Ấn Độ: 200 Triệu Dân giai cấp cùng đinh Theo Phật Giáo
NAGPUR (INDIA) - Hơn 50 năm trước, tác giả của hiến pháp Ấn Độ, B. R. Ambedkar, đã khởi động một cuộc vận động chính trị xã hội Phật Giáo mà nhiều người tin rằng ngày nay đã đạt kết quả qua Mayawati, vị thống đốc của tiểu bang Uttar Pradesh ở miền bắc, tiểu bang đông dân nhất của Ấn Độ.
Cả hai Ambedkar và Mayawati đều xuất thân từ giai cấp được gọi là "không thể đụng tới", được biết như là Dalit (người nghèo khổ).
Đã có một thời tại thành phố ở giữa Ấn Độ Ambedkar đã quy y theo Phật Giáo với 1 triệu đồng bào của ông vào ngày 14 tháng 10 năm 1956. Mayawati không công bố niềm tin tôn giáo của bà, nhưng như là người đi theo Ambedkar, những người Phật tử mong bà biến ước mơ của ông thành sự thật - đó là làm cho những Phật tử nghèo có quyền được đối xử bình đẳng như các công dân khác trong miền đất Phật.
Mayawati, một trong những khuôn mặt mà báo Forbes đã liệt kê trong số 100 người phụ nữ có quyền lực nhất thế giới, đã tuyên bố ước nguyện của bà ta muốn trở thành thủ tướng Ấn và được dự đoán bà sẽ chiến thắng trong các cuộc tổng tuyển cử được ấn định vào nửa đầu năm nay.
"Chúng ta đã quy y theo Phật Giáo hồi năm 1956, nhưng chúng ta vẫn còn đối diện với nhiều kỳ thị, bất công và bạo hành," Devidas Ghodeshwar đã phát biểu như vậy, lúc nói chuyện với IPS trước "Ngôi Tháp Deekshabhoomi" được xây tại đây để đánh dấu chỗ quy y lịch sử của Ambedkar, cùng với hàng ngàn đạo hữu của ông.
Đài kỷ niệm được xây dựng sau khi tháp Sanchi nổi tiếng được dựng vào thế kỷ thứ 3 bởi đại đế Asoka người từ bỏ Ấn Độ Giáo để trở thành Phật tử. Từ đó về sau, Phật giáo hưng thịnh tại Ấn Độ cho đến thế kỷ thứ 7 khi Phật Giáo đi vào lụn tàn, vì sự phục hưng quyền lực của Ấn Độ Giáo.
Ngay dù Phật Giáo đã truyền básang Tây Tạng, Viễn Đông và Đông Nam Châu Á, những Phật tử ở Ấn Độ vẫn bị ngược đãi khổ sở.
Tuy nhiên, Phật Giáo đã tiếp tục có mặt tại Ấn Độ qua những di tích như các tháp và tu viện đầy ấn tượng, nghệ thuật điêu khắc, và qua nhiều quan điểm triết lý và giáo lý như tinh thần bất bạo động. Khác hơn những Phật tử nghèo (cũng gọi là các Phật tử mới), các cộng đồng lớn của Phật tử tiếp tục duy trì trong vùng biên giới Hy Mã Lạp Sơn của các tiểu bang hiện đại như Uttarakhand, Himachal Pradesh, Sikkim và Arunachal Pradesh nơi mà họ bị đàn áp bởi Ấn Độ Giáo.
Tại Ấn Độ, trong khi các vụ tấn công bởi các nhóm dân quân Ấn Giáo vào các cộng đồng thiểu số Hồi Giáo và Thiên Chúa Giáo đã gây sự chú ý của truyền thông Ấn Độ và quốc tế, những tội ác đối với các Phật tử đều không được phúc trình, hầu hết bởi vì họ là thành phần thấp nhất trong nấc thang giai cấp của xã hội.