Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Huế Trong Mắt Tôi (Tùy bút)

02/05/200800:00:00(Xem: 9050)

Mùa thu 1965, tôi đến Huế trong màu aó lính của một dịp đi công tác vơí  đoàn văn nghệ quân đội trung ương. Trong lịch trình công tác không tính đến Huế vì chủ yếu trong chuyến đi này là giúp vui cho lực lượng đồng minh taị Đà nẵng, Chu lai. Giờ chót họ xếp chúng tôi ghé bản doanh Sư  đoàn 1 để diễn cho lính mình.  Do không được sắp xếp trước,  đơn vị chủ nhà đem tuị tôi ra ...ngủ đò trên sông Hương. Huy động hơn chục con đò cho đoàn khoảng bốn mươi người, tụ về chỗ cây đa đường THĐ. Sau khi chia nhau chỗ ngủ, đò phaỉ thả ra giữa sông, sợ gần bến biết đâu ăn phaỉ lựu đạn của mấy anh nằm vùng.

Lúc này Huế đã nhiễm sắc thái của chiến tranh. Một đaị đơn vị của quân đội đóng bản doanh ngay trong thành nội gần khu Gia Hội là dấu hiệu Huế không còn là Huế của ngày xưa, âm vang của những ngày mà từ thuở học trò tôi  đã được nghe và đồng cảm vơí ‘tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ xương.”  Huế sẽ chịu thân phận đẩy đưa của vân nước mà người ta cứ lấy Huế làm địa bàn chiến lược, vơí chiêu bài mất Huế là mất tất cả, để từ đó Huế không còn tự thân là Huế nữa.

Được ngủ đò qua đêm trên sông Hương ở thời điểm này là một kỷ niệm khó quên, không phaỉ chỉ các nghệ sĩ trong đoàn  mà chính tôi, từ những ngày đọc thơ Hàn mặc Tử vẫn ao ước đến Huế để thưởng ngoạn cảnh sắc cố đô, để cảm nhận Huế của thơ, của nhạc, của giai nhân mà những văn nhân mặc khách những thập niên thanh bình  thuở trước đã dừng chân, ghé bến.

Đêm đã khuya, ngôì ở một đầu khoang cùng ông lái đò, tôi quyết định không ngủ, sẽ thức vơí dòng sông, một dòng sông không mang tầm vóc của sông Hồng, sông Cửu, mà chỉ e ấp, khiêm tốn “em xinh em bé tên là Hương Giang” nhưng đã hớp hồn bao chàng trai kẻ Nam người Bắc. Dù bị chia trí vì sự an ninh của đoàn, đang là mục tiêu nôỉ cho những miểng lựu đạn của kẻ thù dấu mặt, máu lãng mạn trong tôi vẫn thả hồn về những cảm xúc khơi laị từ những vần thơ của Nguyễn Bính trong thi phẩm, “Đêm sông Hương”.Trăng treo, nước bạc,  sương khuya, tiếng chuông chùa, tiếng gà gáy sáng, sóng vỗ mạn thuyền, gió se lạnh, vaì gịong hò buồn, bâng quơ  vẫn còn phảng phất y trang nét thơ của “mẫu” Huế xưa.

Sau một đêm trên thuyền, sáng trở về vơí thực tại, được điện thoaị gặp ông tư lệnh. Một cảm giác chóng mặt cứ đeo đuôỉ chân tôi, khiến lúc chào ông mà cứ như muốn té. Hỏi ra thì taị nằm trên thuyền suốt đêm, tròng trành theo sóng vỗ nên sáng dậy có cảm giác như vậy. May mà ông xếp chủ nhà thông cảm chứ không tưởng tôi say giữa ban ngày. Cũng trong cuộc gặp, ông tư lệnh hoỉ thăm tình hình  anh chị em trong đoàn, tôi cảm ơn nhã ý của ông đã cho chúng tôi ngủ đò. Ông tư lệnh trợn tròn con mắt, goị ngay chánh văn phòng  chỉ thị sắp xếp đoàn chúng tôi vào ngay thành nôị... vì lý do an ninh. Thông báo laị chuyện dời chỗ ngủ, cả đoàn đều tiếc huì huị.

