Hôm nay,  

Tình Không Biên Giới Nhưng Người Yêu Lại Có Biên Giới

01/03/200800:00:00(Xem: 4491)

Riêng tiểu bang Oklahoma hơn một  tháng vừa qua, những người di dân không có giấy tờ hợp lệ cũng như những chủ nhân thuê mướn những người này làm việc cho họ ở các hãng xưởng tư nhân, các cửa tiệm buôn bán, các nhà hàng ăn hoặc có nhà cửa cho những người này thuê mướn v.v", tất cả đều như đang bị lên cơn sốt rét ngã nước, sống trong những ngày lo sợ là sẽ bị trục xuất trả về nguyên quán hay sẽ bị đi tù nếu bị nhân viên chính quyền đến hỏi thăm sức khỏe. 

Vì một Đạo Luật mới mang số 1804 đã được Quốc Hội Tiểu Bang Oklahoma phê chuẩn và đã được Vị Thống Đốc của tiểu bang ấn ký và ban hành sắc lệnh này kể từ ngày 1 tháng 11 năm 2007, những người di dân bất hợp pháp đến cư ngụ tại tiểu bang Oklahoma, đều bị trục xuất để trả về nguyên quán.  Đạo luật này nhằm bảo vệ tiền bạc cho những người dân Hoa Kỳ và cho những người di dân hợp pháp cư ngụ tại tiệu bang Oklahoma.  Đây cũng là một đạo luật duy nhất của tiểu bang Oklahoma có liên quan đến vấn đề di trú bất hợp pháp mà 49 tiểu bang khác không có đạo luật như thế này.  Bởi vì luật di trú là luật liên bang được áp dụng cho tất cả 50 tiểu bang đối với những người cư trú bất hợp pháp trên đất Hoa Kỳ, thế là riêng Oklahoma lại đẻ ra thêm đạo luật này, nhằm triệt để trục xuất tất cả các di dân không có giấy tờ cư trú hợp pháp vào Hoa Kỳ, thì phải bị trục xuất khỏi tiểu bang Oklahoma để trở về nguyên quán. 

Tuy nhiên đối với những trẻ em dưới tuổi vị thành niên hoặc trên vị thành niên còn đang đi học, thì không bị ảnh hưởng bởi đạo luật này, nghĩa là vẫn được ở lại tiểu bang Oklahoma để tiếp tục học hành như thường lệ cho đến khi ra trường.  Nhưng có một điều rất quan trọng mà tất cả những người di dân bất hợp pháp đều nên biết rằng: Chỉ có Chính Quyền Liên Bang mới la một cơ quan duy nhất, có đầy đủ thẩm quyền để áp dụng triệt để thi hành luật di trú (It is also important for the undocumented to realize the Federal Government is the only agency authorized to enforce Immigration Law).  Đồng thời những người di dân đến Hoa Kỳ bất hợp pháp cũng cần phải nên nhớ rằng: Dù họ có bỏ tiểu bang này để đến cư trú tại tiểu bang khác, thì họ vẫn nằm trong tình trạng nguy hiểm, là có thể bị giam giữ và bị trục xuất như thường lệ, chứ đạo luật mang số 1804 của quốc hội tiểu bang Oklahoma không làm thay đổi tình trạng nguy hiểm đó (It is important for the undocumented to understand that wherever they go in the United States, they are always in danger of being detained and deported.  The House Bill 1804 of Oklahoma doesn't change that fact). 

Sở dĩ chúng tôi phải nêu rõ 2 vấn đề kể trên là vì mấy ngày trước khi đạo luật được áp dụng, đã có hàng trăm gia đình bồng bế con cái, anh chị em, họ hàng bà con thân thích rủ nhau thuê mướn những chiếc xe Van, trở đầy người trên xe, để chạy sang những tiểu bang lân cận như Texas, Arkansas, Kansas, v.v. là những tiểu bang không có đạo luật loại này, cố gắng chạy thoát một cơn sốt rét ngã nước đang xẩy ra trong tiểu bang Oklahoma, để đi tìm sự an toàn về tinh thần lẫn thể xác với niềm hy vọng được phép ở lại Hoa Kỳ.  Như chúng tôi vừa nêu lên 2 vấn đề kể trên: Thứ nhất là Luật Di Trú số 1804 của Quốc Hội tiểu bang Oklahoma nói riêng, có liên quan đến những người di dân bất hợp pháp hiện đang cư trú tại tiểu bang này và đạo luật mới này được chính quyền tiểu bang ban hành vào ngày mùng 1 tháng 11 năm 2007.   Sau là Luật Di Trú Hoa Kỳ nói chung (US Immigration Law).

