Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Khóc Thương Chiến Hữu...

30/08/200400:00:00(Xem: 7533)
LGT: Ngày 30 tháng 4 năm 1980, Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam được chính thức thành lập, và không đầy 2 năm sau, Cương Lĩnh Chính Trị của Mặt Trận được chính thức công bố, đã sáng suốt vạch rõ hai mục tiêu chiến lược: Cứu nước và Dựng nước. Cương Lĩnh Mặt Trận cũng xác định quyết tâm trước sau như một: "Vì tương lai của dân tộc, vì quyền lợi tối thượng của quốc gia, dân tộc Việt Nam quyết tâm đấu tranh cho đến khi hoàn toàn lật đổ chế độ Việt cộng". Trên con đường thực hiện mục tiêu và quyết tâm trên, Chủ tịch Hoàng Cơ Minh cùng nhiều đoàn viên Mặt Trận đã trực tiếp dấn thân và anh dũng hy sinh vào ngày 28 tháng 8 năm 1987. Nhân dịp tưởng niệm 14 năm ngày vị quốc vong thân của Chủ tịch Hoàng Cơ Minh và các đoàn viên Mặt Trận, Sàigòn Times trân trọng giới thiệu bài viết "Khóc Thương Chiến Hữu" của tác giả Trần Diệu Chân, một đoàn viên trẻ và trung kiên của Mặt Trận; và bài thơ "Tưởng Niệm" của nhà thơ Phạm Thanh Phương.

* * *

Tin một số chiến hữu của tổ chức đã hy sinh, dù đến ở thời điểm nào, cũng đã làm chúng tôi bật khóc. Không chỉ một lần nhỏ lệ, mà những giọt nước mắt tiếc thương, như bất tận, cứ trào dâng lên mãi khi tôi viết giòng này, khi nói chuyện với các anh chị em trong tổ chức hay chia sẻ cùng đồng bào, thân hữu. Những nấc nghẹn tự đáy lòng đã không thể nào đè nén nổi mỗi khi tôi nghĩ đến con đường gian nan các anh đã trải, đến cái chết anh dũng các anh đã can đảm nhận trên con đường giải phóng quê hương.
Tôi nhớ đến hình ảnh thân thương của chiến hữu Chủ Tịch, vị lãnh đạo anh minh mà chúng tôi thương quý gọi là Thầy; vị thầy khả kính mà tôi đã học được biết bao điều dù chỉ được có vài lần diện kiến, lần cuối cùng khi ông rời Hoa Kỳ năm 1987. Tôi tiếc đã không được có cơ hội gặp Thầy nhiều, nhưng chỉ cần được nghe ông nói chuyện vài lần với công chúng, với các chiến hữu trong tổ chức và một lần ông họp báo ở Houston, tôi đã cảm phục người chiến hữu lãnh đạo của mình tột bậc; không chỉ ở khả năng diễn đạt lưu loát và những tư tưởng xuất chúng của ông mà còn ở tấm lòng nhiệt tình ông dành cho đất nước, và cách ứng xử bình dị, thân thương ông dành cho mọi chiến hữu trong tổ chức. Những điều tôi nghe được về ông từ cách sống thanh bạch, đạo đức lúc còn là Phó Đề Đốc Hải Quân trước năm 1975, đến đường lối chỉ đạo sáng suốt, sách lược khôn ngoan và những nguyên tắc đầy nhân bản ông đề ra cho Mặt Trận mà giá trị càng ngày càng được chứng tỏ, đã làm lòng tôi thêm ngưỡng mộ và tiếc cho đất nước, cho tổ chức không còn có được những đóng góp của một anh tài nhiệt huyết.
Nhưng ngưỡng mộ nhất đối với tôi là tình thương bao la ông dành cho vợ con, cùng lúc vẫn can đảm dứt áo ra đi đền nợ nước. Tôi đã được hân hạnh chia sẻ những tâm sự một đôi lần với Bà Thầy để thấy được tình yêu Thầy Cô dành cho nhau đẹp biết dường nào, để thấy được người đàn ông Việt Nam lý tưởng trên đường hy sinh cho đại nghĩa vẫn lãng mạn, tình tứ, yêu vợ, thương con. Trước khi chia tay lên đường, Thầy đã không quên dặn người con cả thay bố trao cho mẹ những đóa hoa hồng thắm yêu thương vào ngày sinh nhật của bà hằng năm. Và tận nơi chiến khu xa xôi, ông đã trao về người vợ thân yêu những giòng nhạc cảm động ''Trăng Chiến Khu'' mà người nghe không thể nào không thấy lòng mình trùng xuống:
''Ngồi đây xem trăng sáng chiếu ven chân rừng. Trời lắng đêm dần vắng sương lạnh rơi xuống. Vai sát bên vai, lòng ấm bên lòng, mắt căm hờn chờ ngày xông pha chiến trường. Rừng ơi đem trăng sáng tới rung bao lòng. Vì nước nên lìa mái gia đình êm ấm. Trăng hỡi cho ta, về dưới mái nhà, nhắn ai rằng một ngày ta sẽ trở về...''
Bản nhạc của Kháng Chiến Quân Trần Thiện Khải với lời nhạc của chiến hữu Hoàng Cơ Minh đã nói lên hết tấm lòng thiết tha, ray rứt của các kháng chiến quân trước tình nhà, nợ nước.
Tôi tiếc chưa được một lần gặp mặt những kháng chiến quân đã cùng nằm xuống với chiến hữu Chủ Tịch. Nhưng những điều tôi được nghe về các anh đã làm tôi ngửng đầu hãnh diện vì đã được cùng chia sẻ lý tưởng, và được ở trong cùng một tổ chức với những người con yêu của tổ quốc như các anh. Những chiến sĩ can trường trên trận địa, những tấm gương đạo đức, trong sáng, những nhân tài của đất nước, những tâm hồn đa cảm của một nghệ sĩ, văn sĩ nhưng đã can đảm dứt bỏ hạnh phúc riêng tư, cuộc sống đầy đủ tiện nghi, an lành để dấn thân vào chốn hiểm nguy hầu chấm dứt những đau khổ trên quê hương yêu dấu.
Bên cạnh những người con can trường ấy của tổ quốc là các chị vợ kháng chiến quân trong Mặt Trận. Nói sao cho hết những hy sinh cao cả của các chị. Các chị đã thay chồng làm cha, nuôi dạy con cái trong nỗi quạnh hiu, nhung nhớ và lo âu đến thắt ruột cho sự an nguy của chồng. Ôi những người đàn bà Việt Nam, đã phải gánh chịu biết bao thăng trầm của lịch sử dân tộc. Những người vợ lính, vợ các kháng chiến quân - anh lao vào chốn gian nguy lửa đạn để bảo vệ đất nước, em ở lại cam chịu gánh vác mọi nhọc nhằn, khó khăn trong cuộc sống, những lạc lõng nơi xứ lạ quê người, đùm bọc, che chở và thương con gấp bội để đền bù những thiệt thòi con không được gần cha. Khi anh ra đi về lòng đất mẹ, em nén cơn đau xé ruột, ngẩng mặt can trường bước tới vì hạnh phúc và tương lai của con, vì lời hứa và tình yêu cho người nằm xuống. Hai hàng lệ đang tuôn trào trên khóe mắt, tôi xin gởi tặng những giọt nước mắt thương yêu, ngưỡng mộ này đến cùng các chị. Cảm ơn các chị đã cống hiến hạnh phúc đời mình cho đại nghĩa.


