Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Huyền Thoại Trung Quốc

15/05/200800:00:00(Xem: 10349)

...nạn Bắc thuộc ấy còn nguy kịch hơn nữa vì là mối quan hệ đồng chí giữa hai đảng cầm quyền...

Chưa đầy 90 ngày nữa, Thế vận hội sẽ khai mạc tại Bắc Kinh sau nhiều biến động bất ngờ, kể cả cơn địa chấn Tứ Xuyên và vụ khủng hoảng Tây Tạng. Đây là cơ hội Trung Quốc tái xuất hiện như một quốc gia phú cường sau mấy trăm năm lụn bại và bị thế giới coi thường. Nhân dịp này, Diễn đàn Kinh tế của đài RFA sẽ kiểm điểm lại thành tựu kinh tế cùng những nan đề của Trung Quốc đúng 30 năm sau khi Đặng Tiểu Bình tiến hành cải cách qua phần trao đổi cùng kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa do Việt Long thực hiện sau đây.

Hỏi: Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Thưa ông, Trung Quốc bắt đầu việc thoái kiểm là đếm ngược cho đến ngày khai mạc Thế vận hội tại Bắc Kinh, vào mùng tám tháng Tám tới đây, một biến cố mà lãnh đạo xứ này coi là có ý nghĩa lịch sử. Trong chương trình kỳ này và có thể là nhiều chương trình kế tiếp, chúng tôi xin đề nghị là ta sẽ cùng tìm hiểu về những thành tựu và các vấn đề của Trung Quốc 30 năm sau khi Đặng Tiểu Bình bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế.

Câu hỏi đầu tiên của chúng tôi là việc Trung Quốc đang trở thành một cường quốc
kinh tế đã được thế giới coi là một phép lạ, một sự kỳ diệu, điều ấy có đúng không"

- Tôi thiển nghĩ rằng sẽ làm nhiều người ngạc nhiên, thậm chí phật ý, nếu nói rằng sự kỳ diệu ấy là một huyền thoại - tức là một điều không thật mà cứ được loan truyền rộng rãi. Ngược lại, sự thật là ta đang chứng kiến sự tái xuất hiện của một nếp văn hoá dựa trên sự sợ hãi. Nói cho dễ hiểu, lãnh đạo Trung Quốc ngày nay đang sợ hãi nhiều chuyện. Tựa như đứa trẻ bước qua bãi tha ma cứ huýt gió để dằn nỗi sợ, mà những người tin vào huyền thoại ấy lại cứ múa theo điệu nhạc.  

Hỏi: Ông vẫn thường trình bày vấn đề như những nghịch lý, nhưng xin hỏi rằng từ thời Đặng Tiểu Bình tiến hành cải cách đến nay, Trung Quốc đã có ba chục năm chuyển hóa với những thành tựu khó chối cãi và trở thành một mô thức mà Việt Nam muốn noi theo. Thế thì vì sao ông lại coi đó là một huyền thoại, là chuyện không thật"

- Thưa, tất cả đều tùy thuộc vào viễn cảnh xa hay gần mà thôi. Với Trung Quốc, một xứ đã có mấy ngàn năm lịch sử thì ta cũng nên nhìn trong một viễn ảnh trường kỳ thay vì theo dõi tin tức trên các nhật báo kinh doanh đang ca tụng phép lạ Trung Quốc hay là đà tăng trưởng kinh tế cao nhất Đông Á. Chúng ta nên nhìn lại cục diện như vậy để thấy ra cái lẽ tương đối của mọi chuyện.

- Thật ra, sau Thế vận hội và vào dịp cuối năm nay, chúng ta sẽ kiểm điểm thành quả sau 30 năm cải cách của Đặng Tiểu Bình. Nhưng sẵn dịp này thì mình nên phân tích cho rõ những nhược điểm cơ cấu của mô thức kinh tế chính trị Trung Quốc, là điều diễn đàn này đã đề cập tới nhiều lần. Lần cuối cùng là khi chúng ta nói đến hiện tượng "tẩu tán tư bản", vào ngày mùng tám tháng Giêng năm nay.
Hỏi: Nếu vậy, chúng ta sẽ đi lại từ đầu, từ việc cải cách của Đặng Tiểu Bình vào năm 1978. Xin ông nhắc lại bối cảnh của việc cải cách đó cho thính giả cùng rõ.