Nói tới đây làm tôi nhớ lại một câu chuyện mới xẩy ra trước ngày đạo luật 1804 của tiểu bang klahoma được áp dụng. Có một cập nhân tình còn trẻ đều là người Mễ, cô gái lái xe đến một cây xăng để đổ xăng, anh chàng trai thì bước xuống xe, mở nắp bình xăng để đổ xăng cho người yêu, trong khi đang đổ xăng, anh này mắc tè, nên bảo người yêu hãy xem chừng vòi bơm xăng dùm anh, để anh chạy vội vào phòng vệ sinh đi tè, vì nhịn hết nổi, sắp tè ra quần, anh đã vô ý vào lộn phòng vệ sinh của đàn bà mà anh không hay biết, khi anh vừa mở cửa bước ra, liền bị một cảnh sát viên chờ sẵn ở trước cửa phòng vệ sinh, yêu cầu anh trình giấy tờ, vì anh là người cư trú bất hợp pháp nên anh không có giấy tờ gì trong người và anh bị còng tay đưa lên xe cảnh sát, còn cô gái là người yêu của anh có thẻ thường trú nên không bị cảnh sát bắt đưa lên xe.  Sau đó ít ngày cô gái này có đến văn phòng của chúng tôi, kể lại cho chúng tôi nghe như trên và nhờ chúng tôi chỉ dẫn làm cách nào để đóng tiền thế chân cho anh ta được tại ngoại hầu tra. 

Chúng tôi giải thích cho cô ta hiểu rõ vì người yêu của cô cư trú bất hợp pháp và theo luật di trú hiện hành của tiểu bang, anh ta không có quyền xin đóng tiền thế chân để được phép tại ngoại hầu tra.  Cô gái này còn kể cho chúng tôi nghe là mặc dù cô ta đã về Mexico làm giấy hôn thú với anh ta và đã nạp đơn bảo trợ cho anh ta với sở di trú Hoa Kỳ, nhưng vì cô là thường trú nhân nên phải chờ vài ba năm nữa, anh ta mới được phép đoàn tụ với cô, nên cách đây mới chưa đầy một tháng vì quá thương nhớ cô, anh ta đã liều mình tìm cách vượt biên giới Mexico để vào Hoa Kỳ gặp lại người yêu. Cũng một trường hợp khác xẩy ra tương tự như trường hợp này, là cách đây trên 10 năm, có một anh chàng tuổi trên 30, gốc người Trung Mỹ là thường trú nhân của Hoa Kỳ, anh trở về thăm quê hương và cũng là để thăm người yêu, trước ngày anh phải quay trở về Hoa Kỳ, tình yêu của anh với nàng đang đến độ nồng cháy, chàng không thể xa lìa nàng được, vì cho dù đã lập giá thú để bảo trợ nàng theo diện hôn thê sang Hoa Kỳ, thì ít nhất phải chờ thêm vài năm nữa, hai người mới có thể chung sống bên nhau được. 

Trên đường quay trở về Hoa Kỳ, chàng nghĩ ra một mưu kế lén lút đưa người yêu đi theo chàng bằng đường lái xe hơi, qua biên giới Mexico để vào Hoa Kỳ.  Không may cho chàng là hai người vừa đặt chân trên phần đất của Hoa Kỳ, gần sát biên giới Mexico, thì liền bị hai con cọp của sở Di Trú Hoa Kỳ vồ tại trận trong lúc nàng đang say sưa cất lời ca của bản nhạc “Điệp Khúc Tình Yêu Nơi Chân Trời Mới” cho chàng nghe.  Chàng bị truy tố ra tòa về tội phạm pháp quả tang âm mưu và trực tiếp giúp đỡ người yêu xâm nhập Hoa Kỳ bất hợp pháp. 

Chàng nhờ luật sư kháng cáo bản án trục xuất chàng và nàng ra khỏi Hoa Kỳ.  Nhưng rồi kết qủa chàng được phép ở lại Hoa Kỳ với bản án tù treo cộng thêm số tiền phạt vạ, còn nàng bị trục xuất trở về nguyên quán.  Cả hai câu chuyện vừa kể trên thật dúng như câu:  “Tình Không Biên Giới Nhưng Người Yêu Lại Có Biên Giới”

Tiếp theo đây chúng tôi xin được trình bầy sơ lược thêm về những điều khoản chính yếu của Đạo Luật 1804 như mới đề cập ở phần mở đầu: 

1) Bất cứ ai giúp đỡ vấn đề chuyên chở hay chứa chấp những người di dân không có giấy tờ hợp pháp đều bị khép vào tội hình sự (Felony), ngoại trừ vì sức khỏe và sự an toàn tánh mạng của những người di dân hợp pháp này mà Nhà Thờ hay trường học cần phải giúp đỡ họ, thì cả hai phía không bị chi phối bởi đạo luật này.

