Hôm nay,  

Hà Nội: Cuộc Biểu Tình Vẫn Còn Tiếp Diễn

01/02/200700:00:00(Xem: 4877)

Hà Nội: Cuộc Biểu Tình Vẫn Còn Tiếp Diễn

Ghi chép: Trần Khải Thanh Thủy (và các cộng sự)

Ngồi chờ tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng.
Kể từ sáng thứ 5 (ngày 11/1/2007) gần 500 xã viên làng nghề ở Vạn Phúc thị xã Hà đông đã kéo nhau lên văn phòng chính phủ (35 Ngô Quyền-Hà Nội) biểu tình thị uy. Ngoài một số người đi xe máy, taxi, còn hơn 400 người tràn vào bến xe buýt Hà Nội-Hà đông ngồi chật 7 xe (Mỗi xe chứa 65 người), với lý do - từ năm 1991, xã đã mượn đất của dân để đưa vào dự án làng nghề.

Tưởng làng nghề là bản sắc văn hoá dân tộc, bao nhiêu năm bị bỏ đói, không chế độ, không lương, thưởng; nay nhà nước đã nhìn ra, trông vào, đầu tư nâng cấp, cải thiện đổi mới, đề cao truyền thống làng nghề, có chính sách hợp lý đúng đắn để bà con khỏi thua thiệt, nhằm phát triển sản xuất, nâng cao tay nghề, cạnh tranh lành mạnh với các đơn vị, địa phương, các tổ chức trong và ngoài nước, đề cao một mặt hàng xuất khẩu đặc biệt là lụa tơ tằm của Việt Nam nên bà con phấn khởi ghi nhận, giao đất, giao vườn. Nào ngờ 10 năm rồi 15 năm trôi qua, dự án mãi còn bỏ ngỏ.

Khi dân lên tiếng đòi trả lại đất cho vay, thì dự án mới nhúc nhích chuyển động, mà số người được đền bù chỉ thuộc về đối tượng nông nghiệp, nghĩa là chiếm ¼ của làng, ¾ còn lại chuyên về nghề dệt lua tơ tằm, làm nên bản sắc độc đáo của Hà Tây - quê lụa, thì lại bị bỏ qua. Không những gây nên sự hẫng hụt, bức xúc cho cả vài ngàn người, còn tạo ra tình trạng bất ổn, mâu thuẫn, chia rẽ giữa những người dân trong làng với nhau. Nhà nào một lao động chính là nông nghiệp còn được đền bù chút đỉnh, nhà nào cả vợ chồng, con cái cùng theo nghề dệt lụa truyền thống chỉ còn nước đói... Đói hiện tại, đói tương lai, đói cả niềm tin vào chế độ chính sách. Vì vậy sau những ngày dài ôm nhau mà khóc, ôm nhau mà chờ, bà con quyết định khăn áo, gió đưa, tay gậy tay bị lên trung ương... ngồi chờ... Chưa khi nào cảnh tượng ở bến ô tô Hà Đông lại nhộn nhịp, đông đúc và ồn ào đến thế. Người chen, kẻ lấn, bóng công an chen lấn giữa đám người làng, tay cầm dùi cui, miệng ầm ào la lối, bắt bà con phải xuống, ai về nhà nấy,cấm đi, cấm đến... lơ tơ mơ là bỏ tù cả lũ.

Mặc cho dùi cui vung lên, lệnh miệng hạ xuống, bà con từ già đến trẻ, đàn ông, đàn bà vẫn tíu tít lên xe, đuổi xe này thì bắt xe khác, chặn ô tô buýt thì đi xe tuyến, xe đường dài, liên tỉnh. Giữa nơi được gọi là cửa ngõ thủ đô, cách Hà Nội tròn 11 km này, xe chạy nghêng ngang như cua bò lổm ngổm trên đường, bắt xe nào chả được, vẫy lúc nào chả xong, lên xe nào ai cấm"

