Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Phố Nắng: Barack Obama, Ông Là Ai?

03/06/200800:00:00(Xem: 2700)
Phố Nắng – Hoàng Nguyên & Hưng Việt

Phố Nắng, nơi cống hiến quý độc giả những tin tức nóng bỏng về các sinh hoạt của cộng đồng người Việt, các sự kiện xã hội chính mạch ở Úc, đặc biệt là Queensland; cùng các bài tham khảo công phu, bình luận giá trị, chuyện phiếm lý thú về đủ loại đề tài. Mọi thư từ, bài vở, đóng góp ý kiến,... xin vui lòng gửi về Hoàng Nguyên (hoang4eb@ yahoo.com.au) hoặc Hưng Việt (viettran.qld@gmail.com), hoặc tòa soạn Sàigòn Times.

*

Lời Tòa Soạn: Nhìn vào những sinh hoạt của cộng đồng người Việt tại Úc, nhiều người vui mừng khi thấy sinh hoạt của cộng đồng người Việt tại QLD có nhiều điểm đặc biệt đáng quý. Một trong những điểm đặc biệt đáng quý đó là khả năng "bách gia tề phóng, bách gia tranh minh" trên các diễn đàn internet của đồng hương tại QLD. Chính sinh hoạt lành mạnh và dân chủ này đã thực sự mở ra viễn ảnh tươi sáng: Mỗi người dân là một nhà truyền thông. Sau thời gian chú tâm theo dõi các cuộc trao đổi trên diễn đàn của các nhà "truyền thông QLD", SGT ngưỡng mộ trước khả năng lý luận sắc bén, nắm bắt kịp thời những tin tức giá trị, và lập trường đấu tranh sáng suốt, vững vàng, thẳng thắn của ông Hưng Việt (bút hiệu của ông Trần Hưng Việt, Cựu Chủ Tịch CĐNVTD/QLD) và ông Hoàng Nguyên (bút hiệu của BS Nguyễn Văn Hoàng). Vì vậy, hạ tuần tháng 3 vừa qua, SGT đã trân trọng viết thư mời hai ông cộng tác. Ngay sau đó, chúng tôi vô cùng hân hạnh được hai ông nhận lời trong tinh thần một lòng cống hiến độc giả. SGT xin chân thành cảm ơn tấm lòng ưu ái của hai ông và sau đây xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả trang Phố Nắng do hai ông phụ trách.

*

 Thời gian gần đây, viếng thăm - hay chỉ cần đi ngang và liếc sơ qua - các tiệm sách báo, chúng ta không thể nào không thấy hình ảnh của một người Mỹ da đen khoảng tuổi trung niên, ăn mặc lịch sự, xuất hiện trên trang nhứt của các tờ báo hay trên trang bìa của các tạp chí thời sự chính trị như TIME, THE ECONOMIST, The GUARDIAN, hay ngay cả READER'S DIGEST số tháng Sáu 2008 này.

Người đàn ông đó là Barack Obama, Thượng nghị sĩ tiểu bang Illinois, Hoa Kỳ, và là người đang dẫn đầu trong cuộc tuyển chọn của đảng Dân Chủ để tranh chức Tổng Thống Hoa Kỳ vào tháng 11 năm nay.

Nhưng thực sự Barack Obama là ai" Gốc gác của ông từ đâu" Ông đã học hành, đỗ đạt ra sao" Tính tình của ông như thế nào" Và khả năng của ông đến đâu" Đó là những câu hỏi mà giờ đây, người ta bắt đầu tìm hiểu khi viễn ảnh cường quốc bậc nhất của thế giới Tự Do có thể sẽ có vị Tổng Thống da đen đầu tiên ngày càng gần gũi hơn.