2) Bất cứ ai nạp đơn xin bằng lái xe (Driver's license) hay thẻ nhận dạng của tiểu bang Oklahoma (State identification) đều phải bị phối kiểm tình trạng hợp pháp (Legal status) của đương đơn.

3) Bất cứ ai bị giam giữ trong trại tạm giam (Jail) mà can phạm là người ngoại quốc vi phạm tội hình sự (Felony), sẽ không được phép đóng tiền thế chân để tại ngoại hầu tra nếu cơ quan chính quyền không phối kiểm được tình trạng hợp pháp của can phạm.

4) Những ai tuổi từ 14 hoặc lớn tuổi hơn, nạp đơn xin được hưởng những trợ cấp xã hội của tiểu bang hay của chính quyền địa phương, đều phải bị phối kiểm về tình trạng hợp pháp của đương đơn.

5) Những sinh viên không có giấy tờ hợp pháp mà vẫn còn đang theo học tại các trường đại học thuộc niên khoá 2006-2007 đều có thể được phép tiếp tục việc học.  Những sinh viên mới không có giấy tờ cư trú hợp pháp, không thể ghi danh vào học đại học được, ngoại trừ Hội Đồng Giám Khảo của trường đại học đã chấp nhận bản nội quy mà sinh viên mới này hội đủ một số điều đã ghi trong bản nội quy của nhà trường.

6) Đạo luật này không ngăn cấm những trẻ em không có giấy tờ hợp pháp, để theo học từ lớp mẫu giáo cho đến hết lớp 12 tại những trường công lập.

7) Đạo luật này cũng không ngăn cấm những trẻ em là công dân Hoa Kỳ nhưng Cha Me của các em lại là những người không có gấy tờ hợp pháp, để xin trợ cấp xã hội của chính phủ Liên Bang cũng như của Tiểu Bang.

8) Đạo luật này cũng không ngăn cấm các nhà thương được quyền nhận bệnh nhân vào chữa bệnh khẩn cấp, dù bệnh nhân không có giấy tờ hợp pháp.  Tất cả các nhà thương có bổn phận phải chấp nhận các bệnh nhân đến nhà thương xin chữa bệnh, không cần biết tình trạng hợp pháp của bệnh nhân ra sao.

Trên đây là một đạo luật mới của riêng tiểu bang Oklahoma đối với những người đang cư trú bất hợp pháp tại tiểu bang này.  Còn đối với luật di trú Hoa Kỳ nói chung, thì những người cư trú trên đất Hoa Kỳ bất hợp pháp, nếu bị bắt thì đều bị trục xuất trả về nguyên quán.  Nhưng trên thực tế như chúng ta thấy, vẫn có khoảng 12 triệu người không có giấy tờ hợp pháp đang sống rải rác khắp 50 tiểu bang Hoa Kỳ.  Luôn tiện đây, chúng tôi cũng xin trình bầy sơ qua về thủ tục xin nhập tịch Hoa Kỳ là phần cuối trong đạo luật di trú Hoa Kỳ, để quý vị nào đã nạp đơn hay sắp nạp đơn xin nhập tịch, có thể hiểu rõ thêm về vấn đề này. Tất cả các thường trú nhân đang sinh sống trên đất Hoa Ky nên nhớ rằng, vấn đề nhập tịch Hoa Kỳ được coi như là sự tình nguyện của mỗi cá nhân thường trú (Permanent resident), có nghĩa là không một ai, kể cả chính quyền, không ai được phép ép buộc bất cứ một thường trú nhân nào phải nhập tịch, cho dù thường trú nhân đó đã sinh sống ở Hoa Kỳ qua bao nhiêu lâu năm di chăng nữa và họ có quyền tiếp tục sinh sống tại đây như một thường trú nhân cho đến khi họ qua đời.  Sau đây là đại cương của một số điều lệ quan trọng về nhập tịch mà đã được thay đổi trong đạo luật di trú mới này và được đem áp dụng kể từ ngày 1 tháng 10 năm1991 như sau:

Theo Đạo Luật Di Trú Hoa Kỳ kể từ năm 1990 trờ về trước, sau khi dương đơn xin nhập tịch đã qua khỏi cuộc phỏng vấn do Sở Di Trú khảo sát miệng về lịch sử Hoa Kỳ và các cơ cấu tổ chức chính quyền Hoa Kỳ, nếu dương đơn đậu cuộc khảo sát này, thì phải đến Toà Án Liên Bang nơi mình cư ngụ đệ nạp đơn thỉnh nguyện (Petition) và đóng tiền lệ phí nhập tịch cho Tòa Án, chờ đợi một thời gian sau, dương đơn sẽ nhận được thư của Sợ Di Trú gửi đến mời di tuyên thệ tại Toà Án để trở thành công dân Hoa Kỳ, ngay sau khi nghi thức tuyên thệ chấm dứt các công dân sẽ nhận lãnh Chứng Chỉ Nhập Tịch (Certificate of Naturalization) do Toà Án ấn ký và cấp phát.  Nhưng theo Đạo Luật Di Trú mới về phần nhập tịch thì kể từ ngày 1 tháng 10 năm 1991 cho đến hiện tại, thủ tục nhập tịch được thay đổi hoàn toàn như sau:

1) Theo Đạo Luật cũ, khi nạp đơn nhập tịch thì đương đơn phải trả lệâ phí tới 2 lần:  Một lần cho Sở Di Trú lúc nạp đơn và sau khi được Sở Di Trú phỏng vấn, lại phải đóng tiền thêm một lần nữa cho Tòa Án để được tuyên thệ nhập tịch.  Nhưng theo Đạo Luật mới, đương đơn chỉ phải trả một lần lệ phí cho mỗi đầu người là $675.00 cho Sở Di Trú.

2) Ngay sau khi đương đơn được sát hạch xong, vị giám khảo sẽ cho đương đơn biết đậu hay rớt, nếu rớt đương đơn sẽ nhận được thư mời đến sát hạch lại lần thứ hai và nếu rớt nữa, thì phải nạp đơn mới và phải đóng tiền lệ phí như  lần đầu nạp đơn.  Nếu đậu thì sẽ nhận được thư mời đến Tòa Án để tuyền thệ nhập tịch.  Có một số trường hợp được tuyên thệ tại Sở Di Trú vì Toà Án mắc bận những vụ xử án nên Quan Tòa đã trao quyền cho Sở Di Trú tổ chức cuộc tuyên thệ.  Nhưng cũng có những trường hợp vì số lượng người tuyên thệ quá đông nên Sở Di Trú đứng ra tổ chức cuộc tuyên thệ tại một địa điểm rộng lớn lớn, có thể chứa tới hàng ngàn người tuyên thệ nhập tịch và vị Quan Tòa sẽ đến nơi đó để chủ toạ nghi thức tuyên thệ như ở Toà Án. 

Một điều hoàn toàn khác biệt nữa, kể từ ngày 1 tháng 10 năm 1991 của Đạo Luật mới là Chứng Chỉ Nhập Tịch sẽ do Sở Di Trú ấn ký và cấp phát, thay vì trước đây chứng chỉ này do Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ ấn ký và cấp phát.  Đây là một biến cố lịch sử trong ngành Di Trú Hoa Kỳ mà kể từ ngày 1 tháng 10 năm 1991 trở về trước, Quốc Hội Hoa Kỳ chưa bao giờ sửa đổi luật lệ di trú như vậy.

3) Một điều cần lưu ý đương đơn xin nhập tịch, là khi đến Sở Di Trú để được phỏng vấn, nếu đương đơn nào muốn đổi tên, thì phải yêu cầu vị giám khảo làm ngay công việc này để được miễn phí, bằng không sau khi đã tuyên thệ nhập tịch rồi mà muốn xin đổi tên, thì phải đến Tòa Án Tiểu Bang nạp đơn và rất tốn kém tiền bạc lẫn thì giờ đối với Tòa Án để lãnh nhận án lệnh (Court Order) của tòa cho phép đổi tên cũng như đối với Sở Di Trú để xin cấp phát chứng chỉ nhập tịch với tên mới.

