho tôi thấy chúng ta không nên kéo dài cơn ác mộng này. Lương tri cũng bảo tôi dùng quyền hiến định để kết thúc câu chuyện buồn thảm này. Quốc gia cần ổn định. Tôi cũng không thể dựa vào dư luận để biết mình phải làm sao cho đúng. Có thể tôi sai, và nếu tôi sai và có 10 vị thiên thần bảo tôi đúng cũng chẳng có nghĩa gì. Nhưng trong tận cùng của trái tim tôi, không phải của một vị tổng thống mà là một sinh vật bé nhỏ trong Trời đất tôi biết rằng nếu tôi không đủ can đảm để tha thứ (cho ông Nixon) Trời đất sẽ chẳng rộng lượng khi phán xét tôi.

Sau cùng đồng bào biết rằng ông Richard Nixon và gia đình ông đã chịu đựng và còn chịu đựng nhiều dù chúng ta và quốc gia vĩ đại này có làm gì đi nữa.

Cho nên, tôi, Gerald R. Ford, tổng thống Hoa Kỳ, thi hành Điều II, khoản 2 của bản Hiến Pháp ân xá mọi tội lỗi của công dân Richard Nixon đã phạm hay có thể đã phạm phải trong thời gian từ ngày 20 tháng 1 năm 1969 cho đến ngày 9 tháng 8 năm 1974”. (2)

Lời lẽ của tổng thống Ford cho thấy ông cân nhắc và trăn trở như thế nào trước quyết định ân xá cựu tổng thống Nixon.

Dưới thời tổng thống George H. Bush (1988-1992), sau khi thất cử  tổng thống nhiệm kỳ 2, và trước khi mãn nhiệm, ngày 24/12/1992 tổng thống đã ân xá cho cựu bộ trưởng quốc phòng Caspar Weinberger và 5 nhân viên chính phủ (gồm ông Elliott Abrams, nguyên phụ tá bộ trưởng ngoại giao phụ trách các nước Mỹ châu, Robert McFarlane, nguyên cố vấn an ninh quốc gia, và Duane Clarridge, Alan Fiers, Clair George thuộc cơ quan CIA) đã nhận tội có dính líu trong việc bán vũ khí cho Iran để lấy tiền lời giúp quân Contras chống chính phủ thân cộng tại Nicaragua trong khi luật cấm dùng ngân sách quốc gia giúp đỡ cho quân Contras đang có hiệu lực .

Tổng thống George H. Bush nói rằng: “… mẫu số chung hành động của những công dân này dù sai hay đúng đều do sự thúc đẩy bởi lòng yêu nước. Họ không hành động vì lợi lộc riêng tư. Cả sáu người đều đã trá giá bằng tiền bao năm dành dụm được (cho luật sư), và đang đứng trước một tương lai vô định và sự bất an của gia đình. Cái giá này cũng đã quá cao đối với những sai trái họ đã làm” (3)

Vụ ân xá gần nhất do tổng thống Clinton ban hành vào buổi sáng ngày 20/1/2001 chỉ mấy giờ trước khi ông rời chức vụ. Danh sách gồm 140 nhân vật trong đó có ông Roger Clinton, người anh em cùng cha khác mẹ với tổng thống Clinton phạm tội buôn bán ma túy, và không có một biện minh nào để chống đỡ hành động lạm dụng Hiến Pháp của ông. Câu chuyện đã qua đi nhưng nay bà Hillary Clinton ra tranh cử tổng thống, bộ xương khô này sẽ được các ứng cử viên Cộng hòa lôi ra khai thác, và bà Clinton sẽ phải trả giá cho chồng.

Trở lại câu chuyện ông Lewis “Scooter” Libby. Ông Libby nguyên là phụ tá của Phó tổng thống Dick Cheney. Ông liên hệ đến vụ án tiết lộ bà Valery Plame vợ của đại sứ Joseph Wilson là nhân viên mật của cơ quan CIA, và dư luận báo chí tin rằng mục đích tiết lộ là để trả thù ông Wilson vì ông này đã tiết lộ rằng việc tổng thống Bush nói ông Saddam Hussein có mua quặng Uranium của Niger là bịa đặt để có cớ đánh Iraq. Ông Wilson là người được CIA gởi đi Niger để điều tra vụ mua bán Uranium này.