- Trong viễn ảnh dài, phải nói rằng Trung Quốc may hơn Việt Nam nên bị "sét đánh" hay "điện giật" nhiều lần, nhờ đó mới chịu tiến hành cải cách. Tôi xin được giải thích. Sau khi Mao Trạch Đông chiến thắng tại Hoa lục, Trung Quốc đã rơi vào trạng thái hoang tưởng cộng sản với các chiến dịch "Cải cách Ruộng đất" rồi "Bước nhảy vọt vĩ đại" làm mấy chục triệu người chết và kinh tế kiệt quệ. Nối tiếp những tai họa thuộc diện ý thức hệ đó là nghệ thuật chính trị bá đạo kiểu Đông phương của Mao Trạch Đông, với 10 năm cuồng loạn của cuộc "đại văn cách". Đó là hai lần bị điện giật khiến Đặng Tiểu Bình mới thuyết phục được các đảng viên tiến hành cải cách vì ai ai cũng hãi sợ và muốn tìm một con đường khác.

- Vì vậy, vào tháng 12 năm 1978, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương kỳ ba của Khoá 11, Đặng Tiểu Bình mới đề xướng khẩu hiệu "Tứ hiện đại hoá" mở đầu cho thời cải cách. Thật ra, ông ta chưa củng cố được quyền lực và chưa thuyết phục được mọi người nên đành mượn lại một ý kiến của Chu Ân Lai vào năm 1975 là phải hiện đại hoá bốn lĩnh vực là nông nghiệp, công nghiệp, khoa học kỹ thuật và quốc phòng. Nhưng, nhờ một vụ điện giật khác, họ Đặng đã có cơ hội nhấn tới và vượt qua chủ trương thật ra chẳng có gì là mới lạ của của một người chuyên nghề che chắn bọc xuôi để tồn tại là Chu Ân Lai.

Hỏi: Ông nói đến vụ "điện giật" khác, đó là biến cố gì vậy"
- Bước đầu của Đặng Tiểu Bình vẫn còn dè dặt. Sau đó, việc Trung Quốc tấn công Việt Nam đầu năm 1979 để gọi là cho một bài học mà bị rát tay vì tổn thất quá nặng là một vụ điện giật thứ hai khiến họ phải cấp tốc cải cách xứ sở để cải tiến hệ thống quân đội lạc hậu của mình.

- Các phần tử thủ cựu nhất trong đảng và nhất là quân đội bèn đồng ý cải cách để kinh tế hồi sinh hầu có thêm phương tiện cho quốc phòng. Nhìn cách khác, Việt Nam có giúp cho Trung Quốc mở mắt và chuyển mình, trong khi tự mình lại say đòn chiến thắng sau năm 1975 nên phạm nhiều sai lầm với chính dân mình, với lân bang và thế giới. Rồi ngày nay lại coi Trung Quốc là mẫu mực và thế lực phải phục tòng! Đã nói tới chuyện 30 năm thì ta không nên quên điều đó.