4) Theo luật di trú cũ về vấn đề thời gian cư ngụ tại mỗi tiểu bang, để hội đủ điều kiện nạp đơn xin nhập tịch tại nơi mình đang cư ngụ, đòi hỏi đương đơn ít nhất phải ở địa phương đó là 6 tháng mới có quyền nạp đơn. Nhưng theo luật di trú mới, thì chỉ cần ở địa phương đó 3 tháng là đủ diều kiện. Có người cho rằng 3 hay 6 tháng chẳng ăn nhằm gì, vì làm cách nào mà sở di trú có thể điều tra đương đơn ở đây 3 tháng hay 6 tháng được" Nếu có ai nghĩ như vậy thì quả thật quá chủ quan. Vì sở di trú muốn biết đương đơn có khai đúng sự thật hay không, thì họ có những kỹ thuật chuyên môn điều tra tìm ra sự thật của lời khai.

Liên tục trong nhiều năm trời, người viết bài đã có nhiều liên hệ mật thiết thường xuyên với sở di trú qua nhiệm vụ đặc trách tuyên thệ nhập tịch tại Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ, chúng tôi đã chứng kiến những điều khai sai sự thật của một số đương đơn mà chúng tôi nghĩ rằng vô phương để sở di trú tìm ra sự thật của lời khai. Nhưng chỉ ít lâu sau, sở di trú dã tìm ra sự thật mà chúng tôi cũng mù tịt, không biết họ đã dùng phương pháp nào dể tìm ra sự thật của lời khai. Chúng tôi chỉ biết rằng sở di trú nào cũng có một ban điều tra (Investigating Division) chuyên phụ trách vấn đề điều tra.

5) Chiếu theo luật di trú mới, nếu thường trú nhân đủ 55 tuổi, đang cư ngụ tại Hoa Kỳ đủ 15 năm mà không biết nói và không viết tiếng Mỹ, đều có quyền nạp đơn xin khảo sát nhập tịch bằng ngôn ngữ của mình qua thông dịch viên. Nếu thường trú nhân đủ 50 tuổi, đă cư ngụ tại Hoa Kỳ đủ 20 năm, không biet nói và không biết viết tiếng Mỹ, đều có quyền nạp đơn xin khảo sát nhập tịch bằng ngôn ngữ của mình qua thông dịch viên.

Theo luật pháp và nền dân chủ truyền thống của Hoa Ky, thì mỗi người dân sinh sống trên đất Hoa Kỳ, không phân biệt mầu da, chủng tộc, tôn giáo, có quốc tịch Hoa Kỳ hay chỉ là thường trú nhân, đều dược pháp luật liên bang Hoa Kỳ hay luật pháp của tiểu bang bảo vệ an ninh cá nhân, bảo vệ quyền tự do di chuyển, quyền tự do ăn nói, quyền tư hữu v.v" và nếu người dân nào phạm tội, phải dược xét xử công khai và bình đẳng trước công lý.Duy có một điều thực tế trên phương diện pháp lý, chúng ta cần phải nhận dịnh một cách rõ rệt sự khác biệt giữa một công dân có quốc tịch Hoa Kỳ (US Citizen) và một thường trú nhân Hoa Kỳ (US Permanent Resident) khi bị truy tố ra tòa về một trọng tội, thì sự khác biệt như sau:

Nếu là một công dân có quốc tịch Hoa Kỳ bị truy tố ra tòa về một trong những trọng tội như buôn bán cần sa ma tuý (Drug traffic), cướp của giết người (Robbery, murder), mua bán dâm (Prostitution), uống rượu say lái xe (DUI) v.v.. sau khi đă thi hành bản án ở tù xong, thì không còn phải lo sợ một biện pháp chế tài nào khác đối với can phạm. Ngược lại, nếu một thường trú nhân Hoa Kỳ vi phạm một trong những trọng tội vừa kể trên mà luật pháp Hoa Kỳ coi những tội phạm này là những tội phạm xấu xa ô nhục (Crimes of moral turpitude) trong xã hội. Vì thế sau khi đã được xét xử bình đẳng trước công lý như một công dân có quốc tịch Hoa Kỳ và đã thi hành xong bản án tù rồi, can phạm lại bị Sở Di Trú giữ lại trong các trung tâm tạm giam để lập thủ tục trục xuất (Deportation procedures) trả đương sự về nguyên quán hoặc tống xuất đương sự ra khỏi Hoa Kỳ đến một quốc gia đệ tam mà đương sự muốn với sự chấp thuận của quốc gia đó.