Theo luật Hoa Kỳ, tiết lộ danh tính một nhân viên tình báo mật cũng như man khai trước một đại bồi thẩm đoàn (grand jury) là một hình tội. Và trong cuộc điều tra của cơ quan cảnh sát liên bang bang FBI cũng như trước đại bồi thẩm đoàn công tố viên đặc biệt Fitzgerald Patrick đã chứng minh rằng ông Libby khai láo với cơ quan FBI cũng như với bồi thẩm đoàn và truy tố ông ra tòa về tội cố tình ngăn trở cuộc điều tra để tìm ra ai là thủ phạm vụ tiết lộ công việc của bà Plame. Sau khi bị truy tố ông Libby buộc phải từ chức. Và chánh án liên bang Watson trong phiên tòa ngày 5/6/2007 đã kêu án ông Libby 2 năm rưỡi tù ở . Ông Libby kháng án dựa vào điểm pháp lý là công tố viên Patrick Fitzgerald do bộ Tư pháp bổ nhiệm làm công tố viên đặc biệt điều tra vụ bà Valery Plame chưa được Thượng viện phê chuẩn, hy vọng khỏi vào tù trong thời gian kháng án. Tuy nhiên chánh án Watson cho rằng điểm pháp lý của ông Libby không đứng vững (vì không có luật nào quy định công tố viên đặc biệt để điều tra viên chức cao cấp của chính quyền do bộ trưởng Tư pháp bổ nhiệm cần phải được Thượng viên phê chuẩn) và quyết định ông phải trình diện để vào tù trong thời gian kháng án. Nếu ông Lewis “Scooter” Libby vào tù thì đây là viên chức cao cấp liên bang đầu tiên bị tù kể từ vụ Watergate trong thập niên 70’s.

Trước đây tổng thống Bush đã cho biết ý kiến của ông là hãy để cho luật pháp tiến hành theo luật định. Người ta đoán rằng nếu thủ tục tòa án kéo dài thì đến sau cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 năm 2008 chắc cũng chưa xong. Đến lúc đó ông không còn bị ràng buộc gì cả, cuộc chiến Iraq có thể cũng đã có giải pháp, vụ việc bà Valery Plame và ông Lewis “Scooter” Libby cũng dịu bớt qua thời gian và qua không khí chuyển tiếp chính quyền ông sẽ ân xá (nếu vụ kháng cáo thất bại) cho ông Libby cũng không muộn, và sẽ không gây tác hại gì nhiều cho đảng Cộng hòa và uy tín trọng pháp của Hoa Kỳ.

Nhưng với án lệnh của chánh án Reggie Watson, tổng thống Bush phải có quyết định ân xá ông Libby (hay không) nếu không muốn ông Libby ngồi tù. Trong một bối cảnh không thuận lợi cho đảng Cộng hòa, nào là vụ ngụy tạo tin tình báo để đánh Iraq, nào là vụ dân biểu Randy “Duke” Cunningham (Cộng hòa, California) ăn hối lộ vào tù, nào là vụ ông Paul Wolfowitz giám đốc Ngân hàng Thế giới do tổng thống bổ nhiệm lợi dụng chức vụ ưu đãi người tình phải từ chức, nào là bộ Tư pháp cách chức bảy công tố viên liên bang chỉ vì không phục vụ đảng Cộng hòa như đảng Cộng hòa mong muốn, uy tín của tổng thống Bush đang xuống thấp, tổng thống Bush đang đứng trước một vấn đề nan giải .

Đứng trên lẽ phải trái, không có căn bản nào để tổng thống Bush ân xá cho ông Libby. Về mặt nội bộ ân xá ông Libby sẽ làm xáo trộn lòng dân và là một thái độ khiêu khích đảng Dân chủ. Đảng Dân chủ còn rất nhiều chuyện xếp trong hồ sơ chưa khui ra để hạch hỏi đảng Cộng hòa (vì đất nước đang có chiến tranh), và “cơn bão ân xá” sẽ ảnh hưởng không ít đến cuộc bầu cử quốc hội và bầu cử tổng thống tháng 11 năm 2008.