Hỏi: Trở lại việc cải cách kinh tế của Đặng Tiểu Bình, đâu là những đặc điểm nổi bật để ngày nay Trung Quốc đang trở thành một nền kinh tế có ảnh hưởng trên thế giới"
- Chúng ta có hai tầng suy xét về vấn đề này. Thứ nhất là nếp văn hoá thực dụng của người Hoa. Trên thế giới, nơi nào mà một tập thể người Hoa được sinh hoạt tự do với nhau, nơi đó có thịnh vượng, đến nỗi Hoa kiều đã trở thành thế lực kinh tế trong các nước ngụ cư. Hãy cứ nhìn vào Đài Loan, Hong Kong hay Singapore thì thấy. Bây giờ, nếu một tỷ người Hoa trong lục địa lại được giải phóng sức sản xuất, được Đặng Tiểu Bình khuyến khích làm giàu và được cộng đồng Hoa kiều hải ngoại gửi tiền về tiếp trợ ban đầu thì sản xuất tất nhiên phải tăng. Nhân đây, phải nói rằng trong năm năm đầu của cải cách, đến 80% lượng đầu tư từ bên ngoài vào Hoa Lục là của Hoa kiều ở hải ngoại chứ chưa phải là từ tư bản của Tâu phương. Văn hoá Ấn Độ hay Á Rập lại không như vậy cho nên ta có thấy sự khác biệt.

Hỏi: Đó là yếu tố văn hoá của người Trung Hoa, nhưng tầng suy xét thứ hai là gì"


- Thứ hai và đây là đặc tính về mô thức phát triển của Trung Quốc. Đó chỉ là mô thức Nam Hàn - một bản sao của mô thức phát triển Nhật Bản - nhưng được áp dụng cho một chế độ tự do kinh tế và độc tài chính trị. Về đại thể thì khu vực chủ đạo của nhà nước huy động tài nguyên quốc dân làm vốn tăng trưởng. Cụ thể thì ngân hàng quốc doanh thu góp tiết kiệm tài trợ doanh nghiệp nhà nước với điều kiện ưu đãi để sản xuất và tạo ra việc làm mà khỏi cần lý đến năng xuất hay hiệu quả kinh doanh. Nhật Bản và Hàn quốc cũng không làm khác cho tới khi bị khủng hoảng.
- Giải pháp huy động vốn đầu tư kiểu đó, cùng các xí nghiệp gọi là "tam tư" là doanh nghiệp có sự hùn hạp về vốn đầu tư, kỹ thuật và thương mại của ngoại quốc đã kéo xứ này ra khỏi khủng hoảng. Đó là công lao không nhỏ của Đặng Tiểu Bình và của cả Giang Trạch Dân sau đấy. Nhưng từ năm sáu năm nay, sự thể đã khác và thế hệ lãnh đạo thứ tư, như Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo hay Úy Kiện Hành đang phải bắt đầu hót rác.

Hỏi: Ông nói như vậy, phải chăng là trong ba chục năm qua, tình hình kinh tế xứ này cũng đã có thay đổi, nhưng sau một giai đoạn tương đối phát triển thì nay đã bắt đầu gặp vấn đề"
- Thời Đặng Tiểu Bình, và cả Giang Trạch Dân, kinh tế Trung Quốc là loại kinh tế xe đạp, là nếu cứ đạp mãi thì không đổ, tức là cứ tăng trưởng đều, bằng mọi giá, thì mọi sự đều tốt đẹp vì các vấn đề sẽ tự nhiên được khắc phục. Đây là giới hạn về trí tuệ của một người đầy mưu lược như Đặng Tiểu Bình. Vấn đề thuần về kinh doanh là hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp không thể mãi mãi lấy tiền tiết kiệm của dân mà trút vào các dự án kém hiệu năng như thổi bong bóng, hoặc để xuất khẩu bất kể lời lỗ với giá cực rẻ. Lý do là chế độ tín dụng ưu đãi ấy tích lũy nợ thối và doanh nghiệp bị lỗ lã triền miên.