Cả làng chỉ trừ ông già, bà cả ở lại cơm nước, trực chiến, còn lại tất cả kéo nhau lên trung ương kêu kiện. Nhiều hôm xe thoát hiểm chạy ra tận gò Đống Đa còn bị lực lượng cảnh sát 113 của thị xã và tỉnh đuổi theo, áp sát vào lề đường, bắt cả 7 chiếc xe buýt phải đổ người xuống, không cho quay về bến cũ, cũng không cho đi tiếp lên Hà Nội... Thế là 4-500 con người, bất chấp lệnh cấm, người đi bộ ra vườn hoa Mai Xuân Thưởng, người bắt xe ôm ra 35 Ngô Quyền ngồi đợi, người tức khí gọi ta xi đi tiếp. Cùng là thân phận "cóc, nhái", mà mưa không khắp đất, họ quyết lên thiên đình thưa kiện, kẻo trời hạn hán qúa lâu rồi. Ngồi một chỗ nghiến răng trèo trẹo, sái quai hàm cả 15 năm rồi mà người của "thiên đình" cũng chẳng biết cho, trong khi có giọt mưa nào thì quan xã, quan tỉnh hưởng cả, thừa thãi mới đến dân, mà chỉ dân nông nghiệp mới được chia phần, còn dân làng nghề, dệt ra những tấm vải tơ lụa vàng óng quý giá, cả nước biết đến, Ấn Độ, Trung Quốc phải so bì, thì bị bỏ mặc...

Chẳng còn gì để mất, cả làng lũ lượt kéo nhau đi, với ý chí cao hơn ngọn núi: quyết tâm gặp bằng được chủ tịch nước mới thôi. Khẩu hiệu mà dân làng căng ra là: "Người dân quê hương cách mạng yêu cầu gặp chủ tịch Nguyễn Minh Triết."

Ngày đầu, ngày thứ 2 rồi ngày thứ 15, người dân vẫn tiếp tục bám trụ, mặc công an dỗ dành, doạ nạt, dẹp loạn, đàn áp, giải tán, mặc mưa gió, bão bùng, nhiệt độ ngoài trời xuống tới 10-12 độ C, rét quắt tai, tái môi, cứng hàm, khói thở ra đằng mũi, tay chân nổi da gà, vẫn kiên trì bám trụ. Cứ lấy cổng văn phòng chính phủ làm đích, một tấc không đi, một li chẳng rời. 6 giờ sáng lốc nhốc từ cổng làng đi, 7 giờ có mặt, căng khẩu hiệu và ngồi bệt ăn vạ đến tối... người về nhà đổi ca cho người khác lên, người về ăn uống tắm giặt, mang đồ ăn thức uống cho mọi người, tíu ta tíu tít, đúng như lời kêu gọi của Mác: "Cách mạng là ngày hội cuả quần chúng"...

Giữa trung tâm thành phố, nơi khách tây nhìn thấy, người dân thủ đô trông vào, công an không dám giở trò thô bạo, chỉ chờ đến khi trời tối, bóng đêm ập xuống, lực lượng biểu tình mỏng, vì người đi, kẻ ở, rồi các quan khách nước ngoài ít qua lại, công an mới dám cho xe tù bịt bùng kín mít xúc họ đi. Cả công an tỉnh Hà Tây, công an thành phố Hà Nội, công an phường Hàng Bài cùng kết hợp... để xua đuổi vài trăm con người ra khỏi khu vực cổng văn phòng, kèm đủ lời doạ nạt, cay cú, qúa khích... nhằm cho người dân biết sợ mà bỏ chạy tán loạn, triệt tiêu mọi mầm mống "nổi loạn", kêu kiện, đòi hỏi.

... Mặc cho mưa dùi cui và bão miệng từ đám công an đổ xuống, sáng hôm sau, đến hẹn lại nên, bà con lại lũ lượt rủ nhau đi. Cảnh sắc làng nghề như mang một sắc thái mới, một âm hưởng mới, 10,11 giờ khuya còn líu ríu chia tay, dặn dò, khích lệ. 4, 5 giờ sáng đã í ới gọi nhau từ đầu làng đến cuối xóm. Chỉ trừ trường hợp đặc biệt, gần đất xa trời, không người trông nom cơm nước nhà cửa cho bọn trẻ mới ở lại, còn nhà hai người cũng phải đi một, nhà 5 người thì đi bốn, đi ba... người ở lại lo việc "hậu phương", cơm nước, bồi dưỡng sức dân. Càng những ngày sau càng đông hơn ngày trước. Tất cả nêu cao quyết tâm: "Phải đòi cho được quyền lơị đã mất, không thể cứ nên khẩu hiệu "cho dân và vì dân" lại cướp không của dân như thế""

Hôm nào tránh được nạn công an quấy nhiễu, trốn thoát được sự kiềm toả săn lùng của bọn slochome nội hoá (mũi thính, tai dài, răng nhọn) bà con lũ lượt ở lại, cứ vỉa hè làm nền, bóng cây làm mái, cả trăm con người quây lại bên nhau, che chắn cho nhau, mặc gió rét ù ù thổi, những ngọn lửa quyết tâm của họ không hề vơi cạn, mà còn sưởi ấm cho nhau, động viên khích lệ tinh thần nhau, quyết vượt ra khỏi bóng tối của sự độc tài, đói kém, bất công, ngang trái.

