Hôm nay,  

Kinh Tế Hoa Kỳ Đi Về Đâu?

04/11/200800:00:00(Xem: 7990)

 

Phạm Văn Thuyết
Lời Tòa Soạn : Trước  cơn biến loạn của Tình hình Kinh tế  càng ngày càng suy thoái của nước Mỹ, không những chỉ người dân nước này chịu ảnh hưởng như đã xẩy ra với hàng trăm nghìn gia đình mất  nhà, sau  khi họ  bị thất nghiệp. Tình trạng xuống dốc  kinh tế tại Hoa Kỳ còn có ảnh hưởng dây chuyền sang hai thị trường kinh tế tài chính  quan trọng ở  Châu  Âu và Châu Á khiến  cho nền kinh tế  chung tr6en Thế giới bị gấn như đứng  lại khiến mọi chính phủ phải lo ngại.
Vì vậy,  một bài viết  như Bài  nói chuyện của Tiến sĩ  Phạm Văn Thuyết tại Nghị Hội Tòan Quốc họp tại Washington D.C ngày 26 tháng 10 năm 2008  giải thích tại sao lại có   cơn “bão” kinh tế  bất ngờ dâng lên ngay trong lòng của nền kinh tế đứng đầu thế giới như Hoa Kỳ là một việc làm rất hữu ích.
Tiến sỹ Thuyết từng giảng dậy tại Đại học  Luật Khoa Sàigòn trước năm 1975. Tại  Hoa  Kỳ, ông từng là Giáo sự thỉnh gỉang tại Đạo học nổi tiếng John Hopkins và là chuyên viên Kinh tế  trong nhiều năm của Ngân hàng Thế giới..
Hiện nay ông đã nghỉ hưu nhưng vì nhu cầu,  Ngân hàng Thế giới  vẫn mời Ông làm Cố vấn cho cơ quan này.
*
 Kinh Tế Hoa Kỳ đi về đâu"
Xin cảm ơn những lời giới thiệu nồng nhiệt cuả Ông Chủ Tịch Nghị Hội, và Xin Kính Chào quí vị.
Thưa Quí Vị,
Vì cuộc khủng hoảng tài chánh đang diễn ra nóng bỏng hiện nay nên Nghị Hội đã điều chỉnh chương trình hội nghị để có thêm cuộc thảo luận với chủ đề như trên, và yêu cầu tôi đến góp ỵ’. Tôi xin rất vui vẻ nhận lời và xin cám ơn Ban Tổ chức đã cho tôi có cơ hội để đóng góp một chút vào công việc chung của cộng đồng chúng ta.
Bài nói chuyện này sẽ kết luận rằng Kinh Tế Hoa Kỳ sau cơn khủng hoảng sẽ trở lạibình thường và sẽ tiếp tục là nền kinh tế mạnh nhất của thế giới . Tuy nhiên chúng ta phải kiên trì vượt qua một thời gian còn tiếp tục khó khặn .  Đó là câu trả lời vắn tắt cho câu hỏi mà ban tổ chức dùng làm chủ đề cho bài nói chuyện của tôi hôm nạy.
Bây giờ để khai triển thêm, tôi đề nghị chúng ta sẽ thảo luận chung quanh 3 câu hỏi :
1- Tình hình kinh tế tài chánh hiện nay ra sao" Ta đã đi vào suy thoái (recession) hay chưa"
2- Các biện pháp chánh phủ đã và sẽ thực hiện có hiệu quả gì không"
3-  Với tính cách của người dân thường không vướng mắc gì với kiến thức chuyên môn ta nên nhìn hiện tại và tương lai kinh tế như thế nào "
Về câu hỏi số 1 thì, theo tin tức ngày hôm nay số lượng bán ra của hãng xe Ford đã giảm 30 % và của GM giảm 16 %.  Mức thất nghiệp của Hoa Kỳ đang ở mức 6.1% tức là 1 mức cao làm rất đáng lo ngại, vì bình thường mức khiếm dụng nhân công ở khoảng 4 % thì coi là không đáng lo ngai.
Như vậy Tài chánh Hoa Kỳ đã ảnh hưởng sang lãnh vực Kinh Tế, nghĩa là đi từ Wall Street đến Main Street như cách nói của báo chí Mỹ .
Ngoài ra tình hình Tài chánh nguy ngập của Mỹ đã lan tới thế giới:  Ở HongKong mấy ngày qua hàng trăm người xếp hàng trước Ngân Hàng Bank of East Asia để xin rút tiền . Tình trạng đó cũng sảy ra ở Singapore .  Ở Âu Châu, tại Amsterdam, Brussel v.v …các ngân hàng đều lúng túng.
