Hôm nay,  

Mẹ Mày Có Khoẻ Không?

21/11/201400:00:00(Xem: 14583)

Tác giả: Nguyễn Thị Thêm
Bài số 4391-14-29791vb6112114

Chuyện kể về người chồng cựu tù nhân bị trầm cảm rồi suy nhược thần kinh, sau nhiều nghịch cảnh. "Chồng tôi là lính VNCH. Thằng con tôi là lính của quân đội Hoa kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính," tác giả kể. Bà sinh năm 1948. Quê Biên Hòa Việt Nam, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975: Dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO. Bắt đầu viết từ năm 2010, có bài trên một số báo điện tử và các trang web: ngo-quyen.org; aihuubienhoa.com Hiện định cư tại Riverside, California.

* * *

Có những câu nói rất bình thường mà làm mình thật sự xúc động.

Trong đời sống vợ chồng có biết bao lời nói làm tan nát con tim. Làm vợ hoặc chồng mất ăn mất ngủ. Làm người vợ nước mắt tràn ra không ngăn được những đêm thao thức đau lòng. Làm người chồng mượn rượu giải buồn để thấy đời thật không còn gì tàn nhẫn, xấu xa hơn.

Tôi cũng vậy. 44 năm chồng vợ. Nước mắt tôi tuôn ra nhiều lần, nhiều lúc. Khóc không phải vì vất vả gian lao hay đời sống bất công. Mà khóc vì những lời nói, cái nhìn, những cử chỉ phủ phàng cay đắng. Khóc nhưng không ai thấy, không ai biết mình đau khổ, khóc để vơi những nỗi buồn đè nặng lòng mình mà không có cách giải quyết.

Khóc trước mặt cha mẹ ư? Không bao giờ vì con đường này mình đã chọn. Trước mặt mẹ chồng ư? Không! bà đâu có muốn. Trước mặt con cái ư? Không! Hãy để chúng thật thánh thiện bình an trong mái ấm gia đình. Vậy sao không khóc trước mặt chồng? Cũng đã có rồi và cũng đã không. Tôi yếu mềm, hiền lành coi mái gia đình là lẽ sống. Tôi không muốn gây gỗ, tôi không muốn bất hòa. Đó là nhược điểm của hầu hết đàn bà Việt Nam để bảo vệ cho con cái có một đời sống gia đình ấm êm.

Biết bao mái ấm đến giờ này con cái trưởng thành, thành danh không bắt đầu bằng những đêm khóc thầm của bà mẹ. Và đó là kết quả mỹ mãn để mẹ mĩm cười sung sướng đi hết cuộc đời mình.

Tôi không cố ý nói hầu hết đàn ông. Tôi không nói các anh bội bạc nhưng đàn ông thường trái tim có nhiều khe hở, có nhiều bè bạn, có nhiều cuộc chơi. Có những câu nói trong lúc giận hờn, trong cơn say hay trước mặt bạn bè. Câu nói đó đôi khi vô tình, nhưng đôi khi là những câu cố ý thật đau lòng. Đàn bà chúng tôi cũng không hầu hết là yên phận, yêu và nhịn chồng. Nhưng dù sao phụ nữ vẫn coi gia đình và con cái là lẽ sống đời mình. Người vợ luôn coi trọng người chồng vì nếu mình không tôn trọng chồng thì sự bất tương kính sẽ làm gia đình gãy đổ.

Chồng tôi là lính. Anh cưới tôi khi anh đã là lính mà là lính tác chiến nên gia đình không phải là nơi anh sống thường xuyên. Anh có một mái gia đình gắn bó sinh tử hơn là vợ. Anh có những người bạn chết sống với anh, chia sẻ những buồn vui và săn sóc anh nhiều hơn là tôi. Cho nên dưới mắt anh, tôi là một bóng mờ bên những vì sao chiến trường đồng đội. Thế rồi vận nước đảo điên, thế cờ lật ngược, anh bị tù hơn 8 năm, khi đứa con đầu lòng vừa 5 tháng tuổi. Những người bạn tù chết sống cùng anh bên rừng Việt Bắc không phải là tôi hay con bé. Có những lúc anh gục xuống dưới bó tre nặng oằn hay trượt chân xuống vực. Người đỡ anh lên là những người cùng đói khát, bệnh tật giống anh.