Thế rồi bẵng đi mấy năm không có dịp trở lại Huế, thì tôi cùng mọi người, mọi gia đình, cả nước, cả thế giới đều bàng hoàng, đau xót về cuộc thảm sát Tết Mậu Thân. Xúc động nhất vẫn là những thước phim tường thuật về các mồ chôn tập thể với cách chết đủ kiểu của nạn nhân được chiếu đi chiếu lại trên màn hình khắp năm châu. Quả thật Huế Mậu Thân đã để lại những ấn tượng không thể nào phai về một tội ác chiến tranh nằm trong qui mô của cuộc chiến Nam Bắc tương tàn, bất kể thời điểm trùng hợp - một cách cố ý - vào những ngày thiêng liêng nhất của dân tộc. Cho nên mỗi khi nhắc đến “Giải khăn sô cho Huế” thì chỉ thấy lòng ray rứt, khôn nguôi và kỳ vọng một ngày không xa lịch sử sẽ trả lại sự công bằng cho những người đã bị đâp đầu bằng cuốc.

Ba năm sau Mậu thân, tôi tháp tùng phái đoàn báo chí ra Huế dự lễ mừng chiến thắng Chiến dịch Lam Sơn 719, một caí tên đặt cho một chiến dịch lớn đánh qua Hạ Lào, nhằm giải tỏa áp lực đè nặng lên chiến trường Trị Thiên. Dù Mỹ đang tham chiến tại Việt nam, nhưng họ để hai người anh em cùng mẹ khác cha quần thảo nhau trong vùng rừng già biên giới giáp Tchepone. Cuộc thư hùng với những trận đánh có thể ghi vào quân sử và nếu được Phan nhật Nam tường thuật thì chiến dịch này chẳng thể bị lãng quên.Thuận lợi chiến lược có nghiêng về bờ nam Bến Hải, nhưng tổn thất nhân mạng thì trả giá quá đắt cho cả hai “anh em”. Lần đầu tiên một đại tá Dù, coi cả một lữ đoàn, bị bắt làm tù binh. (ông là “thần tượng” của tôi và những người lính sau này bị đem ra Bắc, tù gần hai chục năm). Khăn sô lại phủ lên đầu vợ lính mà mũi dùi nặng nhất là Sư đoàn 1 với đa phần binh sĩ là những người con yêu tuyển mộ từ dải đất Trị Thiên.

Tôi lại được một người bạn là bác sĩ quân y ở quân y viện NTP  chở quanh thành nội Huế   chứng kiến thêm cảnh “tuyết trắng giữa mùa hè” trong các trại gia binh. Các ký giả, phóng viên chỉ dự lễ. Các vị chóp bu sau đó về thẳng Saì gòn. Huy chương nào cũng có hai mặt. Lần này đến vơí Huế vừa gấp gáp vừa đượm buồn, sáng đến chiều đi, nên cảm xúc bâng khuâng  khó tả.

Chưa được ngơi nghỉ sau mùa hè đỏ lửa, Huế laị trở thành điểm nóng sau hiệp định Paris. Được lệnh từ Phủ đầu rồng, những đơn vị thiện chiến nhất của quân đội miền nam mà năm 74 là năm cao điểm, được lệnh điều về Huế vơí sứ mạng quyết giữ Huế bằng moị giá. Tuy nhiên từ thơì điểm này, tình hình có phần lắng đọng, không có những trận đánh lớn, chủ yếu là hai bên cố ý chiếm đất/giữ đất, dành dân. Các lực lượng cơ động giờ laị trải daì doc sườn đông Trường sơn theo tuyến từ Cổ thành Quảng trị đổ vào, để đảm bảo  Huế -Thừa thiên phaỉ được bảo vệ nguyên vẹn.