Đặc biệt trong mấy ngày nay, lãi xuất Libor (tức là lãi xuất định ra ở thị trường tài chánh London và thường được xem là chỉ tiêu để cho vay trên thế giới ) bình thường là 2 %, nay lên tới 4.25 %, tức là báo hiệu tình trạng vay mượn tài trợ rất khó khăn trên thế giợi
Và thị trường chứng khoán Mỹ hôm kia sụt 770 điểm, bữa qua 550 điểm và hôm nay tiếp tục xuống .Toàn cảnh Kinh Tế của Hoa Kỳ và trên thế giới rất ảm đạm .
Vì sao cuộc khủng hoảng lại lan rộng mhư vậy. Đây là điển hình của khủng hoảng niềm tin: không ai tin vào hiệu quả của cơ cấu tài chánh , không ai tin vào thị trường cổ phiếu , ngân hàng không tin vào khách hàng có thể trả nợ , và các ngân hàng cũng không tin nhau vì không biết ngân hàng muốn vay hiện đã có bao nhiêu nợ xấu do sub-prime mortgage .
Thực ra con số nợ khó đòi do sub-prime mortgage chỉ vào khoảng 1500 tỉ dô-la . So với 50,000 tỉ là tổng số trị giá cổ phiếu và trái phiếu của thị trường chứng khoán thì đó là một con số nhỏ, và vấn đề như thế đáng lý là có thể giải quyết được sớm. Nhưng vì mọi người, mọi định chế tài chánh mất hết niềm tin vào sự vận hành của hệ thống tài chánh, hốt hoảng đình chỉ hoạt động cho vay, nhà đầu tư bán vội cổ phiếu. Vì vậy cuộc khủng hoảng địa ốc mới lan ra toàn bộ thị trường tài chánh và nay thì qua cả  hoạt động kinh tế và  đời sống.
Vì vậy sau khi Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang (Ngân Hàng Trung Ương của Mỹ) đã đưa ra ba, bốn biện pháp với hi vọng kinh tế thị trường Mỹ tự nó có thể khởi sắc trở lại, nhưng vẫn thất bại, đã phải dùng đến biện pháp mạnh là đưa ra 700 tỉ MK để mua lại những món nợ xấu (nợ từ những Subprime Mortgage) hi vọng cứu nguy thị trường tài chánh .
Vậy chúng ta đang ở đâu "  Đã có tình trạng suy thoái (recession) chưa"
Khi nói về Suy thoái, tôi luôn nhớ đến chuyện khôi hài của Ứng cử viên Ronald Reagan khi ra tranh cử với Tổng Thống J. Carter.
Lúc ấy chánh phủ Carter không muốn thừa nhận là Hoa Kỳ đang ở thời kỳ suy thoai’  Và khi tranh cử Ông Reagan đã khôi hài:
“Nền kinh tế Hoa Kỳ có đang suy thoái hay không " Tình hình đã tồi tệ như thế này mà Ông Carter còn đang núp sau cuốn Tự điển để tìm hiểu dịnh nghiã danh từ suy thoái là gì .  Để tôi định nghĩa dùm Ông Carter.
- Suy thoái (Recession) là khi người hang xóm của mình mất viêc.
- Suy trầm (Depression) là khi chính mình mất viêc.
- Còn Phục hồi Kinh tế là gì"  Là khi mà chính Tổng Thống Carter mất việc.
Đó là cách nói khôi hài nhưng không phải Ông Reagan không có lý. Bởi vì khi muốn nhận định có suy thoái chưa thì không cần tìm trong tự điển hay nghe các kinh tế gia mà chỉ cần nhìn chung quanh ta là có thể cảm thấy được.
Theo định nghĩa chánh thức của các kinh tế gia mà chúng tôi thường dùng khi day học thì khi nào Tổng sản lượng Quốc gia (GDP) – tức Tổng số sản xuất dịch vụ và hàng hóa của 1 nước – đi xuống trong hai hay ba tam cá nguyệt liền, đồng thời mức nhân dụng giảm sút, tức chỉ số thất nghiệp tăng liên tiếp trong ba tam cá  nguyệt, thì nền kinh tế được coi là suy thoái
Tuy nhiên đây chỉ là định nghĩa chính thức cho người đi dậy học và đi học mà thôi .
Ở Hoa Kỳ có cơ quan National Bureau Economic Research  (NBER) thẩm định và xác nhận.  Như trong thời gian chính phủ Carter tại chức, có lẽ do quá cẩn thận hay quá nhát, các kinh tế gia  của NBER đã chờ đến 2 năm rưỡi sau mới xác nhận, nên đã quá muộn để mọi người có thể có hành động  đáp ứng kịp thời.