Gặp một nhóm bà con ở lại ban đêm, người thu lu trong đống chăn bạt quần áo mũ mãng sùm sụp để tránh rét, tôi hỏi:

- Bà con kéo nhau đi đông, lại đi dài ngày như thế này, lấy ai tài trợ"

Tất cả cùng nhao nhao trả lời:

- Chúng em không có ai tài trợ, chỉ người làng đoàn kết bao bọc cho nhau là được rồi. Khổ thế này đã ăn thua gì so với những ngày thắt lưng buộc bụng trong thời bao cấp: "Tất cả cho tuyền tuyến, tất cả để thắng Mỹ"...

- Thế bà con còn định ở lại đây đến bao giờ"

- Bao giờ giải quyết dứt điểm cho bọn em theo nghị định 64 CP, thì bọn em mới thôi, còn cứ cảnh ra vườn hoa Mai Xuân Thưởng, lại đẩy về ủy ban nhân dân tỉnh, rồi tỉnh lại đẩy xuống thị xã, thị xã cố tình ỉm đi là không xong với chúng em.

- Thế 2 tuần qua bà con đã gặp chủ tịch nước chưa"

- Gặp thì còn nói chuyện làm gì, không biết ông ta minh ở đâu, triết ở đâu, chứ 15 ngày qua, dưới con mắt dân làng bọn em, ông ta tối tăm, mù loà chết chóc lắm, ông ta là là tr(Ch)ết, chứ có phải triết đâu"

- Không sợ công an phun vòi rồng, hay bắt bớ như đối với nhóm bà con ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng à" Hôm trước cả 8 người bị bắt vào đồn công an Hàng Bài, bị chửi bới, đánh đập và bỏ đói suốt từ 8 giờ sáng đến tận 8 giờ tối đấy thôi"

- Sợ gì, sợ thì chúng em đã chẳng dám bỏ nhà bỏ cửa ra đây, có điều những người bị bắt dũng cảm lắm, chửi bới rất hăng, nhất là bà Đỗ thị Luyện, dám tụt cả quần để thách đố lại sự ngạo ngược của bọn chúng, cả nhà sư Thích Đàm Bình nữa, chán cõi đời trần tục, phải lánh đời, lạc đạo mà cũng không xong với chúng, lại phải xông ra giữa đời mà cứu khổ cứu... mạng.

- Sao cái lũ công an phường Hàng Bài này mù loà cả đạo lý lương tâm lẫn luật pháp thế nhỉ, bắt người không có lệnh, thả người cũng không đền bù, giải thích gì. Cứ thích bắt là bắt, nhốt chán rồi không làm được gì lại thả. Không sợ cả 7 tỷ người trên khắp hành tinh nghẹo đầu, lắc cổ, nhún vai, bĩu môi,bình phẩm à: - The country is no ruler (một nước không luật lệ) sao"

- Thì chúng biết bà con lên thiên đình thưa kiện, sợ bà con tước mất dùi, gõ thùm thụp vào mặt trống, điếc tai lãnh đạo, điếc tai các nước láng giềng, bị 5 châu 4 biển lên án, nên phải "bắt cóc bỏ đĩa" chứ sao"

- Nếu nhà sư Thích Đàm Niêm không kéo số bà con còn lại ở vườn hoa đến đòi người, thì chúng lại tiếp tục nhốt giữ, bỏ đói bà con qua đêm à"

- Tất nhiên, sự sợ hãi nuôi dưỡng ý đồ xấu mà, bà con càng sợ chúng càng làm già, bà con ý thức được quyền làm người của mình, nhao nhao đòi thả, nếu không sẽ có các ký giả quốc tế đến tận nơi hỏi han, chụp ảnh, tường thuật cho cả thế giới biết... khiến chúng mất mặt ấy chứ.

- Trời ơi, sao không ghi tên và số hiệu của từng thằng để làm bằng chứng"

- Chúng nó biết chơi không đúng luật, nên có dám đeo biển hiệu, mặc quân phục đâu, toàn lập lờ để bức hại dân oan đấy chứ, vì thế đôi co, đấu khẩu một chặp, biết thua cả lý lẫn lẽ, chúng buộc phải thả người.