Các anh lính mũ xanh, mũ đỏ, mũ nâu một thời tung hoành khắp bốn vùng chiến thuật, giờ đây thành những anh lính đóng đồn, người đứng chong mắt qua đêm trên thượng nguồn sông Mỹ chánh, kẻ ngồi chờ sáng quanh đụn cát buồn tận Phá Tam giang. Gần mười năm trải qua những trận thư hùng, hai bên đều có vẻ thấm mệt, đành cầm chân nhau trên đất Trị Thiên, chờ sự sắp đặt của những người làm chính trị mua bán đổi chác trong bàn hội nghị. Cũng do yêu cầu công tác, đơn vị tôi được lệnh từ Sài gòn ra tăng phái cho các đơn vị tổng trừ bị như là những anh lính cầm loa chõ sâu vào các thung lũng cận sơn, hoặc các làng mạc duyên hải để cố “chiêu hồi” các người lính trẻ Bắc việt hoặc kêu gọi đồng bào mình cứ bám lấy đất, lấy quê.

Do tình hình không mấy căng thẳng, nên tôi có dịp ghé Huế nhiều hơn, mới khám phá mình mới chỉ biết Huế bề ngoài, bề trong phải sang bên kia bờ An cựu, phaỉ vào đất Kim long mới hiểu thêm được nét cổ kính, kiêu sa của Huế. Có hai nét đặc thù sẽ thiếu sót khi noí đến Huế mà không nhắc đến Mưa & Giai nhân. Nếu Hà  nội chỉ đẹp khi sang thu, Sài gòn chỉ gợi nhớ khi mưa rồi chợt nắng, thì Huế trong mắt tôi là Huế của mưa. Mưa trên phố Huế là bài hát của những thập niên sau này, nhưng nếu được thể hiện qua tiếng hát Bảo Yến thì đố ai không nhớ Huế"  

Laị noí về giai nhân thì hình như Nguyễn Bính đã khaí quát trong bài thơ, “Nụ cười giai nhân” sáng tác khi ông ghé Huế vào đầu thập niên 40. Nụ cười của người đẹp mà ” đuổi cả cái  sầu thiên vạn cổ/ nhạt nhòa tất cả những màu tươi” thì chẳng ai về sau dám tả  người đẹp của Huế. Có điều phải thừa nhận là nếu Quốc Học sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước thì các hoa khôi Đồng Khánh nhiều người đã trở thành mệnh phụ phu nhân và trở thành huyền thoại của nhiều cuộc tình tốn nhiều giấy mực. Nhóm từ Đồng Khánh-Quốc Học  cùng với Chu văn An-Trưng vương, Gia Long-Pétrus Ký, trở thành những chùm hoa tiêu biểu cho tài năng và hương sắc của tuổi trẻ ba miền trong thời đại tuổi tôi.

Đầu 75, đơn vị tôi rút khỏi chiến trường Trị Thiên, tôi không còn dịp ra lại Huế, nhưng được thằng cháu kể lại cảnh địa ngục nơi cửa Thuận an, khi các lính của ta trong cảnh hỗn quân hỗn quan đã dành nhau để sống. Một số lính kiêu binh đòi chiếm chỗ độc quyền trên mấy con tàu đã đối xử với đồng đội bằng cả tăng lẫn súng, để rồi cuối cùng biết là bị đuổi khỏi tàu, các người lính màu aó bộ binh đã tung những trái lựu đạn cuối cùng của mình để cùng chết chung vơí những kẻ muốn xô đẩy họ xuống. Máu lính lênh láng cả sàn tàu, đọng lại vết đen khó rửa của cảnh nát tình huynh đệ chi binh.

Biển Thuận an trăng sáng thuở nào nay laị là chứng nhân của những cái chết vô nghĩa trong thảm cảnh ”tháng ba gãy súng”. Biển mang vị mặn, không phải của muối. Biển mặn vì máu. Máu của những người lính trẻ đã chết oan vì các tư lệnh, các cấp chỉ huy của họ đã bỏ cuộc, đã bỏ chạy trước để họ phải chân đất chạy ra cửa Thuận an, con đường độc đạo ra biển để trốn chạy những người anh em cùng màu da nhưng khác máu từ phương Bắc đang rượt đuổi theo họ. Những người lính về từ địa ngục, trong đó có thằng cháu tôi, một sĩ quan pháo binh, bị kẹt lại, được dồn vào các trại cải tạo, chờ đợi biến cố họ không mong vào cuối tháng tư, rồi sống tiếp trong cảnh “đáy địa ngục” của Tạ Tỵ.