Trước anh linh của những người nằm xuống và những tiếp tục hy sinh của các chị, của nhữnng kháng chiến quân đang miệt mài chiến đấu trên đất mẹ, của các chiến hữu ở khắp mọi chân trời, tôi nguyện tiếp tục con đường tranh đấu để đưa đất nước đến vinh quang, hạnh phúc.
Mười mấy năm qua dù không được cùng các anh chung vai sát cánh, dù có lúc hình dung các anh đã đi vào lòng đất mẹ nhưng tấm lòng của các chiến hữu vẫn càng ngày càng thêm son sắt, bền bỉ. Sự hy sinh của các anh đã làm chúng tôi thêm quyết chí.
''Chúng ta không chủ trương chiến đấu đơn độc, song chúng ta cũng không sợ hãi nếu phải chiến đấu đơn độc''. Lời Thày nhắn nhủ vẫn còn vẳng mãi bên tai. Giờ đây cách trở âm dương đã không cách biệt được tấm lòng chúng ta cùng hướng về tổ quốc. Trong tim chúng tôi các anh vẫn luôn chung bước.
Trước những đánh phá của kẻ địch, và đau lòng hơn nữa là từ những người cùng chiến tuyến, các chiến hữu ta đã nhớ đến câu Thầy từng chia sẻ : ''Đường đi càng gian nan thì chiến thắng càng vẻ vang''. Các chiến hữu ta đã vững chãi niềm tin trên con đường đầy tình thương, vị tha và nhân bản mà Thầy đã vạch; niềm tin sắt đá mà tổ chức đã gieo truyền vào lẽ tất thắng của chính nghĩa, của sự chân thành và trong sáng đã cho tôi và các chiến hữu của chúng ta sức mạnh vô biên để đi tới, san bằng mọi trở lực.
''Con đường chúng ta đi chỉ có hai cái đích. Cả hai cái đích đều vinh quang và vô cùng ý nghĩa. Một là giải phóng tổ quốc Việt Nam. Hai là được anh dũng hy sinh cho đại cuộc giải phóng tổ quốc Việt Nam''.
Nghĩa khí đó của Thầy đã trở thành tâm niệm của đoàn viên Mặt Trận.
Hôm nay đây, Thầy đã nằm xuống cùng với một số các chiến hữu. Nhưng linh hồn Thầy và các chiến hữu vẫn hiện hữu trong giòng đấu tranh đang cuồn cuộn chảy của dân tộc, với những thế hệ trẻ đang hăng hái nhập giòng, hãnh diện vì đã có một thế hệ cha anh xứng đáng, truyền đạt cho giòng máu kiêu hùng và những giá trị tư tưởng vừa thực tiễn vừa nhân hậu. Nói sao cho hết được lòng cảm kích của chúng tôi, những người đã may mắn tìm được mái ấm thương yêu của một gia đình lý tưởng, cùng đồng tâm cam khổ, chia ngọt xẻ bùi, theo Thầy học chữ Nhẫn trước những ngộ nhận hay cố tình xuyên tạc của búa rìu dư luận, để làm sao đạt tới mục tiêu duy nhất là giải phóng và xây dựng Việt Nam.
Cầu mong anh linh của qúy chiến hữu phù hộ cho công cuộc giải phóng đất nước mau đến chỗ thành công. Ngày quê hương đoàn tụ, ăn mừng nắng ấm tự do và hạnh phúc, chúng tôi mong sẽ tìm về nơi chốn xưa để quỳ lạy những chiến hữu đã vị quốc vong thân, tìm gặp lại các anh như lời thơ ''Thăm Bạn'' của Kháng Chiến Quân Nguyễn Đức Thắng :