Nhưng điều quan trọng hơn là uy tín của Hoa Kỳ. Dù Hoa Kỳ đã phạm những sai lầm do tình hình chiến tranh gây ra, Hoa Kỳ vẫn còn là quốc gia tồn trữ những giá trị cố hữu của thế giới là nước tôn trọng luật pháp và nhân quyền, những giá trị được Liên hiệp quốc long trọng công nhận. 

Bởi vậy sự trọng pháp của Hoa Kỳ chẳng những là sự giữ gìn uy tín của Hoa Kỳ mà còn là một hành động bảo tồn đạo lý của thế giới chúng ta đang sống. Khi đạo lý thế giới bị coi thường con người sẽ trở nên bơ vơ lạc lỏng và sẽ sống với nhau với luật rừng xanh. Cho nên mặc dù Hiến Pháp Hoa Kỳ cho tổng thống quyền ân xá tội phạm, sự xử dụng nó là một hành động đạo lý hơn là luật pháp và hành xử quyền đó là để an dân chứ không phải để che chở bà con, phe nhóm hay bè cánh của mình.

Tổng thống Gerald Ford đã cầu nguyện khi ân xá cho cựu tổng thống Nixon. Tổng thống George H. Bush đã trăn trở khi ân xá những viên chức liên quan trong vụ Iran-contra, tổng thống Bill Clinton đã lợi dụng quyền tổng thống vào giờ thứ 25 để ân xá cho một số người không đáng ân xá với mục đích ân trả oán đền. Lịch sử sẽ công bình phán xét.

Tổng thống George W. Bush sẽ phải cân nhắc cẩn thận trước quyền lợi của đất nước và uy tín của Hoa Kỳ trên thế giới trước khi lấy quyết định ân xá hay không ân xá cho ông Lewis “Scooter” Libby. Lịch sử sẽ nghiêm khắc với ông về quyết định này hơn là quyết định đã đưa Hoa Kỳ vào cuộc phiêu lưu tại Trung đông.

Trần Bình Nam

June 23, 2007

binhnam@sbcglobal.net

www.tranbinhnam.com

(1) Article II, section 2, U.S. constitution: “… he (the President) shall have Power to Grant Reprieves and Pardons for Offenses against the United States, except in Cases of Impeachment.”

(2)  Nguyên văn: “My conscience tells me clearly and certainly that I cannot prolong the bad dreams that continue to reopen a chapter that is closed. My conscience tells me that only I, as President, have the constitutional power to firmly shut and seal this book. My conscience tells me it is my duty, not merely to proclaim domestic tranquility but to use every means that I have to insure it. I do believe that the buck stops here, that I cannot rely upon public opinion polls to tell me what is right. I do believe that right makes might and that if I am wrong, 10 angels swearing I was right would make no difference. I do believe, with all my heart and mind and spirit, that I, not as President but as a humble servant of God, will receive justice without mercy if I fail to show mercy.

Finally, I feel that Richard Nixon and his loved ones have suffered enough and will continue to suffer, no matter what I do, no matter  what we, as a great and good nation, can do together to make his goal of peace come true.

Now, therefore, I, Gerald R. Ford, President of the United States, pursuant to the pardon power conferred upon me by Article II, Section 2, of the Constitution, have granted and by these presents do grant a full, free, and absolute pardon unto Richard Nixon for all offenses against the United States which he, Richard Nixon, has committed or may have committed or taken part in during the period from January 20, 1969 through August 9, 1974.”

(3) Nguyên văn:

"The common denominator of their motivation -- whether their actions were right or wrong -- was patriotism. They did not profit or seek to profit from their conduct, and have already paid a price -- in depleted savings, lost careers, anguished families -- grossly disproportionate to any misdeeds or errors of judgment they may have committed.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.