Trong hiện tại, tuy tam cá nguyệt thứ 3 vừa qua mức GDP tăng cao nhưng mức thất nghiệp cũng đồng thời tăng , nên định nghĩa suy thoái theo sách vở vừa nói ở trên không thể áp dụng được.  Đồng thời ai cũng nhận thấy giá sinh hoạt lên cao, mức lợi tức người dân giảm thấp, nạn thất nghiệp cũng tăng cao, cho nên theo ý tôi, chúng ta đã bước vào thời kỳ suy thoái và có thể sẽ kéo dài. Cuộc suy thoái này bắt đầu bằng ngành địa ốc, xây cất và sẽ chỉ chấm dứt khi ngành này ổn định trở lại, nói theo cách noí bóng bẩy của các kinh tế gia khu vực tiếng Pháp la Khi Nhà Cửa Ra đi thì Cái Gì Cũng Ra Đi, “Quand Le Batiment Va, Tout Va”, ý nói là khi khu vực địa ốc, xây cất xuống thì kinh-tế cũng xuống, khi khu vực nay lên thì mọi thứ dều lên theo.
2- Vấn đề thứ 2 là tình hình Kinh tế trước và sau cuộc bầu cử này ra sao"
Như tôi vừa trình bày, vì có cuộc khủng hoảng tài chánh trong 2-3 tháng vừa qua , gây nên bởi tình trạng sụp đổ của khu vực xây cất và địa ốc (Subprime Mortgage) chính phủ Bush đã đưa ra 3-4 biện pháp trước khi đề nghị dự án 700 tỉ MK
Biện pháp 1 là cứu Ngân Hàng đầu tư Bears and Stern
 Biện pháp 2 là giúp phục hồi hãng Bảo hiểm AIG
Biện pháp 3: Ngân hàng Trung Ương liên tục hạ lãi xuất để phục hồi nền kinh tế
Nhưng cả 3 biện pháp riêng lẻ đều không thành công.  Vì vậy chính phủ đã đi đến biện pháp rộng lớn: đề nghị 1 chương trình bao quát hơn, 700 tỉ đô-la để giúp các ngân-hàng hoạt động trở lại, hi vong sau khi chính phủ đã mua lại các món nợ xấu, ngân hàng sẽ có tiền cho vay laị.  Hiện tại thì ngay các ngân hàng cũng không tin tưởng nhau nên việc cho vay ngắn hạn cũng như dài hạn đều không có nữa, hệ thống tài chánh vì thế đi đến kiệt quệ và lan sang kinh tế
Vậy sau cuộc bầu cử sẽ ra sao"
Việc này 1 phần tùy thuộc vào chính sách của 2 đảng Cộng Hòa và Dân Chủ
Về căn bản, triết lý chính trị cũng như kinh tế, 2 đảng hoàn toàn khác biệt nhau .
Đảng Dân Chủ , triết lý bao giờ cũng là cần sự can thiệp của chính phủ
Còn đảng Cộng Hòa không muốn chính phủ can thiệp
Về cụ thể thì chủ yếu, Cộng Hòa muốn giảm thuế, và giảm cho giới khá giả, các công ty, nhà giầu. Đấy cũng là chính sách của Tổng Thống Bush xưa nay và Ứng cử viên  McCain cùng theo chính sách đó .  Tuy nhiên Tổng Thống Bush chỉ giảm thuế tạm thời, còn McCain muốn áp dụng giảm thuế thường trưc.
Còn Obama muốn giảm thuế cho giới trung lưu và người nghèo, nghĩa là cho những người có lợi tức từ 250,000MK trở xuống, còn từ 250,000 trở lên sẽ bị tăng thuế .
Ngoài ra McCain muốn giảm chi tiêu trên những ear-marked expenditures.
Chúng ta đã biết, theo cách làm việc Ngân sách của Quốc Hội Mỹ, 1 người Dân biểu hoặc Thượng nghị sĩ muốn đưa 1 dự luật thì cần phải được đa số chấp thuận, và các Dân biểu hay Thương nghị sĩ cũng thường đưa ra 1 tu chánh án, thường là 1 đề nghị chi tiêu có lợi cho Tiểu bang mình đại diện, thí dụ 1 cây cầu bắc qua 1 con sông nhỏ, làm đường xá hay xây 1 trường học cho địa phương của mình. Những đề nghị phụ thuộc này là thí dụ về ear-marked expenditures.
Ông McCain đề nghị căt’ bỏ gần như hoàn toàn mọi ear-marked expenditures, mục đích làm giảm chi tiêu của chính phủ.  Ông McCain cũng đề nghị nếu cần sẽ cắt giảm chi tiêu đồng bộ (across the board) mọi khoản theo 1 tỉ lệ nào đó.
Ông Obama đề nghị tăng chi tiêu cho 1 số chương trình xã hội và giáo dục.