Cuộc sống sau ngày được thả về là bi ai là bất mãn, khi hàng ngày hay hằng tuần hàng tháng phải trình diện chính quyền, thôn xã. Anh nhìn tôi, nhìn những người công nhân nông trường đều là Cộng Sản vì đang làm việc và lãnh lương của nhà nước. Đôi kính màu bị tráng đỏ của anh đã nhìn tất cả đời sống trong uất nghẹn, và tôi chính là người gần gũi nhất, dễ dàng nhất để anh trút giận. Để anh nhìn cuộc đời mới với đôi mắt tóe lửa căm thù. Anh chỉ vui và chơi với những anh em, bạn bè làm tự do và say sưa để quên đời. Để chì chiết bản thân mình và gia đình trong nỗi bi ai.

Tôi quyết phải xuất ngoại để kéo chồng tôi sống lại. Để anh có thể làm chủ gia đình và cười trở lại sau bao nhiêu năm u uất. Thế nhưng trời không chiều người. Mẹ chồng tôi quá già yếu và mang nhiều bệnh tật. Lúc còn ở trong nước đã phát hiện bà bị tiểu đường nhưng không có thuốc chữa trị. Qua đây khoa học tiên tiến truy tầm ra nhiều bệnh kéo theo. Chồng tôi một lần nữa bất mãn vì không thể đem cho mẹ một cuộc sống sung sướng, khỏe mạnh như hàng mong muốn để đền ơn trời biển.

Đời sống, phong tục nơi đây không giống Việt Nam. Anh có cảm tưởng con cái bất phục mình và coi thường mình khi dám hỏi những điều anh không thể giải thích. Anh tức giận khi con dám đề nghị anh ra sân hút thuốc hay khuyên ba uống rượu ít đi. Anh tức tối khi đêm muốn ôm con ngủ mà nó đề nghị ba nên về phòng ba ngủ đi, con lớn rồi con muốn ngủ một mình.

Anh đã từng mất cha khi còn rất bé chỉ 4 tuổi đầu. Anh thèm có cha ôm ngủ, anh thèm cha nựng nịu, ve vuốt thương yêu. Nhưng tại sao con anh không có cảm giác đó khi nó chưa có vợ, nó còn là con trai anh. Thì ra nó không thương anh. Nó không có tình cảm cha con.

Những ý nghĩ sai lệch đó làm chồng tôi rơi dần vào bệnh trầm cảm. Anh càng xuống tinh thần theo từng ngày tháng bệnh của mẹ chồng tôi. Anh kê một giường bên cạnh mẹ ngủ ở đó và tuyên bố:

"Khi mệ chết tôi sẽ đi tu hay về VN cất chòi giữ mồ mệ"

Thế nhưng mẹ chồng tôi chưa chết thì anh đã trở thành một người bị bệnh suy nhược thần kinh và bệnh Parkinson. Tôi vừa chăm mẹ chồng, vừa chăm anh với tất cả khả năng mình. Các con tôi tự lo học và chia sẻ với mẹ những khi cần giúp. Chúng chịu đựng mỗi khi ba lớn tiếng hay hờn giận vô lý. Chúng tìm trong web những gì liên hệ với bệnh của ba để giúp mẹ đối phó hay chữa trị.

12 năm săn sóc chồng tôi chưa một lần gây gổ hay lớn tiếng. Tôi thương anh vì cuộc đời anh bi ai quá! Anh là một trong những nạn nhân của chiến tranh. Chiến tranh đã cướp đi nhà cửa, đã thiêu rụi cả làng của anh, đốt cháy nhà anh và ông bà nội anh đã cháy đen trong đống đổ nát. Chiến tranh đã đẩy anh ra khỏi làng quê, đã đưa anh vào cuộc chiến và làm một người tù bị sĩ nhục, đói khát triền miên. Anh bị mất cả quê hương, tương lai và chí hướng.

