(New York - VNN) Hôm 4-5 vừa qua các Dân biểu Hoa kỳ, gồm các ông Chris Smith, DB đảng Cộng hoà, tiểu bang New Jesey; ông Bart Stupak, DB đảng Dân chủ, tiểu bang Michigan, và ông Frank Wolf, DB đảng Cộng Hoà, tiểu bang Virginia đã cùng đứng tên trong một bài báo trên tờ báo lớn có tiếng ở Hoa Kỳ là tờ Wall Street Journal, đăng một giác thư nhằm nhắn gửi tới Hà Nội về việc nhà cầm quyền CSVN vi phạm nhân quyền, đàn áp các nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam.
Dưới đây là lược dịch bài báo Memo to Hà Nội nói trên: Memo to Hanoi (CHRIS SMITH, BART STUPAK and FRANK WOLF - Wall Street Journal)
Một tu sĩ Công giáo trải qua 13 năm trong tù lại bị bắt và tuyên án thêm 8 năm vì cố vấn cho một phong trào dân chủ và một đảng mới thành lập. Một phụ nữ có chồng mới ra tù vì tội phát tán tài liệu dân chủ bị một chiếc xe do cảnh sát chìm lái đụng, mục đích là trấn áp, ngăn cản bà ta đi gặp Đại sứ Hoa Kỳ. Một luật sư đi Mỹ tham dự khoá nghiên cứu sinh của Quỹ Hỗ Trợ Dân Chủ bị bắt trong vòng một tuần sau khi về nhà, và bị cáo buộc là có hành động nhằm lật đổ chính quyền.
Các câu chuyện này có vẻ như trích dẫn ra từ hồ sơ của KGB, thực chất toàn bộ các sự kiện đã xẩy ra lúc gần đây tại Việt nam.
Mỗi sự kiện, mặc dù tàn bạo và kinh hoàng, đáng tiếc là nằm trong dự đoán. Việt nam rêu rao đã chấm dứt ngược đãi nhân quyền nhưng cái gọi là cải tổ chỉ hiển thị toàn là hoả mù. Nhà cầm quyền Việt nam tiếp tục ngược đãi nhân quyền một cách vô tội vạ.
Đầu tuần này, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua một nghị quyết do chúng tôi bảo trợ, một lần nữa nhấn mạnh rằng nhà cầm quyền Việt nam hãy chấm dứt giở trò với nhân quyền. Nghị quyết của chúng tôi đòi hỏi CHXHCN Việt nam tức khắc phóng thích tất cả các tù nhân chính trị và các tù nhân lương tâm đã bị bắt trong một làn sóng trấn áp của chính quyền.
(Những người này) gồm LM Nguyễn văn Lý, tu sĩ Công giáo nêu trên, bị án 8 năm tù chỉ vì giản đơn là tìm cách thực hành nhân quyền căn bản qua phương thức ôn hoà ủng hộ thay đổi tại Việt nam. Phiên toà kangaroo xử cha Lý kết thúc trước khi xét xử. Chẳng có Luật sư biện hộ, ông phải tự chống đỡ một mình trong pháp đình mà tội đã quy định sẵn, và bị bịt mồm khi muốn lên tiếng bảo vệ quyền hạn của mình.
Ông ta không phải đơn độc. Vào thời điểm LM Lý bị tóm bắt, công an Việt nam bắt người phát ngôn chính của đảng Thăng Tiến và là người sáng lập của Liên đoàn Lao động Lê thị Công Nhân. Trong cùng ngày LM Lý bị bắt là 5 tháng Ba 2007, công an Việt nam cũng bắt một luật sư hiếm hoi chuyên trách nhân quyền là Nguyễn văn Đài.
Cùng với các nổ lực ô nhục nhằm làm câm miệng các chống đối chính trị, chế độ Hà nội tiếp tục đàn áp tôn giáo và đày đoạ tín hữu Cao đài, GH Phật Giáo VNTN, Phật Giáo Hoà Hảo, và người Thượng vùng Cao nguyên Trung phần.
Quyền lợi Lao động gần như không có, và nhà cầm quyền Việt nam chẳng có tiến bộ gì trong việc chấm dứt tệ nạn buôn người trên đất nước.
Việc kết án LM Lý và việc bắt giam ông Đài và cô Công Nhân vi phạm điều 69 Hiến pháp Việt nam và vi phạm những quyền đã được trang trọng minh định trong Hiệp Ước về Dân quyền và Quyền chính trị (ICCPR) mà việt nam là một nước thành viên. LM Lý và các nhà đối kháng chỉ giản đơn muốn đất nước của họ có tương lai tốt đẹp hơn. Họ là những người thông minh, tháo vát và lương thiện - Là số người Việt nam tốt nhất và có đảm lược nhất. Họ chẳng ẩn chứa gì hiểm độc, và chẳng bao giờ ủng hộ bạo lực chống nhà cầm quyền Việt nam.
Cũng như Vaclav Havel, Lech Walesa và các quán quân dân chủ đã giúp chấm dứt chủ nghĩa Cộng sản một cách ôn hoà tại Đông âu, những người này là những vị anh hùng. Họ và thân nhân của họ liên tục bị xách nhiễu, ngược đãi và trong nhiều trường hợp, bị giam hãm và tra tấn chỉ duy là họ ủng hộ một nước Việt nam trong đó họ và đồng bào của họ có tự do ngôn luận, bầu cử tự do công bình, và tự do tín ngưỡng.
Chính thể bạo ngược thì thù ghét và sợ bị vạch trần công khai, do vậy chúng ta phải tập trung như một tia sáng Laser vào các vi phạm nhân quyền tại Việt nam. Hạ Viện Hoa Kỳ đã mãnh liệt đòi hỏi cải tổ qua nghị quyết của chúng tội, lên tiếng hộ cho các nhà đối kháng tại Việt nam hiện đang bị chế độ bưng bít, và đòi hỏi rằng nhà cầm quyền Việt nam phải tuân thủ các tiêu chẩn về nhân quyền và các quyền tự do cơ bản đã được quốc tế công nhận. Cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các lân bang và các đối tác thương mại nên noi theo bằng các nghị quyết tương tự để gây áp lực với chế độ.
Lúc Việt nam gia nhập WTO vào năm 2006, qui chế hội viên được chấp thuận theo điều kiện đảm bảo nhà cầm quyền Việt nam sẽ cải thiện hồ sơ nhân quyền một cách vững chải và liên tục. Đợt càn quét kỳ này là một bược giật lùi nghiêm trọng. Cách hành xử bình hằng và trách nhiệm khi hội nhập vào cộng đồng quốc tế không chấm dứt qua việc làm thành viên của WTO. Ngược lại là sự liên tục khẳng quyết sẽ bảo vệ và biểu dương nhân quyền là yêu cầu đối với mọi nước thành viên. Nếu các nhà lãnh đạo Việt nam không sẵn lòng thực thi các nghĩa vụ của thành viên WTO, thì họ bất xứng để hưởng dụng các phúc lợi của thành viên.
Nhân quyền là vấn đề trung tâm - Và tuyệt nhiên là cốt lõi của mối quan hệ giữa chúng ta và bất cứ một chính quyền nào. Việt nam chẳng phải là biệt lệ.