THUỞ THIẾU THỜI

Barack Obama chào đời vào năm 1961 ở tiểu bang Hạ Uy Di. Mẹ của ông, bà Stanley Ann Dunham, là con gái của một ông bán bảo hiểm người da trắng ở tiểu bang Kansas. Sang sinh sống ở Hawaii, năm 18 tuổi, bà gặp Barack Hussein Obama Sr., người Kenya và là sinh viên gốc Phi Châu đầu tiên được nhận vào đại học Hawaii. Đó là năm 1960, lúc mà các cuộc hôn nhân đa chủng vẫn còn bất hợp pháp ở phân nửa số tiểu bang trong nội địa Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, 3 năm sau, cuộc hôn nhân này đổ vỡ, lúc cậu bé Obama chỉ mới lên 2. Sau này, Barack Obama chỉ gặp lại cha của cậu thêm có 1 lần, kéo dài 1 tháng, lúc cậu lên 10. Năm 1982, ông bố Obama đã bị thiệt mạng trong một tai nạn xe hơi, hưởng dương 46 tuổi.

Sau đó, bà Dunham tái hôn với ông Lolo Soetoro, một người Nam Dương, rồi bà ghi danh làm luận án tiến sĩ về môn khảo cổ học. Công việc nghiên cứu khiến bà phải sang Nam Dương thường xuyên và cậu bé Obama đã sống 4 năm trời ở quốc gia có đông dân Hồi giáo nhất thế giới này.

Song, vì muốn cho con có những cơ hội thăng tiến tốt đẹp nhứt, bà Dunham đã gởi cậu Obama lại cho ông bà ngoại ở Hawaii nuôi. Họ đã ghi danh cho cậu học ở trường trung học tư thục nổi tiếng Punahou ở Honolulu, nơi mà học bạ ghi lại rằng cậu là một học sinh trên trung bình.

Sau đó, chàng thanh niên Barack Obama trở về đất liền, theo học ở đại hoc Occidental College (Los Angeles) trong 2 năm, rồi chuyển sang đại học Columbia (New York), một trong những viện đại học uy tín nhất (Ivy League) của nước Mỹ.

Sau khi tốt nghiệp ở Columbia, ông viết những bài nhận định về tài chánh cho một công ty tư vấn và tham gia những công tác cộng đồng ở khu Harlem. Trong vòng một năm, ông đã thấy con đường ông muốn đi: " Tôi muốn dồn hết nổ lực vào một chuyện gì đó quan trọng hơn là kiếm tiền và vui chơi".

PHỤNG SỰ XÃ HỘI

Với lý tưởng trên, Barack Obama nhận một công việc mà đến bây giờ, ông vẫn nghĩ là việc làm khó khăn nhứt trong cuộc đời ông. Trong 3 năm rưỡi trời, ông phụ trách những công tác phát triển cộng đồng trong các vùng ngoại ô nghèo khó ở phía cực nam thành phố Chicago.

Khó khăn thì rất nhiều mà ông lại không quen biết ai. Ông đang đi tìm cái nguồn gốc da đen của mình nhưng lại gặp những ánh mắt dò hỏi của các vị mục sư da đen. Tín hữu của các nhà thờ khác nhau đều thắc mắc vì sao ông Obama không thuộc giáo phái nào hết. Từ đó, ông học được thêm một bài học "Lý tưởng chỉ có thể giúp chúng ta đi một đoạn đường nào đó mà thôi".
Đến khi ông quyết định ghi tên học Luật ở trường đại học danh tiếng Harvard vào năm 1988, ông đã tìm ra "chân lý" là "Muốn thay đổi một guồng máy, ta sẽ thực hiện được nhiều điều hữu ích nếu ta ở BÊN TRONG guồng máy hơn là ở BÊN NGOÀI".

Tại Harvard, ông như cá gặp nước, rồng gặp mây. Một cộng sự viên cho biết lý do tại sao ông đã nhanh chóng được bầu làm Chủ Tịch của Harvard Law Review: "Barrack Obama muốn những quyết định của Nhóm phải phản ảnh những ý định của Nhóm chứ không phải ý định của Barack. Anh ấy luôn luôn lắng nghe mọi người và dù quyết định có ra sao đi nữa, ai cũng hiểu là ý kiến của họ đã được chú ý. Anh ta rất tuyệt vời trong việc mời thiên hạ góp ý".