Hỏi: Đó là loại vấn đề thứ nhất, về chiến lược kinh tế. Ngoài ra còn vấn đề nào khác hay không"
- Vấn đề thứ hai, thuộc diện tổ chức chính trị là mô thức kinh tế phải nói là lý tài ấy sản sinh ra nhiều tai họa. Thứ nhất là bất công và gây ô nhiễm môi sinh vì tăng trưởng không có phẩm chất. Thứ hai, vì quá chú trọng tới thị phần xuất cảng và kết hợp với nước ngoài, nó bỏ rơi các tỉnh nằm sâu trong lục địa và nhất là lãng quên thành phần nông dân, là đa số tới 800 triệu người trong nước. Thứ ba, nó gây phân hoá trong cơ chế lãnh đạo vì đảng viên cán bộ địa phương có toàn quyền tham ô và trục lợi, nay đang trở thành những thế lực bất chấp chỉ thị của trung ương.
- Nếu không cải cách tình hình kinh tế xã hội đó thì Trung Quốc gặp loạn vì bị vỡ đôi trong sự phân hoá. Mà nếu cải cách thì có khi đảng sẽ vỡ đôi. Khi muốn tái phân lợi tức cho nông thôn và các tỉnh bị khoá trong lục địa, thế hệ lãnh đạo mới phải tập trung quyền lực về trung ương là họ muốn thực hiện từ năm 2003 mà điều không dễ và chưa có kết quả.
- Ngày xưa, Mao Trạch Đông cũng muốn tập trung quyền lực nên phải xua con nít làm hồng vệ binh đánh thẳng vào đảng. Ngày nay, không ai có thể làm như vậy được nên bài toán càng trở thành nan giải hơn. Nói cho gọn thì muốn điều chỉnh những bất toàn của mô thức Đặng Tiểu Bình thì phải có dân chủ trong một thể chế liên bang, là điều đảng Cộng sản không muốn và không dám thử nghiệm. Chúng ta cần nhiều chương trình nữa thì mới nói hết những mâu thuẫn trong mô thức Trung Quốc, từ nợ thối của ngân hàng tới kinh tế nóng máy, bị lạm phát, khát dầu, đói ăn hay nông dân biểu tình đòi đất, v.v.. Những vấn đề ấy cho thấy xứ này chẳng có phép lạ và những thành tựu biểu kiến chỉ là một lớp men tráng bên ngoài mà thôi.

Hỏi: Phải chăng vì vậy mà từ đoạn mở đầu, ông nói đến một nếp văn hoá dựa trên sự sợ hãi"
- Những người lãnh đạo Trung Quốc đều không thể quên rằng trong lịch sử mấy ngàn năm của xứ này nhiều triều đại đã tiêu vong vì nông dân nổi loạn. Mao Trạch Đông lên cầm quyền cũng nhờ làn sóng nông dân đó. Một đặc tính lịch sử khác là chuyện hợp tan, là tương quan luôn luôn đối lập giữa trung ương và phiên trấn. Khi trung ương mạnh thì xứ sở ổn định nhưng khó phát triển; khi các địa phương có quyền thì xứ sở dễ bị loạn và bị phân hoá thành nhiều nước.
- Nhưng, nỗi sợ hãi lớn nhất của Trung Quốc là họa ngoại xâm. Trung Quốc đã từng bị đe dọa và khuất phục bởi các sắc tộc ở ngoại biên mà nền văn hoá duy chủng của Trung Hoa khinh thường gọi là Tứ Di. Vạn lý Trường thành được họ xây dựng từ thời Chiến quốc, sau này được Tần Thủy hoảng củng cố và qua thời nhà Minh thì được tăng cường gấp bội cũng là để che thân. Đây là một quốc gia mà hệ thống phòng thủ đã thành một kỳ quan của thế giới có thể thấy từ mặt trăng. Vậy mà Hán tộc vẫn bị các sắc dân thiểu số hay ngoại quốc xâm lăng và cai trị nhiều lần trong lịch sử.

Hỏi: Nếu vậy, lãnh đạo Trung Quốc phải làm gì trước những thách đố ấy"
- Bây giờ đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền nhờ đem lại cơm áo và vuốt ve tự ái Hán tộc. Nếu kinh tế sa sút, chuyện áo cơm trở thành vấn đề, nhất là khi người dân so sánh với mức sống của dân chúng Đài Loan. Tự ái dân tộc là việc thống hợp Đài Loan thì không dễ, chỉ còn lễ lạc của Thế vận hội làm vui. Trong hoàn cảnh ấy, biến động ngoài Tân Cương vì dân Hồi giáo đòi quyền tự trị, hay vụ khủng hoảng Tây Tạng vì sự phản đối của thế giới càng khiến lãnh đạo xứ này lo sợ hơn. Ba mươi năm sau việc cải cách của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc phải nghĩ đến cải cách chính trị, nhưng làm sao tiến hành mà không bị động loạn là một bài toán nan giải.