Nhưng cả hai chương trình đều không có biện pháp nào nhằm trực tiếp giải quyết cuộc khủng hoảng hiện thời .  Ta chỉ có thể hi vọng chương trình phục hồi kinh tế của cả 2 Ứng cử viên này dùng để tranh cử mà thôi, nên chỉ nói những điều cử tri muốn nghe, nghĩa là về giảm thúê.  Khi đắc cử chưa chắc họ sẽ theo đúng những điều đã nói, mà khi đó để phục hồi nền kinh tế, họ sẽ phải hành động nhiều khi trái với triết lý của chính trị đảng phái của mình .  Đây là điều đã xảy ra gần như với mọi Tổng thống, gần đây nhất là TT Reagan và TT Clinton.
Vấn đề thứ3 là người dân thường  không vướng mắc vào kiến thức chuyên môn thì nên nhìn cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay như thế nào "
Đây là điều ai cùng nghĩ tới và cũng lo ngại .
Theo tôi, nếu đứng về quan điểm 1 người dân không bị vướng mắc kiến thức về kinh tế hay tài chính thì có 2 trường hơp:
Những người lớn tuổi đã về hưu, sự nghĩ ngợi và quan tâm nghiêng về ngắn hạn .  Sau khi Quốc Hội chấp thuận dự án 700 tỉ MK, cuộc khủng hoảng tài chánh sẽ được giải quyết .  Trong thời gian này tiền để dành của quý vị trong IRA, trong 401K, sẽ bị giảm sút do giá cổ phiếu, trái phiếu, sẽ tiếp tục sụt giá, bởi vì trong IRA hay 401K thường có 1 phần là cổ phiếu, mutual funds.
Nếu câu hỏi này được đặt ra cách đây khoảng 2 tháng thì những cố vấn tài chính biết tiên liệu đã phải đề nghị những người đã về hưu (không có lợi tức mới nữa mà chỉ có lợi tức cố định từ quỹ 401K, KEOGH, hay IRA v.v.) nên coi lại những quỹ của mình và nên đi ra khỏi cổ phiếu để đi vào những quỹ có lợi tức nhất định như Treasury Bonds (Trái phiếu nhà nước) chẳng hạn, nhưng bây giờ đã quá muộn để làm việc đó .
Còn những người trẻ, 30-40 tuổi, những người còn đang làm việc, thì như tôi đã nói, cuộc suy thoái này rồi sẽ đi qua .
Như đã trình bày lúc đầu, Hoa Kỳ cũng như các nước Tây phương theoKinh tế thị trường , cứ lâu lâu lại có 1 cuộc suy thoái, cuộc suy thoái nào cũng sẽ qua . Năm 1929 có cuộc đại khủng hoảng kéo dài 4 nặm  Bây giờ khủng hoảng lớn như vậy sẽ không thể sảy ra được, vì các chính phủ và các kinh tế gia sau John Meyna Keynes, người Anh, đã biết cách để tránh đại khủng hoảng bằng cách can thiệp ồ ạt của chính phủ .  Nhưng những cuộc suy thoái (recession) như hiện nay thì các kinh tế gia chưa có cách ngăn ngừa.  Ta phải chấp nhận lâu lâu, thí dụ trung bình 5 hay 6 năm lại có 1 cuộc suy thoái, và rồi sẽ ra khỏi, như đã từng sảy ra trong thế kỷ vừa qua . Trong thế kỷ 20 vừa qua đã có 22 cuộc suy thoái .  Đừng thấy thị trường chứng khoán xuống mà nản lòng , nhất là những người trẻ đang có kế hoạch mua cổ phiếu hay Mutual funds trong khuôn khổ đóng tiền đều đều hàng tháng theo cách dollar averaging , thì đừng có ngưng lại không đóng, vì khi giá cổ phiếu xuống thì với cùng 1 số tiền sẽ mua được 1 số cổ phiếu nhiều hơn và đến khi thị trường chứng khoán lên trở lại sẽ có lời nhiều` hơn
Khi ta đã đi qua được những cơn suy thoái thì nền Kinh tế Hoa Kỳ sẽ vượt lên vững mạnh.  Tại sao "  Vì những điều các nhà báo thường gọi là những yếu tố cơ bản (fundamentals) của Hoa Kỳ thì không thay đổi .  Những yếu tố đó gồm có:
1- Tài nguyên thiên nhiên nước Mỹ rất dồi dào.
2- Tài nguyên nhân sự, đặc biệt là nhân sự co’ tay nghề cao (skill labor) của nước Mỹ rất nhiều.
3- Và quan trọng nhất, là tinh thần kinh doanh năng động (entrepreneurship) của người Mỹ là nhất trên thế giới.
Nên chúng ta, nhất là những người trẻ, ở Mỹ thì không có gì đáng lo ngại mà nên luôn lạc quan, hướng tầm nhìn về phía trước.
Xin cảm ơn quý vị.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.