Nửa khuya ghé thăm anh,
Gió đông về lành lạnh.
Giữa bầu trời hiu quạnh,
Hờ hững nước trôi quanh.
Anh nằm bên giòng suối,
Chơ vơ một gốc chanh.
Con chim nào đang khóc,
Vì thương lá đoạn cành.
Kìa anh cây chanh nhỏ,
Hôm dúi vội bên anh.
Bây giờ chanh đã lớn,
Mồ anh cỏ cũng xanh.
Anh giờ thôi áo trận,
Thay vào áo sử xanh.
Tôi còn mang áo cũ,
Đêm ngày vẫn đấu tranh.
Ghé thăm anh nửa phút,
Rồi tiếp tục di hành.
Gởi anh cây chanh nhỏ,
Nhờ anh bón cho xanh.
Mai này sau giải phóng,
Khi đại cuộc đã thành.
Lấy cây chanh làm dấu,
Tìm cốt người hùng anh.
Thôi chào nhau anh nhé,
Chúc anh giấc mộng lành.
Trời bây giờ cũng sắp,
Vào Xuân rồi đó anh.

Nghìn thu thương nhớ...
Trần Diệu Chân

*

Tưởng niệm

Kỷ niệm 14 năm ngày giỗ ông Hoàng cơ Minh, Trần thiện Khải, Võ Hoàng, Lê Hồng và các Kháng Chiến Quân đã hy sinh trên đường giải thể CS quang phục quê hương, ngày 28-8-1987

Bỏ Quê Hương anh làm người lữ thứ
Không đành lòng chấp nhận kiếp lưu vong
Nợ giang sơn quay quắt mãi bên lòng
Anh quay gót, đời chinh nhân rạng mở

Phá xiềng xích đánh tan bầy quái gở
Mong tự do, nhân bản được sáng ngời
Chữ tình yêu, nhân ái sẽ lên ngôi
Và trả lại toàn dân quyền tự quyết

Lấy xương máu, trải tâm cùng Nhật Nguyệt
Mang hồn thiêng tháo cởi mối hận lòng...
Chuyện thù nhà nợ nước phải đền xong
Cười ngạo nghễ viết lên từng trang sử...

Nhìn ngọn sóng nấc từng cơn giận dữ
Tiếng oan hồn u uất, nghẹn trùng dương
Nỗi oan khiên thâm tím cả linh hồn
Thương vận nước, quặn lòng trai thế hệ...

Anh bước đi, gieo tình yêu nhân thế
Tiếng nhạc lòng vang vọng khắp non sông
Khóc linh hồn tấm tức chốn biển đông
Trong rừng thẳm, hồn thiêng đang vẫy gọi

Ôm giấc mơ, ngày non sông mở hội
Nên một lòng trút bỏ chuyện nhân gian
Yêu Non sông, tiêu diệt lũ tham tàn
Xây non nước, điểm tô dòng thanh sử

Anh thoát thai, trên mưa cuồng sóng dữ
Chí kiêu hùng vùng vẫy, giống Lạc Long
Xác thân anh coi nhẹ tựa lông hồng
Tận hiến trọn cho tình yêu đồng loại ...

Tôi ở lại ôm niềm đau thực tại
Tưởng nhớ anh không khỏi cảnh se lòng
Chuyện đau buồn, tang tóc của non sông
Hồn mặn đắng, thêm đau lòng lữ thứ

Dõi theo anh trên con đường dang dở
Quyết một lòng chung thủy với Giang San
Cùng anh em tẩy, rửa những nghiệt oan
Nhân, trí, dũng cuộn tròn lưu thiên cổå

Vận nước trôi, dòng đời cơn thác đổ
Tôi ngậm ngùi, tưởng niệm tấm lòng trung
Kính dâng lên muôn vạn nén hương lòng
Lời khấn nguyện, anh em chung nhịp thở.

Phạm thanh Phương

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.