*

Nhìn lai từ ngày biết Huế, chỉ thấy những ngày buồn chẳng thấy có ngày vui. Buồn cho Huế, buồn cho người dân của Huế, rồi buồn cho những người bảo vệ Huế, buồn cho vận nước đổi thay mà Huế như là một chứng nhân không ngơi nghỉ cho đến ngày tàn cuộc.

Mùa hè 76 khi nghe phong phanh bị chuyển ra Bắc, lòng lo sợ nhưng thoáng nghĩ nếu được chuyển bằng đường bộ có cơ may qua Huế. Traí vơí dự đoán, tù cải tạo được chuyển bằng đường biển. Mười hai năm sau, trở laị Saì gòn trên chuyến tàu suốt Bắc Nam. Ghé Huế lúc nửa đêm, tàu dừng laị ga khá lâu. Soát laị còn đủ tiền kêu tô bún bò. Tô bún ân tình, o bán bún rong biết là dân từ Nam Hà về không chịu lấy tiền. Khách cứ để tiền lại, chạy vôị lên tàu.

Trong cảnh tĩnh lặng nửa đêm về sáng, tàu chạy ra khỏi Huế qua màn sương mỏng giăng kín Trường Tiền. Huế đang ngủ, có vẻ mệt mỏi, xem ra vô tình vơí khách lữ hành.  Cũng từ đêm đó, do hoàn cảnh tôi xa Huế cho đến ngày xa xứ.

Đỗ xuân Tê

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một tuần sau, sau khi dư luận nổi sóng về phát biểu của thiếu niên Chu Ngọc Quang Vinh (“tôi coi đảng như một thế lực xấu chỉ biết lừa gạt dân”) tạm lắng – hôm 7 tháng 9 vừa qua – nhà văn Phạm Đình Trọng kết luận: “Sự việc cho thấy người dân, nhất là thế hệ trẻ đã có nhận thức sâu sắc về pháp luật, có ý thức về sự có mặt của cá nhân trong cuộc đời, trong xã hội”.
Nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 27/08/2024 về đường lối khóa đảng XIV cho thấy ông không dám đi ra khỏi quỹ đạo một người Cộng sản bảo thủ để được tồn tại...
Kamala nhắc lại Donald Trump đã cảm ơn Tổng Thống Tập Cận Bình về những gì ông ta đã làm trong thời gian đại dịch COVID. Bà nhớ cả nội dung Trump đã viết trên Twitter: “Thank you, President Xi” và đọc lại cho chục triệu người dân Mỹ đang xem màn hình. “Khi chúng ta biết rằng Tập Cận Bình phải chịu trách nhiệm vì không cung cấp và cung cấp không đầy đủ cho chúng ta sự minh bạch về nguồn gốc của COVID.” Kamala nhắc lại cả việc Donald Trump đã mời Taliban đến David Camp, “là một nơi có ý nghĩa lịch sử đối với chúng ta, với tư cách là những người Mỹ, một nơi mà chúng ta tôn vinh tầm quan trọng của ngoại giao Hoa Kỳ, nơi chúng ta mời và tiếp đón các nhà lãnh đạo thế giới được kính trọng. Và cựu tổng thống này với tư cách là tổng thống đã mời họ đến David Camp vì ông ta, một lần nữa, không biết tầm quan trọng và trách nhiệm của tổng thống Hoa Kỳ. Và điều này quay trở lại vấn đề ông ta đã liên tục hạ thấp và coi thường các quân nhân của chúng ta, những người lính đã hy sinh...
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
Năm 2012 Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng; năm 2013 trở thành Chủ Tịch Nước; đến năm 2018 tư tưởng Tập Cận Bình được chính thức mang vào Hiến Pháp với tên gọi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tập Cận Bình đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mối bang giao Mỹ-Trung và nền trật tự thế giới...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.