Hôm nay,  

Người Mã Lai

12/04/201400:00:00(Xem: 3287)
Chúng tôi rời bến vào lúc 10 giờ đêm ngày 31 tháng 5 năm 1979. Ba chiếc tàu cùng rời một lúc. Chiếc của chúng tôi nhỏ nhất, bề ngang 3.5m, dài 17.5m, chở tổng cộng 328 người. Ba chiếc tàu theo sông Cửa Tiểu là một trong chín cửa của sông Cửu Long chạy ra biển Thái Bình. Đêm hôm khuya khoắt, hai bên bờ sông tối đen như mực. Tiếng máy tàu chạy đều đều. Mọi người quá mệt mỏi, ngủ say.

3 giờ sáng, chúng tôi đã ra tới cửa biển. Nghe sóng vổ lách tách bên mạn tàu, tôi giật mình thức giấc và đoán rằng mình đã bắt đầu ra đại dương, bỏ lại sau lưng chế độ cộng sản, công an, những rình rập, soi mói, những hồi hộp lo âu.

Đến 8 giờ sáng chúng tôi hoàn toàn mất hút bến bờ Việt Nam. Ba chiếc tàu chạy hầu như song song, cùng rẽ sóng về phía nam. Ngày thứ hai trên Thái Bình Dương, chúng tôi thấy thấp thoáng đảo Côn Sơn. Đêm thứ hai, khoảng 9 hay 10 giờ đêm, chúng tôi gặp một chiến hạm Mỹ. Tàu họ cũng tối đen vì họ không bật đèn và cũng xin ghi chú nơi đây là chúng tôi chưa cách bờ Việt Nam xa lắm, nói một cách khác, chúng tôi chưa ở vào hải phận quốc tế. Họ không cho chúng tôi lại gần. Họ phái một chiếc ca-nô đệm hơi với khoảng 4, 5 người lính đến cặp tàu chúng tôi và nói chuyện với ngưới đại diện của tàu là anh Chí. Rõ ràng là lính Mỹ vì họ trang bị bằng M16. Sau đó, họ cho anh Chí lên ca-nô và đưa về chiến hạm để gặp cấp chỉ huy của họ.

Câu chuyện vượt biên nào cũng thật dài. Tôi xin mạn phép tạm ngừng kể phần nầy và xin kể đến phần chúng tôi vào đến bờ Mã Lai sau 8 ngày lênh đênh trên Thái Bình Dương và bốn lần gặp hải tặc Thái.

Chiều ngày 7 thâng 6 năm 1979, chúng tôi đã đến gần bờ biển Mã Lai. Ban tổ chức tầu chúng tôi quyết định cho đục tàu vì như thế lính Mã Lai không thể xua chúng tôi ra biển cả. Chiếc tàu bắt đầu vô nước và chúng tôi chuyển những người già, đàn bà, trẻ em vào bờ dần dần. Khi cách bờ chừng 10 thước, tôi đã thấy nhiều lính Mã Lai đứng dàn hàng ngang trên bờ như đợi chúng tôi lên. Họ để chúng tôi leo lên bờ. Kế đến họ hỏi ai là chủ tàu, ai là tài công. Khi hai người nầy đến trình diện họ, các tên lính Mã Lai dùng báng súng đánh hai người nầy rất dã man. Mọi người rất lo lắng đến run sợ vì sau 8 ngày trên biển, chúng tôi hết sức mệt mỏi, muốn được nằm ngay trên bãi biển nầy ngủ cho một giấc. Chúng tôi không biết số phận của mình sẽ ra sao.


Đến gần chiều tối, có nhiều xe chở quân, kiểu xe GMC của mình, đến đưa chúng tôi về một trại tạm cư mà sau nầy tôi biết đó là quận Kota Baru, thuộc tỉnh Kelantang, cách biên giới Thái Lan 10 cây số về hướng Bắc.