- Thế ngày mai bà con có tiếp tục biểu tình không"

- Thứ 7, chủ nhật, các lãnh đạo không làm việc, bọn em lặng lẽ trở về, lo củng cố lương thực, tiền bạc, chăm chút nhà cửa rồi thứ 2 lại tiếp tục đu bám xe ô tô buýt, hoặc luồn lách bằng xe máy, hay tổ chức thuê riêng một chiếc ô tô để đưa đón bà con một ngày mấy lượt tụ tập ăn vạ trước cửa văn phòng trung ương như thế này.

- Đoàn kết qúa nhỉ, thế buổi sáng, buổi trưa, bà con ăn uống ngủ nghỉ ra sao"

- Đơn giản lắm mà, người nắm xôi, bánh mì, bánh chưng hoặc cơm nắm muối vừng. Nhà đông con của không ngon cũng hết. Cả mấy thúng bánh mì, mấy chục gói cơm nắm, rồi cả rổ củ đậu gọt sẵn chất cao như núi mà chỉ loáng đã hết...

Đã có báo chí nào trong nước đưa tin bà con chưa"

- Bố bảo cũng chẳng dám đưa, bá ạ, Việt Nam bị xiết họng báo chí mà, chỉ xiết thêm tí nữa là tắc họng giãy chết cả lũ thôi, nên phóng viên họ sợ lắm.

- Ô hay thế đi cả năm, mà không có ai găm lên mặt báo một tiếng thì công cốc à"

- Lo gì bác, họ muốn lấy dân làm gốc thì phải giải quyết chứ, nếu gốc đổ, cây có đứng nổi không"

- Hay lắm, đúng là khẩu khí của "cô gái suối Hai, chàng trai cầu Rẽ"*, ngay cửa ngõ thủ đô có khác, từ lời ăn tiếng nói, cách trang phục, quan điểm, thái độ đều rành rẽ, hơn hẳn những người dân ngoan ở các tỉnh thành khác.

- Thì đội ngũ lãnh đạo Hà Tây đểu nhất nước mà bá.

- Ấy chết, đểu nhất phải là hệ thống luật pháp ở Bắc Giang và Vĩnh Phú chứ, chỉ có điều người dân ở xa trung ương nên vẫn còn bị tâm thức dốt nát và nô lệ hoá chi phối...

- Bá yên tâm đi, cứ với cách điều hành này, thì Hà Tây quê lụa sẽ biến thành... Hà Tây quê lửa, và sẽ có những Hà Tây trong lòng Vĩnh Phúc, Thái Bình, Bắc Giang, Tuyên Quang, Hoà Bình, bá ạ...

Cho đến thời điểm cuối 1-2007 này, cả một loạt làng nghề ở Việt Nam đã mất, từ cá rô đầm sét, làng hoa Ngọc Hà, làng Đào nhật Tân v.v... làng đúc đồng ở Ngũ xã, làng chạm bạc ở Đồng Sâm (Thái Bình) v.v Còn bây giờ, làng dệt lụa ở Vạn Phúc (Hà đông) còn hay không, phụ thuộc vào thắng lợi hay thất bại của cuộc ra quân lần này, cũng là phu thuộc vào cách giải quyết của ông chủ tịch Nguyễn Minh Triết. Nếu ông thực sự có cái nhìn đúng đắn, minh triết như cái tên của ông thì bà con còn có cơ ngẩng mặt, sống chết với nghề dệt lụa của mình, ngược lại, nếu ông cứ trốn chui trốn lủi mãi thì đồng nghĩa với việc ông treo niêu của cả chục nghìn người dân của làng nghề, bóp chết nghề dệt lụa truyền thống nổi tiếng của Việt Nam, bằng chính bàn tay vô cảm, độc tài, chết chóc của ông.

Cuộc biểu tình vẫn còn tiếp diễn, cả 6 triệu con mắt của đồng bào hải ngoại và 14 tỷ con mắt của thế giới đang nhìn vào để xem cách giải quyết của ngài chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết"

Hy vọng, ông sẽ khác với các đời chủ tịt khác như Nông Đức Mạnh, Trần Đức Lương... dở dở ương ương, làm khổ trăm dân trước đó.

Ngô Quyền 26-1-2007

TKTT

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.