Hôm nay,  

Thương Tiếc SOLJENITSYNE Tác Giả ‘Quần Đảo Goulag’

10/08/200800:00:00(Xem: 5886)
Các phương tiện truyền thông thế giới ngày hôm nay đã đồng loạt loan tin nhà văn hào lừng danh, giải thưởng Nobel, ông Alexander Solzhenitsyne, đã qua đời trong đêm chủ nhật rạng ngày thứ hai 04/08/2008 tại Moscow vì bệnh tim. Ông hưởng thọ 89 tuổi. Sự ra đi của ông đã khơi động lòng thương tiếc không những của người dân Nga, mà còn của nhiều người trên thế giới. Những cảm tình, lòng luyến thương đã từ khắp bốn bể, năm châu hướng về Moscow để cùng chia sẻ với phu nhân và các con cháu người quá cố. Người đã được dân Nga tặng danh hiệu "Lương Tâm Của Nước Nga".

Bà quả phụ Natalia Soljentsyne nói về chồng rằng : "Ông đã sống một cuộc đời khó khăn nhưng hạnh phúc. Chúng tôi rất hạnh phúc". Thủ tướng Nga, Vladimir Poutin phát biểu : "Cái chết của Alexander Solzhenitsyne là một sự mất mát lớn lao cho nước Nga. Chúng tôi hãnh diện có ông là đồng hương và đồng thời". Ông Mikhaĩl Gorbatchev, cựu chủ tịch Liên Bang Xô Viết đã ca tụng ông "là một trong những người đầu tiên dám lớn tiếng tố cáo tính chất phi nhân của chế độ Stalin". Tổng thống Pháp Nicolas Sarcosy thì nói : "Ông đã mở mắt cho thế giới về hiện thực của hệ thống cộng sản xô viết". Bà Angela Merkel, thủ tướng Cộng Hòa Liên Bang Đức cho biết bà đã đón nhận tin buồn với lòng vô cùng thương cảm và gửi lời phân ưu đến tổng thống Nga, Dimitri Medvedev. Ông Stephen Harper, thủ tướng Canada đã nói về Solzhenitsyne rằng "Chính ông cũng là một nạn nhân của chế độ xô viết, ông đã cho chúng ta một sự giúp đỡ vô cùng quý hóa khi tiết lộ tất cả sự hung bạo của cộng sản xô viết". Bà Condoleezza Rice, ngoại trưởng Hoa Kỳ cho biết bà rất đau buồn nhận được tin Văn Hào Solzhenitsyne qua đời : "Ông là một văn hào vĩ đại, một chứng nhân lịch sỷ đã mang ra ánh sáng những dã man của ngục tù goulag. Cuộc đời khó khăn và đầy can đảm của ông đã khiến ông sống sót trong goulag và đã khiến ông phải bị lưu đầy ngay trong xứ ông cũng như ở xứ người đã làm ông trở thành một tiếng nói quan trong vào bậc nhất của thế kỷ 20 trong cuộc đấu tranh chống sự tàn ác của các chế độ độc tài"... Ngoài các chính khách, danh nhân, truyền thông báo chí khắp thế giới đã loan tin cái chết của ông Alexander Solzhenitsyne và hết lời ca ngợi văn tài cũng như lòng quả cảm của ông đã cho thiên hạ thấy rõ bản chấy bất nhân, tàn bạo của chế độ cộng sản Liên Xô. Tờ Observatore Romano của Tòa Thánh Vatican đã gọi ông là "người chống lại sự ác". Các báo Nga như tờ Pravda cũng ca tụng ông là "vị tiên tri", "nhà nhân bản", "con người của lịch sử".... Báo Mỹ và Canada, thậm chí đều cả báo chí Phi Châu cũng đều vinh danh nhà văn hào đối kháng nổi tiếng đã dám đương đầu với bạo quyền, đã là một trong những người góp phần đập nát hệ thống độc tài cộng sản Liên Xô.

Có thể có nhiều bạn trẻ, những người ở xa, những người đang sống trong các chế độ độc tài, bưng bít thông tin... không biết rõ Alexander Solzhenitsine là ai" Ông sinh năm 1918 tại thành phố Kislovodsk thời còn Liên Bang Xô Viết. Mồ côi cha từ trước khi lọt lòng, ông sống với mẹ cho đến khi khôn lớn. Ông đã được mẹ hướng dẫn học về văn chương và toán học là năng khiếu của ông. Trong đệ nhị thế chiến ông nhập ngũ và phục vụ trong binh chủng pháo binh. Vào năm 1945, ông bị bắt vì đã dám chỉ trích Staline, bị kết tội "phản quốc" và lãnh án 8 năm "cải tạo lao động" kèm theo 4 năm biệt xứ tại bang Kazakhstan. Đến năm 1956, sau khi Staline chết, ông mới được tha.