Tôi chỉ có thể nhìn anh thông cảm, an ủi và cho anh có một bờ vai để dựa vào đó mà nghiền ngẫm nỗi buồn. Tôi bất lực khi muốn kéo anh ra khỏi vũng lầy của trầm uất. Tôi không thể hiện hữu trong tâm linh anh để đẩy lùi những ám ảnh hay những bóng ma dĩ vãng. Tôi không thể gạt người mẹ đáng kính ra khỏi sự nhớ nhung của anh. Không thể gặp mặt những người bạn lính vô hình để khuyên họ cho anh về với thực tế, với vợ con. Tôi chỉ có thể ở bên anh để săn sóc. Để xoa bóp những mỏi mệt thể xác. Nấu cho anh những thức ăn bổ dưỡng, lau nước miếng cho anh dù anh gạt phắt tay tôi ra. Hoặc nắm tay ân cần mọi lúc. Dìu anh lên thang lầu hay săn sóc khi anh cần giải quyết việc vệ sinh.

Tôi cám ơn đất nước này đã cho tôi điều kiện để sống một cách no ấm mà toàn tâm, toàn ý làm nhiệm vụ của mình.

Hôm qua con gái chở tôi đi Bác Sĩ mắt. Cháu phải đem chồng tôi và hai đứa con theo luôn. Khi tôi vào văn phòng BS, cả nhà phải ngồi ở hành lang để đợi. Khi tôi bước ra cháu ngoại nhìn thấy và nói:

- Bà ngoại ra rồi kìa.

Tôi lại vào restroom kế bên văn phòng trước khi ra xe. Chồng tôi thoáng thấy tôi rồi thấy một bà Mỹ trắng ra cửa. Ông buông tay con gái và chạy theo bà ta. Con tôi kéo lại nói không phải Má. Nhưng ông gạt phắt tay con gái và đi ra cửa. Hai đứa cháu cản lại cũng bị ông hất mạnh đánh vào tay. 4 người đứng chèn ngay cửa tự động không ai ra vô được. Không cách nào lôi ông vào và cũng khong thể để ông chạy đi.

Tôi từ cửa phòng vệ sinh bước ra, cháu la lớn:

- Ông ngoại! Bà ngoại nè! Đây mới là bà ngoại mình mà.

Ông chồng tội nghiệp của tôi nở một nụ cười và đi về phía tôi nhường chổ cho khách ra vô.

Tôi dìu chồng ra xe mà thương anh quá!

Hôm nay, khi tôi ngồi bóp tay, chân cho chồng, anh hỏi tôi một câu mà tôi cảm động thật nhiều:

- Mẹ mày có khỏe không?

Ôi! câu nói "Mẹ Mày" thân thương mà từ lâu tôi không được nghe. Một câu hỏi thật tỉnh táo cho tôi mừng quá đổi. Tôi trả lời với chồng:

- Tui khỏe lắm. Còn Ba mày như thế nào?

Anh trả lời tôi:

- Tôi cũng khỏe, cũng mệt...

Và rồi những tiếng sau lùng bùng trong cổ tôi chẳng nghe được gì.

Nhưng thôi! Cũng đủ lắm rồi. Đủ cho tôi vui vì biết anh tỉnh táo, có nghĩ đến mình. Cũng biết rằng tôi rất mệt khi săn sóc anh.

Một câu hỏi và ánh mắt khác ngày thường làm cho tôi vui nhiều lắm.Tôi biết nếu tôi không đủ sức khỏe để ở bên anh, hoặc tôi mất trước anh thì các con tôi đành đưa ba vào viện dưỡng lão.

Bởi vì chăm sóc một người già bệnh như anh không phải là chuyện dễ dàng. Các cháu còn phải đi làm, còn con cái, tất bật trả nợ nhà và mọi tiện nghi đời sống.

Viện dưỡng lão không phải là nơi xấu, đó là mái nhà của những người già sống cuối đời. Nhưng dù điều kiện có tốt đẹp đến đâu cũng thiếu một thứ rất thiêng liêng và cần thiết. Đó là tình yêu thương gia đình, tiếng cười con cháu và bàn tay nhăn nheo gắn bó của người phối ngẫu.

"Mẹ mày có khỏe không?' Ông ơi! câu hỏi ngọt ngào này của ông làm tôi vui biết mấy.

