Lý lẽ của nhà lãnh đạo Hành Pháp là ngăn không cho khủng hoảng tài chính lan rộng ra toàn nền kinh tế.
Ông Bush cũng tìm cách trấn an công dân rằng chấp thuận kế hoạch cứu nguy này là việc đúng phải làm. Ông nói: các bảo đảm người nộp thuế đã được các nhà lập pháp viết thêm vào đề án.
Nhưng Bush cũng không kiếm đủ phiếu ủng hộ ở Hạ Viện.
Trước ông Bush, 2 nhân vật chính trong cuộc đã lên màn ảnh truyền hình kêu gọi thông qua. Cả 2 vị nhận rằng hành động này là 1 ngày buồn của cả nước.
Khi đuợc hỏi đề luật sẽ thông qua Hạ Viện không, NS Chris Dodd (DC-Connecticut) đang là chủ tịch Ủy Ban ngân hàng của Thượng Viện đáp "Tôi hi vọng thế". Ông nói đề luật này không chỉ liên can với Wall Street, vì khủng hoảng tài chính có thể gây thiệt hại mọi người.
NS Judd Gregg (CH-New Hampshire) so sánh kế hoạch cứu nguy như là băng chỉ-huyết với người bị thương đang chảy máu.
Sáng Thứ Hai, TT Bush cho biết theo ước tính của Sở ngân sách của QH và Sở quản trị ngân sách liên bang, giá phải trả sau cùng là thấp hơn nhiều dự chi 700 tỉ.
Trong lúc đó một bản tin mới nhất cho biết rằng đề luật cứu nguy tài chánh của Hành Pháp đã bị phe chủ trương thị trường tự do bác bỏ sáng Thứ Hai. Bản tin viết như sau.
Dân biểu Barney Frank của đảng DC, chủ tịch Ủy Ban tài chính Hạ Viện, khẳng định hôm Thứ Hai rằng kế hoạch cứu nguy 700 tỉ không giúp các vị dân cử trở thành thân thiết hơn với cử tri hay giành được phiếu, nhưng là cấp thiết. Ông nói cuộc biểu quyết này là khó khăn, nhưng quyền lợi xứ sở buộc các nhà lập pháp phải tìm giải pháp thích hợp, và để tránh cơ nguy diễn biến theo hướng xấu hơn. Ông Frank tin rằng nếu đề án cứu nguy bị đánh bại thì hôm nay là ngày đen tối cho thị trường tài chính mà những người cảm thấy cay đắng là công dân trung bình.
Cũng tại diễn đàn Hạ Viện sáng Thứ Hai, dân biểu Gresham Barrett (CH-South Carolina) cho biết ông sẽ bỏ phiếu chống, tuy hiểu lý lẽ của các đồng viện, và mọi người đều muốn làm điều tốt đẹp nhất cho đất nước. Ông giải thích lý do là niềm tin vững chắc vào các nguyên tắc của thị trường tự do, nghĩa là không can thiệp. Ngoài ra, dân biểu Mike Pence (CH-Indiana) xác nhận rằng đề luật cứu nguy không đủ sức thuyết phục ông. Ông nhắc lại chủ trương kinh tế tự do và hạn chế sự can thiệp của chính quyền.
Theo dân biểu Steny Hoyer, thủ lãnh phe đa số, cho hay ông không ưa thích kế hoạch cứu nguy, nhưng giải pháp cứu nguy là cần. Ông nói các tài sản tiếp thu sẽ được bán ra khi thời giá lên, có thể là huề vốn.
kết quả thăm dò của Gallup:
McCain Thua obama 8 Điểm
NS Obama có tỉ lệ cử tri hậu thuẫn là 50% và ông McCain 42%, theo kết quả thăm dò mới của Gallup.
Cuộc thăm dò thực hiện từ ngày 25 đến ngày 27-9 là thời gian các thủ lãnh lập pháp loan báo lần đầu tiên tiến bộ trong tiến trình thương lượng kế hoạch cứu nguy Wall Street, cùng thời gian ông McCain tạm ngưng hoạt động tranh cử để lui về thủ đô can dự các bàn cãi. Trong 3 ngày ấy, ông Obama lấy thêm 4 điểm và ông McCain mất 4 điểm.
Nhưng, ảnh hưởng của các cuộc thảo luận đề án cứu nguy sẽ không đuợc nhận thấy cho tới phúc trình ngày Thứ Ba, với các phỏng vấn trong các ngày Thứ Bẩy. Chủ nhật và Thứ Hai.
Trước đây, NS Obama từng dẫn trước đối thủ 8 điểm hay nhiều hơn, như hồi Tháng 7, tiếp theo chuyến đi Afghanistan, Iraq và châu Âu, và sau đại hội đảng tại Denver. Nhưng, thời gian dẫn trước là ngắn, ông McCain nhanh chóng thu hẹp.
Nhìn chung, trong hầu hết các khảo sát của Gallup, ông Obama thường hơn điểm, dù nhẹ.