Năm 1962, chủ tịch cộng sản Liên Xô Nikita Khroutchev, trong chiến dịch hạ bệ Staline đã cho đăng tác phẩm "Một Ngày của Ivan Denissovitch" của ông kể về những gì xẩy đến cho một người tù cải tạo trong một ngày dưới chế độ cộng sản Staline. Nhưng sau đó, kể từ 1965, chính quyền Liên Xô đã cấm không cho bất cứ một tác phẩm nào của ông được xuất bản trên đất nước Liên Xô. Ông đã phải lén lút viết và bí mật gửi ra nước ngoài những tác phẩm như "NhómThứ Nhất", "Trại Bệnh ung Thư", và nhất là tác phẩm nổi tiếng "Quần Đảo Ngục Tù Goulag". Từ năm 1958 đến năm 1967, suốt 9 năm trời, mỗi ngày ông viết một trang giấy nhỏ rồi đem chôn dấu trong vườn của một bà bạn trong khi chờ đợi được gửi sang Tây Phương. Đây là tác phẩm lột trần tính chất dã man, phi nhân, độc ác không thể tưởng tượng được của hệ thống tù cải tạo của cộng sản Liên Xô. Ông đã quyết định cho in ấn tác phẩm này khi ông khám phá bà này đã treo cổ chết sau khi bị KGB bắt và đã cung khai... Năm 1970 ông đã được trao tặng Giải thưởng Nobel về văn chương. Nhưng ông không thể tới Thụy Điển nhận lãnh. Tuy nhiên việc ông được cấp giải thưởng này đã khiến cho chính quyền Liên Xô chùn tay, không dám thẳng tay đàn áp ông. Năm 1973, tác phẩm này được in tại Paris bằng tiếng Nga và được dịch sang tiếng pháp năm 1974. Chính vì vậy mà ngay sau đó, chính quyền Liên Xô đã tước đoạt quốc tịch của ông đồng thời trục xuất ông ra nước ngoài. Cũng chính vì thế mà ông đã có dịp tới Thụy Điển lãnh giải Nobel đã dành cho ông từ 4 năm trước.

Cuộc đời của ông đã trải qua những năm bị hành hạ trong tù cải tạo goulag, bị lưu đầy ngay trên quê hương và nay lưu đầy ra ngoại quốc. Nhưng ông vẫn là người hiên ngang, trung thành với lý tưởng tôn trọng sự thật cũng như các giá trị nhân bản và tâm linh. Trong thời gian 18 năm tá túc tại Hoa Kỳ, ông hoàn tất đại tác phẩm của ông nhan đề "Bánh Xe Đỏ" mà ông đã khởi sự viết vào năm 1936. Tác phẩm dài nhiều ngàn trang đã viết lại lịch sử Liên Xô bị sa lầy trong "nỗi điên cuồng cách mạng". Sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, ông đã quyết định rời Hoa Kỳ để trở về quê hương năm 1994.