Tôi khỏe lắm ông à! Tôi sẽ nắm tay ông, cùng ông đi cho hết đoạn đường trần gian. Bên bờ tử sinh mình cùng nhau vượt dốc.

Ráng lên nghe ông. Vui lên nghe ông. Tui đang bên ông với hai bàn tay một nụ cười.

Bàn tay để ân cần chăm sóc và nụ cười thương yêu của một người vợ thủy chung.

Nguyễn thị Thêm

Ý kiến bạn đọc
10/01/201501:33:45
Khách
Cam on co da noi ho nhung gi ma Ma con muon noi. Nhung con phai den khi ngoai 40 tuoi, da o My hon 20 nam moi biet Ba minh bi benh tram cam. Truoc do con thiet la ghet Ba con lam co oi
26/11/201400:39:00
Khách
Toi cam dong voi bai` viet that hay cua Ba` The^m. Toi xin kham phuc/vo^cung` kham phuc. Nguoi` dan` Ba` VN.
25/11/201406:23:59
Khách
Bài viết xúc động lòng người. Tác giả đừng quên giữ sức khoẻ cho mình trước nhé.
25/11/201403:21:45
Khách
Cam on tac gia da cho toi nhung cam xuc dat dao .
25/11/201402:40:41
Khách
Nay đất nước đã không còn nên không thể có phương tiện nghiên cứu xem có bao nhiêu cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa mắc chứng bệnh trầm cảm . Nhưng chắc chắn phải rất là nhiều .
Con số cựu chiến binh Hoa kỳ -từ các cuộc chiến - mang chứng bệnh trầm cảm rất cao - tuy rằng họ thuộc phe thắng trận :
Đệ Nhị Thế Chiến : 1 trong số 20 người .
Chiến tranh Cao Ly: 30 phần trăm .
Hai trận chiến Iraq và Afghanistan: 300.000 người . Y phí điều trị cho số người này tốn khoảng 4 -6 tỷ đồng cho mỗi thời hạn 2 năm .
Trong chiến tranh Việt Nam, Hoa kỳ có 3.140.000 người tham dự - thời hạn phục vụ chỉ một năm. Ước tính có 479.000 người mắc chứng trầm cảm .
24/11/201406:27:31
Khách
Cô Thêm đúng là mẫu nguòi phụ nữ xa xưa, tứ đúc tam tòng! Chú thật có phuóc có đuọc một nguòi vợ quá đỗi tuỵet vời như vâyy. Cầu mong cô luon doi dao súc khỏe để tiép tục đi hết con đ uòng cô đã chọn .
24/11/201403:35:21
Khách
Chị Thêm ơi,
Tôi đã từng chăm sóc con bị bệnh nên rất hiểu sự đau đớn tinh thần và mệt mỏi về thể xác của chị. Mỗi người có một cái số chị ạ. Sự kiên trì và thương yêu người phối ngẫu của chị thật đáng khâm phục.
Mong chị can đảm và giữ gìn sức khỏe để lo cho anh ấy hết đoạn cuối của cuộc đời.
21/11/201418:55:21
Khách
Cám ơn tác giả đã chia sẻ! Bài viết rất hay và thật cảm động!
21/11/201417:20:15
Khách
Thưa Chị Thêm,
Bài viết của chị hay quá, dạt dào tình cảm và tràn đầy tình người.
Cảm ơn chị thật nhiều đã nói lên nổi lòng của người phụ nữ Việt Nam thời chị, những cay đắng, muộn phiền ai cũng trải qua nhưng nói ra theo cách nào mới được hiểu cho đúng và được thông cảm nhiều nhất. Chị làm được điều này thành công vô cùng.
Mong chị luôn tìm được thời gian để viết những bài khác cho những người như tụi em, chỉ kém hơn chị vài tuổi nhưng đã không có nhiều nghị lực và lòng tận tụy như chị.
Chị và gia đình nhiều an lành nhé chị.
Vành Khuyên.
21/11/201415:24:46
Khách
Bai qua cam dong va tac gia dien ta dung tam trang nguoi vo cua tu cai tao .Thanh that tran qui vai tro nguoi vo trong bai .
Cam on tac gia.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,082,965
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.