Hỏi: Câu hỏi cuối, Việt Nam rút tỉa được những gì từ bài học cải cách của Trung Quốc" 
- Bài học đầu tiên thuộc về văn hoá và lịch sử, là trong cả ngàn năm, dân ta đã quá quen với điều mà tôi xin gọi là "chủ nghĩa phục Tầu". Đánh thắng ngoại xâm từ phương Bắc rồi lại cai trị dân mình theo Bắc phương, vì vậy, chúng ta vẫn khó ra khỏi tư tưởng Bắc thuộc.
- Ngày nay, nạn Bắc thuộc ấy còn nguy kịch hơn nữa vì là mối quan hệ đồng chí giữa hai đảng cầm quyền. Trong khi ấy, thế giới đã đổi thay và nếu thực sự thiết tha đến độc lập thì Việt Nam phải dám bước ra khỏi cái bóng rợp của Trung Quốc, và nhất là đừng coi "xã hội chủ nghĩa với màu sắc Trung Hoa" là khuôn vàng thước ngọc và mô thức Trung Quốc là phép lạ kỳ diệu. Trong năm nay, chúng ta sẽ còn dịp nhìn vào từng mặt trái của phép lạ này trong nhiều chương trình về kinh tế hàng tuần.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhưng 64 năm sau (1960-2024), đảng đã thoái hóa, biến chất. Đảng viên thì tham nhũng, suy thoái đạo đức, lối sống tự diễn biến và tự chuyển hóa, bài bác Chủ nghĩa Mác-Lênin và cả “tư tưởng Hồ Chí Minh” nữa...
Một tuần sau, sau khi dư luận nổi sóng về phát biểu của thiếu niên Chu Ngọc Quang Vinh (“tôi coi đảng như một thế lực xấu chỉ biết lừa gạt dân”) tạm lắng – hôm 7 tháng 9 vừa qua – nhà văn Phạm Đình Trọng kết luận: “Sự việc cho thấy người dân, nhất là thế hệ trẻ đã có nhận thức sâu sắc về pháp luật, có ý thức về sự có mặt của cá nhân trong cuộc đời, trong xã hội”.
Nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 27/08/2024 về đường lối khóa đảng XIV cho thấy ông không dám đi ra khỏi quỹ đạo một người Cộng sản bảo thủ để được tồn tại...
Kamala nhắc lại Donald Trump đã cảm ơn Tổng Thống Tập Cận Bình về những gì ông ta đã làm trong thời gian đại dịch COVID. Bà nhớ cả nội dung Trump đã viết trên Twitter: “Thank you, President Xi” và đọc lại cho chục triệu người dân Mỹ đang xem màn hình. “Khi chúng ta biết rằng Tập Cận Bình phải chịu trách nhiệm vì không cung cấp và cung cấp không đầy đủ cho chúng ta sự minh bạch về nguồn gốc của COVID.” Kamala nhắc lại cả việc Donald Trump đã mời Taliban đến David Camp, “là một nơi có ý nghĩa lịch sử đối với chúng ta, với tư cách là những người Mỹ, một nơi mà chúng ta tôn vinh tầm quan trọng của ngoại giao Hoa Kỳ, nơi chúng ta mời và tiếp đón các nhà lãnh đạo thế giới được kính trọng. Và cựu tổng thống này với tư cách là tổng thống đã mời họ đến David Camp vì ông ta, một lần nữa, không biết tầm quan trọng và trách nhiệm của tổng thống Hoa Kỳ. Và điều này quay trở lại vấn đề ông ta đã liên tục hạ thấp và coi thường các quân nhân của chúng ta, những người lính đã hy sinh...
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.