Nói đến Alexander Solzhenitsyne, ít ai biết đến những tác phẩm như "Một Ngày của Ivan Denissovitch", "NhómThứ Nhất", hay "Trại Bệnh ung Thư", thậm chí cả "Bánh Xe Đỏ". Người ta chỉ nhớ "Quần Đảo Ngục Tù Goulag". Ông đã dồn hết năng lực và sự hùng biện của mình để nhắc lại lời kể của 227 bạn tù và của những người đã không còn sống để kể lại. Ông viết : "...vì quần đảo là một vùng đất không có chữ viết, nơi đó truyền thống kể chuyện chỉ tắt lịm với cái chết của cư dân trên quần đảo". Thế giới đã thật bàng hoàng, sửng sốt và đầy sự căm phẫn khi đọc những câu chuyện truyền khẩu của những người tù cải tạo được Soljenitsyne ghi lại. Nhưng lại chính tại Paris, -nơi cuốn sách được xuất bản-, nói riêng và tại Âu Châu nói chung, tác phẩm này đã là đầu đề bàn tán. Giới trí thức Pháp vẫn ôm lấy cái nhãn hiệu "tả phái", "chống đế quốc", "chống chiến tranh", "chống Mỹ", "ủng hộ cách mạng"... Jean Paul Sartre còn đi đến chỗ viết trên báo rằng "mọi người chống cộng là đồ chó" (tout anti-communiste est un chien). Một số trí thức gần với đảng cộng sản Pháp như nhà văn Mac-Pol Fouchet thì cho rằng Soljenitsyne chẳng có tài năng gì. Thêm vào đó, sau khi trục xuất ông Soljenitsyne, bộ máy tuyên truyền xuyên tạc Liên Xô đã ra sức thóa mạ, bôi nhọ ông. Điều đáng buồn cho giới mệnh danh là trí thức tại Pháp lại sẵn sàng uống những lời lẽ mà bộ máy bẩn thỉu này nôn mửa ra, mà không có khả năng dùng đầu óc của mình để suy nghĩ. Họ hành xử như một bầy "ngu xuẩn" dễ tin những lời dối trá và nghi ngờ những chứng nhân sống. Thật đúng như Lênin đã từng gọi giới trí thức Tây Phương là "bọn ngu xuẩn hữu ích".

Trở về quê nhà, chính những người trước đây đã từng nằm trong hệ thống đàn ám, bức hại ông như cựu sĩ quan KGB, ông Vladimir Poutine, cũng đã công nhận chân tài của ông và đã trao tặng ông Giải Thưởng Quốc Gia vào ngày 12/06/2007. Nếu coi đây là một sự chuộc lỗi của chính quyền đối với một công dân đã chịu nhiều đắng cay thì âu cũng còn kịp thời vì nó đã diễn ra hơn 1 năm trước khi ông qua đời.

Trong lúc trên khắp thế giới những lời ca tụng Alexander Solzhenitsyne đổ dồn về Moscow, trong lúc di thể của ông được quàn tại Viện Hàn Lâm Khoa Học Nga, hai bên có lính bồng súng nghiêm trang hầu quan. Không biết, những chế độ cộng sản còn sống sót trên hành tinh này, những kẻ tự xưng là trí thức tả phái ở Pháp và những nước khác nghĩ gì"

Chỉ biết, dưới cơn mưa tầm tã, hàng trăm, hàng ngàn người già có, trẻ quá đã nối đuôi nhau trong tiếng nhạc buồn, đi phúng viếng ông Soljentsyne. Cựu Tổng Thống đồng thời là đương kim Thủ Tướng Poutine lúc trưa hôm nay 5/8 đã đến đặt bó hoa hồng đỏ trước linh cữu và kính cẩn nghiêng mình tưởng niệm người quá cố và tới chia buồn cùng bà quả phụ Natalia Soljenitsyne. Dự trù lễ an táng sẽ diễn ra vào ngày thứ tư 6/8/2008 tại nghĩa trang tu viện Donskoi, nơi an nghỉ của những người chống lại độc tài cộng sản Liên Xô.

Trả lời phỏng vấn của phóng viên Interfax, bà Natalia đã cho biết chồng bà đã được chết theo sở nguyện : "Ông muốn được chết trong mùa hè và ông đã chết trong mùa hè. Ông muốn được chết tại nhà, và ông đã chết tại nhà. Nói chung, tôi có thể nói rằng Alexander Isaievitch Solzhenitsyne đã sống một cuộc đời khó khăn nhưng hạnh phúc". Ông ra đi để lại cả một lâu đài văn chương với hơn 30 tác phẩm giá trị.

Thành kính nghiêng mình và thương tiếc sự ra đi của một người tù cải tạo đã dũng cảm lớn tiếng tố cáo tội ác của hệ thống cộng sản, của những trại tập trung, những trại cải tạo lao động, những trại lao cải..., những quái thai do chủ nghĩa Mác Lênin sản sinh ra. Những người tù cải tạo, nạn nhân của những chế độ cộng sản vô nhân đạo tại Việt Nam, tại Trung Quốc, tại Cuba, tại Bắc triều Tiên đều là những người bạn tù của ông và để tang ông. Lúc sống ông đã soi sáng cho thế giới. Mong rằng cái chết của ông sẽ khiến cho không còn ai mơ hồ về chủ nghĩa Mác lênin đã là thảm họa của loài người trong suốt hơn 70 năm của thế kỷ 20.

Còn ai chưa đọc "Quần đảo Ngục Tù Goulag" nhỉ"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.