Nhạc trưởng Khánh Hồng và dàn nhạc Vietnamese American Philharmonic |
Ở ngay tại Việt Nam là vậy. Còn đối với cộng đồng người Việt ở hải ngọai thì sao" Hồi còn ở quê nhà, tôi có biết anh thầy dạy violin của mình khi sang Mỹ đi học thành dược sỹ, không sống bằng nghề nhạc nữa. Còn nhiều người khác cũng đã từng dạy ở trường nhạc tại Việt Nam, nhưng sang Mỹ phải đổi nghề. Tôi đã từng nghĩ rằng việc có được một dàn nhạc thính phòng của riêng người Việt ở Mỹ chắc là còn khó hơn nhiều. Nhưng sang đến Cali, tôi lại được xem khá nhiều chương trình nhạc thính phòng của dàn nhạc Vietnamese American Philharmonic VAP). Tôi bèn tìm gặp anh Nguyễn Khánh Hồng, nhạc trưởng của VAP để tìm hiểu thêm về sự phát triển của dàn nhạc này…
Anh Khánh Hồng vượt biên sang Mỹ năm 89. Hai năm đầu anh ở New York. Là một trong những violinist hàng đầu, vừa là giảng viên violin của trường Quốc Gia Am Nhạc Sài Gòn trong thập niên 80, anh Hồng quyết chí theo đuổi lại ngành nhạc. Anh vừa đi học computer ở college, vừa đi học nhạc ở Brooklyn Conservatoire. Anh tiếp tục học violin, nhưng còn lấy thêm mấy lớp về chỉ huy dàn nhạc nữa. Lý do là vì anh đã thích cầm đũa chỉ huy từ lâu rồi, từ hồi còn trẻ nhìn thầy Đỗ Thế Phiệt của mình chỉ huy dàn nhạc ở Sài Gòn. Một lý do khác là vì anh nghĩ tới một dàn nhạc thính phòng của người Việt ở Mỹ trong tương lai. Tôi hỏi anh có gặp khó khăn gì khi chuyển từ violin sang chỉ huy hay không, anh Hồng trả lời là không hề. Những violinist đã từng ngồi dàn nhạc nhiều năm như anh hiểu rất rõ công việc của nhạc trưởng, cho nên học rất nhanh.
Năm 91, anh Khánh Hồng về Nam Cali. Anh bắt đầu nhận dạy violin trong cộng đồng người Việt ở Westminster Music School. Anh cũng ngồi nhiều dàn nhạc thính phòng khác nhau của cộng đồng Mỹ, công việc này cho anh rất nhiều quan hệ trong giới âm nhạc cổ điển. Anh nhận thấy nhu cầu nghe nhạc Việt dàn dựng với ban nhạc thính phòng ngày càng lớn. Đến năm 94, cùng với một số bạn bè và học trò, anh thành lập Ban Nhạc Thính Phòng Việt Mỹ, hay Vietnamese American Philharmonic (VAP). Đêm trình diễn đầu tiên của VAP là vào muà Giáng Sinh năm 94, phối hợp cùng với Westminster Music School. Lúc đó ban nhạc chỉ mới có 17 thành viên. Cả khán giả lẫn ban nhạc đều hào hứng với sự kiện này. Do đó, sang đến năm 95, VAP có đêm trình diễn bán vé đầu tiên. Ban nhạc đã tăng lên 30 người. Có thể nói rằng VAP đã phát triển khá nhanh chóng trong một thời gian ngắn, hơn hẳn cả dự kiến của anh Hồng.
Khi được hỏi lý do làm cho nền âm nhạc thính phòng Việt Nam tại Cali phát triển có phần nhanh hơn ở trong nước, anh Hồng cho biết có nhiều nguyên nhân. Một phần là do có một số lượng khán giả Việt khá lớn tập trung ở Quận Cam. Một phần do có nhiều trẻ em ở Mỹ được cha mẹ cho đi học nhạc cổ điển hơn ở Việt Nam. Với thu nhập ở Mỹ, việc chi phí cho con đi học violin, piano, cello…là không quá đắt. Những nhạc cụ này rất phổ biến ở Mỹ, nên các em dễ tìm bạn cùng chơi trong trường lớp. Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất có lẽ là do điều kiện để dạy, học, trình diễn nhạc thính phòng ở Mỹ quá thuận lợi, dễ dàng. Cũng giống như chương trình dạy chữ, dạy nghề, chương trình dạy âm nhạc ở Mỹ rất khoa học, logic, đầy đủ sách vở, tài liệu, giáo trình cho mọi trình độ. Do đó trẻ em ở Mỹ học đàn khá dễ dàng, mau đạt kết quả hơn ở Việt Nam nhiều. Anh Hồng cho một vài thí dụ trong môn violin: nếu trẻ em học violin ở Việt Nam phải tập 2 tiếng trong một ngày, thì trẻ em ở Mỹ chỉ cần nửa tiếng. Đó là do phương pháp dạy hợp lý hơn. Các em học nhạc được cho hòa nhạc rất nhanh thay vì phải đánh những bài tập khô khan một mình cả mấy tháng trời. Ở Mỹ các tác phẩm cổ điển được biên sọan sẵn ở nhiều trình độ khác nhau. Ngay cả bản Symphony No.5 bất hủ của Beethoven cũng có version biên sọan dành cho trẻ em hòa tấu! Anh Hồng cho biết học nhạc mà được tham gia hòa tấu nhanh như vậy, các em sẽ tiến bộ rất mau. Được nghe trong một harmony tổng thể, khả năng giữ nhịp và điều chỉnh cao độ của các em dễ dàng hơn là tập một mình.
Thầy giáo Khánh Hồng trong lớp dạy violin của mình |
Những chương trình sắp tới của VAP" Tháng 10 tới sẽ là chương trình Lê Văn Khoa. Kế tiếp là chương trình Đỗ Thế Phiệt vào tháng 11. Sau đó sẽ là chương trình Giáng Sinh, rồi chương trình Mùa Xuân… Thấy anh bận rộn như vậy, tôi cũng mừng. Những người yêu mến nền âm nhạc thính phòng Việt Nam yên tâm, vì vẫn còn được thưởng thức các chương trình của VAP trong một thời gian dài nữa. Từ cây đàn violin chuyển sang cây đũa chỉ huy, anh Khánh Hồng vẫn tiếp tục là một trong những người đi đầu của nền âm nhạc thính phòng của người Việt đất Mỹ…