Ngày 20 tháng 6, 1979, Ban Giám Đốc trại, tạm gọi như vậy, cho lập danh sách tất cả người vượt biển trong trại lúc ấy có khoảng trên dưới 1.000 người. Tiếp theo, chúng tôi được chích ngừa mà tôi không nhớ họ chích ngừa bịnh gì. Mọi người vui cười hớn hở vì có tin chúng tôi sẽ được đưa đi Bidong là đảo tị nạn quốc tế. Chúng tôi đều biết rằng đến Bidong chúng tôi mới có hy vọng nộp đơn xin định cư ở Mỹ, Úc, Canada…

Ngày 23 tháng 6, 1979, tất cả boat people Việt Nam, già trẻ, lớn bé… đều được đưa lên những chiếc tàu vượt biển của người tị nạn, lần lượt các chiếc tàu chiến Mã Lai dùng dây thừng kéo tàu chúng tôi ra biển. Số phận tang thương đang chờ sẵn mà chúng tôi không biết. Sau ba ngày hai đêm được kéo, chiều ngày 25 tháng 6,1979, giữa đại dương mênh mông không thấy bến bờ, chỉ có trời và nước, ông thuyền trưởng đứng trên bơong tàu, nói với chúng tôi, tay chỉ về hướng xa xa, các anh có thấy bờ kia không, hãy cho tàu chạy về hướng đó. Nói xong, một tên thủy thủ chặt dây thừng và chiến hạm Mã Lai bỏ chúng tôi chạy đi. Tôi nhìn sợi dây thừng từ từ rớt xuống mặt biển kêu đánh “bạch” một tiếng mà như đứt ruột. Tàu chiến Mã Lai đã kéo tất cả người Việt tị nạn ra biển để cho họ lênh đênh và chết dần. Có tin họ kéo trung bình mỗi tuần 10,000 người bỏ ra biển, lý do: thứ nhất, để làm chùn chân những người Việt tị nạn cứ ùn ùn đổ vào Mã Lai khiến họ gánh một gánh nặng; thứ hai, để làm áp lực với các quốc gia đã chấp nhận lấy người tị nạn nhưng còn chậm chạp thủ tục.

Và đó là người Mã Lai.

(Bài nầy có tính cách thuật lại một sự việc. Phần phê phán là quyền của độc giả.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thấm thoát đã 39 năm di tản ra ngoại quốc để tỵ nạn CS. Rõ rệt một Việt Nam Hải ngoại đã thành hình.
Ông Nguyễn Ngọc Chiểu, Chủ Tịch Hãng Pacific Aerospace, triệu tập một cuộc họp báo có sự hiện diện của Đại Diện các hội đoàn,
Một tuần sau khi chúng tôi gửi lá thư tâm huyết đến Quí Vị Hội Viên, một lá thư tâm huyết thứ hai gửi đến Quí Vị Bác Sĩ được Bác sĩ Lý văn Quý công bố trên diễn đàn Y khoa/ Quân Y.
Drivers on Highway 395 in San Bernardino County might miss the South Vietnamese flags flapping next to a stretch of road as they whiz by.
Hồi báo tuần truốc là của Bác sĩ Dược Khoa Christina bày tỏ thiện ý tham gia. Emai cho Bs Chỉnh: “Cho Christina tham Gia vao chuong trinh lich Su nay ko a?
Ngày 24 tháng 9 -14 Ông Đặng Viết Tác cựu sĩ quan cấp Tá, đến văn Phòng UB Ký tấm check $200 để làm thể Hội Viên Xây Dưng Nghĩa Trang Quân Cán Chính VNCH Hải ngoại.
Cách đây khoảng ba tuần lễ, tôi có viết một lá thư tâm huyết gửi đến cho Quí Vị Hội Viên. Lá thư kể rõ tình huống của Ban Tổ Chức,
Tướng Quân Đội Nhân dân hà nội Võ Nguyên Giáp mất năm nay được một năm. Đám tang trọng thể.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.