Nói tóm lại, bất cứ một thường trú nhân nào đang sinh sống trên đất Hoa Kỳ, chưa có quốc tịch, thì số phận của mình hoàn toàn nằm trọn trong tay của sở di trú Hoa Kỳ về phương diện quyền hạn pháp lý, nhất là vấn  đề thường trú nhân đi du lịch ra khỏi Hoa Kỳ, có thể gặp những khó khăn trở ngại xẩy ra trong thời gian đang thăm viếng tại quốc gia đó mà Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại quốc gia đó chỉ có trách nhiệm can thiệp và bảo vệ cho những người nào có quốc tịch Hoa Kỳ mà thôi. Để kết thúc vài nét chính yếu của hai đạo luật di trú vừa kể trên bằng một câu chuyện rất thương tâm về một cô gái 20 tuổi, di trú bất hợp pháp nhưng được người yêu che chở để không bị chính quyền bắt giam như sau:

Cách đây chừng 15 năm, sau buổi lễ tuyên thệ nhập tịch tại Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ, có một người Trung Hoa mới nhập tịch, quen biết với tôi trước kia, đến chào tôi và kể cho tôi nghe có một cô gái 20 tuổi bỏ trốn từ Trung Hoa Lục Địa đến được Hông Kông, rồi từ Hồng Kông qua trung gian một tổ trức chuyên đưa người từ Hồng Kông đến New York bằng đường biển trên một chiếc tầu thủy chuyên chở hàng hóa.  Những người này được cất giấu vào trong những thùng rỗõng, bỏ xuống hầm tầu chung vớí những thùng hàng hóa.  Sau khi những người này đến New York được vài tháng, có công ăn việc làm, thì họ phải trả tiền nợ tuỳ theo tiền lương họ kiếm được hàng tháng cho tổ chức bất hợp pháp này. 

Sau hơn bốn tháng cư trú lậu ở thành phố New York, cô gái này tình cờ cặp một chàng trai người Mỹ da mầu và cả hai người yêu nhau, cô theo anh này đến ở nhà anh ta và anh ta đang cố gắng nhờ luật sư lo thủ tục giấy tờ với sở di trú, để hợp thức hóa cho cô được phép cư trú hợp pháp, sau đó hai người sẽ làm đám cưới với nhau.  Trong khi luật sư đang tiễn hành thủ tục giấy tờ cho cô, thì đùng một hôm, cảnh sát mở quộc hành quân truy lùng thủ phạm giết người tại khu vực là nơi cô đang chung sống với người yêu, vừa nghe thấy tiếng gõ cửa của cảnh sát, người yêu của cô vội bế cô lên giường nằm và anh ta lập tức nằm đè lên người cô, nhờ thân hình to lớn của anh đã phủ kín thân hình bé nhỏ của cô, nhìn vào chỉ thấy mình anh như đang ngủ say, rồi anh liền báo hiệu cho người em trai ra mở cửa để cho bốn người cảnh sát vào lục soát trong nhà. 

Vì cảnh sát đã có mang theo hình ảnh nhận diện kẻ sát nhân, nên khi họ nhìn thấy rõ mặt và thân hình đồ sộ của anh tràng này đang ngủ say trên giường, nên cảnh sát cũng chẳng thèm hỏi giấy tờ của anh ta.  Cuộc lục soát kéo dài chưa đầy mười phút, không tìm thấy vết tích gì khả nghi trong căn nhà này nên tất cả bốn cảnh sát viên rủ nhau ra đi.  Sau khi người em trai ra đóng cửa nhà lại, liền chạy vội vào phòng để báo cho anh mình biết, là cảnh sát đã bỏ ra đi rồi, thì người anh này vội chống hai bàn tay lên để ngồi dậy.  Nhưng hỡi ôi, thật là một cảnh tượng thương tâm xẩy ra, chỉ vì hành động phản ứng tự nhiên muốn cứu người yêu, lo sợ người yêu bị bắt vì cư trú bất hợp pháp nên anh vội vàng không cần suy nghĩ, đã dùng thân hình to lớn nặng 220 pounds của mình, nằm đè lên trên thân hình bé nhỏ của cô gái nặng có 90 pounds, để phủ kín không cho cảnh sát nhìn thấy được cô đang nằm ở dưới. 

Vì không thể chịu đựng nổi sức nặng 220 pounds đè lên người cô, làm cho cô tắt thở vĩnh viễn ra đi sang bên kia thế giới lúc nào mà anh không hay biết, thật đúng là tình không biên giới và người yêu của anh cũng không còn biên giới, anh tự hỏi lòng mình không biết đến bao giờ anh mới được gặp lại người yêu ở bên kia thế giới.

Phó Tế Nguyễn Mạnh San

Tuyên Uý Trại Tù

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.