CON ĐƯỜNG CHÍNH TRỊ GIAN TRUÂN

Đến đây thì Barack Obama đã tỏ rõ là những tham vọng chính trị của ông đang dâng cao, và ông nghĩ có lẽ đây là lúc mà ông nên nắm một số quyền hành.

Ông quay trở về Chicago, viết một quyển sách về ý nghĩa cho cuộc đời của cha ông, và cho cuộc đời của ông. Ông vào làm việc cho một tổ hợp luật sư về dân quyền và bắt đầu dạy học bán thời về môn Luật Hiến Pháp ở phân khoa Luật của viện Đại học Chicago.

Năm 1996, ông đắc cử vào Thượng viện của tiểu bang Illinois, đơn vị Hyde Park. Nhưng chỉ được 3 năm, ông đã bắt đầu nhìn đến chiếc ghế Hạ Viện của Quốc Hội Liên Bang, đơn vị Thứ Nhất của quận Illinois.

Đây là một trong vài đơn vị có tỷ lệ cử tri gốc da đen đông nhứt quốc hội và có truyền thống lâu đời nhứt về việc luôn luôn bầu cho ứng viên da đen. Từ năm 1992, người đại diện đơn vị này là ông Bobby Rush, đồng sáng lập viên của đảng Illinois Black Panther. Nhưng đầu năm 1999, ông Rush đã phạm một lỗi lầm lớn là ra tranh chiếc ghế Thị Trưởng Chicago với Richard M. Daley. Sự thảm bại của Rush lần đó đã khiến Barack Obama nghĩ mình có thể đánh bại được Rush trong kỳ bầu cử Hạ Viện vào năm 2000.

Tuy nhiên, ông Obama đã thua nặng nề, chỉ được 30% số phiếu (trong khi Bobby Rush được 61%) và đáng bi quan hơn, là Obama đã thua trong những khu vực đông cử tri da đen với tỷ lệ 4 trên 1. Thất cử lần đó, Obama mắc nợ $60,000 và cảm thấy rất thất vọng, không biết làm sao để tận dụng tài năng của mình.

Thế mà rồi bằng ý chí và sự thông minh, ông đã tìm ra lối thoát, hay đúng hơn là một hướng đi lên. Ông nghiệm ra là đơn vị mà ông đã thắng lớn trong kỳ bầu cử năm 2000 đó gồm đa số là thành phần người Ái Nhĩ Lan Công Giáo thuộc giới thợ thuyền. Ông bèn cùng với Tom Dart, một dân biểu tiểu bang khác, tham dự cuộc diễn hành ngày St. Patrick của người Ái Nhĩ Lan và sau đó, ba phần tư cử tri đơn vị này đã bỏ phiếu cho ông.

Nhưng người đã thực sự đưa Barack Obama lên đỉnh cao của sự nghiệp chính trị chính là Emil Jones, vốn là một viên thanh tra về cống rãnh ở Chicago, nhưng năm 2003 đã được làm Chủ Tịch đảng bộ Dân Chủ của tiểu bang Illinois.

SỰ NGHIỆP THĂNG TIẾN

Khi đến tiếp xúc với Emil Jones, Barack Obama đã nói rằng "Ông có rất nhiều quyền lực, đủ để tạo ra một Thượng Nghị sĩ Liên bang Hoa Kỳ". Rồi Obama tiếp "Người Thượng Nghị sĩ đó chính là tôi". Sau đó Obama vạch ra cho Emil Jones biết chiến lược tranh cử của mình.

Hai người bắt tay vào làm việc chung với nhau và Jones đã giúp đỡ Obama rất nhiều bằng cách chia cho ông việc soạn thảo các dự luật quan trọng để trình bày trong quốc hội tiểu bang Illinois.

Song song bên cạnh đó, Obama thay đổi cách diễn thuyết trước công chúng cho được lôi cuốn hơn bằng cách đi dự lễ ở hàng chục nhà thờ khác nhau trong năm 2000 để thấm nhập cách thức giảng đạo của những vị mục sư. Đồng thời, sự thành đạt trên bước đường học vấn, dù đã bắt đầu một cách tầm thường, cũng đã giúp ông thu phục được sự ủng hộ của nhiều nhà làm luật da trắng ở các thành phố nhỏ.

Về vấn đề gây quỹ, Obama đã đặt một mục tiêu cho Marty Nesbitt, trưởng ban kinh tài, "Nếu anh kiếm được 4 triệu đô la, tôi sẽ có 40% hy vọng thắng cử. Nếu anh kiếm được 6 triệu, tôi sẽ có 60% hy vọng thắng. Anh kiếm được 10 triệu, tôi bảo đảm với anh là tôi sẽ thắng".

Cuối cùng, họ nhận được 6 triệu đô la, nhưng cũng đủ để Obama đoạt được chiếc ghế ở Thượng Viện Liên Bang Hoa Kỳ với hơn 53% số phiếu. Chẳng những ông đại thắng ở các vùng có đông người Mỹ da đen, ông còn về đầu ở hai đơn vị "nhà giàu" của người da trắng phía Tây Bắc Chicago.

Vậy mà 4 năm sau, năm 2008, Barack Obama đang đứng trước ngưỡng cửa trở thành ứng cử viên Tổng Thống da đen đầu tiên của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Khi chúng tôi ngồi viết những giòng này vào tối thứ Năm 22/5/2008, ông Brack Obama đã thắng 33 cuộc tuyển cử sơ bộ ở các tiểu bang với tổng số đại biểu là 1965, so với bà Hillary Clinton được 19 tiểu bang với 1782 đại biểu. Với 3 tiểu bang còn lại gồm có Puerto Rico (55 đại biểu), Montana (16) và South Dakota (15), tổng cộng chỉ có 86 đại biểu, bà Clinton không còn hy vọng gì để bắt kịp ông Obama, ngoại trừ các "siêu đại biểu" (super delegates) bất thình lình dồn phiếu cho bà.

Tuy nhiên, chuyện này khó lòng xảy ra vì các vị "siêu đại biểu" này cũng không tội vạ gì làm mất lòng dân bằng cách bỏ phiếu nghịch với ý muốn của họ. Bằng chứng là lần lượt những nhân vật tên tuổi trong đảng như Ted Kennedy, John Edwards, Robert Byrd, Gore Vidal v.v. đều đã lần lượt lên tiếng ủng hộ Obama.

BÀ HILLARY CLINTON TỰ THIÊU HỦY CƠ HỘI CỦA MÌNH

Cho đến cuối tuần vừa qua, 24/5/2008, bà Hillary Clinton còn có chút hy vọng mong manh sẽ thắng được TNS Barack Obama để được đảng Dân Chủ đề cử làm ứng cử viên tranh chức Tổng Thống Hoa Kỳ vào tháng 11 năm nay. Không ngờ, bà đã tự tay đốt cháy niềm hy vọng đó trong 20 giây đồng hồ với 2 câu phát biểu.

Tại South Dakota, khi được hỏi tại sao, trong tình thế thua kém rõ ràng như vậy bà vẫn còn vận động tranh cử, bà Hillary Clinton trả lời: "Năm 1992, chồng tôi chỉ được tuyển chọn sau khi thắng cuộc bầu cử sơ bộ ở California, vào tháng Sáu, đúng không""

Nếu bà Clinton đã ngừng ở đây thì đã quá tốt đẹp và không có chuyện gì để nói nữa. Nhưng than ôi, bà lại bồi thêm một câu: "Chúng ta đều nhớ Bobby Kennedy đã bị ám sát ở California vào tháng Sáu năm 1968".

Bà Clinton đã tỉnh queo, không chớp mắt, khi đề cập đến việc cố TNS Bobby Kennedy bị bắn chết tại một khách sạn ở Los Angeles ngay sau khi đọc một bài diễn văn chiến thắng cuộc tuyển chọn sơ bộ của đảng Dân Chủ ở tiểu bang Cali vào năm ấy.

Hầu hết các bình luận gia đều cho rằng đây là một trong những lỗi lầm TO LỚN NHỨT mà họ đã được chứng kiến trong những cuộc tranh cử Tổng Thống Hoa Kỳ từ trước tới nay.

Là một ứng viên Tổng Thống da đen có nhiều triển vọng nhứt trong lịch sử nước Mỹ, ông Barack Obama thường xuyên gặp các mối đe dọa tính mạng một cách trầm trọng đến mức ông đã được các lực lượng an ninh của FBI bảo vệ từ tháng Năm năm ngoái, sớm nhứt trong số các ứng viên Tổng Thống từ trước đến nay.

Nhân viên của ông và chính ông Obama thường tỏ vẻ không quan tâm về vấn đề an ninh, nhưng ai cũng thấy hàng rào bảo vệ ông rất chặt chẻ.

Giờ đây, người ta lên án bà Clinton là với lời tuyên bố trên đây, bao nhiêu tay khùng điên sẽ nghĩ rằng bà đang nhắn gởi họ một thông điệp là đã đến giờ hành động.

Hai tiếng đồng hồ sau lời phát biểu đó, bà Clinton đã bị một đội ngũ phóng viên đông đảo vây quanh phỏng vấn tại một siêu thị ở Brandon (South Dakota). Bà Clinton chống chế một cách yếu ớt: "Tôi đề cập đến Bobby Kennedy vì từ hôm được tin TNS Ted Kennedy bị ung thư não, đầu óc tôi luôn luôn suy nghĩ về những bất hạnh cho gia đình Kennedy".

Nghe câu trả lời của bà Clinton, nhiều người cho rằng bà không phải là một chính trị gia biết ăn nói khôn khéo. Còn nếu tệ hơn, người ta có thể nghĩ đó chỉ là một lời ngụy biện và đạo đức giả của bà.

Phe của ông Obama đã rất lịch sự và tự chế, chỉ nói rằng lời tuyên bố trên của bà Clinton "thật đáng tiếc". Ông Obama thì nói, "Tôi nghĩ  cuộc vận động đã kéo dài quá lâu, cho nên đôi khi chúng tôi cũng không tránh khỏi sơ xuất trong những lời phát biểu, và tôi nghĩ đây là trường hợp đã xảy ra".

Dầu gì đi nữa thì bây giờ kể như thực sự, chúng ta có thể nói GOOD BYE, HILLARY!! Ngay cả viễn ảnh Barack Obama mời bà đứng chung liên danh để ứng cử chức Phó Tổng Thống cũng khó lòng sẽ xảy ra.

Do đó, bây giờ, chúng ta có thể bắt đầu chuẩn bị để chứng kiến trận thư hùng quyết định, giữa Barack Obama và John McCain.

THAY LỜI KẾT

Để kết thúc bài này, chúng tôi xin gởi đến quý vị câu nói sau đây của Barack Obama đăng ngay trên đầu trang nhà (home page) của website của ông. Câu nói liên hệ tới "chủ đề" vận động tranh cử của ông là "CHANGE WE CAN BELIEVE IN": "I am asking you to believe. Not just in my ability to bring about real change in Washington... I’m asking you to believe in yours." Tạm dịch là "Tôi yêu cầu quý vị hãy tin tưởng. Không phải chỉ tin tưởng vào khả năng của tôi có thể mang lại những thay đổi thật sự ở Hoa Thịnh Đốn, mà tôi còn mong quý vị hãy tin tưởng vào khả năng của chính quý vị."  - Hưng Việt (22/5/2008)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.