Hôm nay,  

Cây Trái Nhà Vườn Việt Tại Miami

23/10/201400:00:00(Xem: 29087)

Tác giả: Y Châu
Bài số 4367-14-29767vb5102314

Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, cây trái quê hương. Bài mới của ông kể nhiều chi tiết đặc biệt về cây trái và nhà vườn gốc Việt tại Miami, Florida. Tin mới là do bị dồn hàng, nhà vườn vùng này hiện đang “bỏ Thanh Long, lấy Nhãn Cầu”. Tựa đề được đặt lại theo nội dung.

* * *

Tại Miami Florida, vào vụ mùa, ở các chợ Á Đông người ta bày bán đầy dẫy, đủ loại trái cây. Họ để trong từng bọc bằng nhựa đẹp mắt, có ghi trọng lượng và giá thành. Khách hàng chỉ cần đem lại quầy tính tiền là có ngay loại trái cây mà mình ưa thích.

Là con người, không ít thì nhiều đều có tánh hay tìm hiểu những điều mới lạ, hay ho để học hỏi. Chúng ta muốn đến tận nơi, vườn cây ăn trái, để "sờ tận tay, day tận mắt" hầu chứng thực những gì được nghe... Nhưng lắm khi cũng gây "phiền hà nho nhỏ", cho chủ nhà vườn. Không nên ra vườn khi có mưa to gió lớn, không nên leo trèo trên cây dễ bị trợt ngã, không nên liệng bỏ những trái cây ăn không hết trong vườn tạo điều kiện cho sâu bọ ruồi nhặng...

Dù vậy, nhưng chủ nhà vườn vẫn mở lòng đón chào đồng hương, để có người nói chuyện trời trăng mây nước, gợi nhớ những kỷ niệm xa lắc xa lơ...bên bờ ao, bụi chuối ở tận bên kia bờ Thái Bình Dương.

Một lần đầu những năm 90, người Việt Nam mình tin tức lan nhanh ở Broward Lauderdale, có một vườn vải của người Mỹ, trái chín quằn cây, giá bán rất rẻ! Cuối tuần, sau khi đi chợ về, chúng tôi theo I-95 đi về hướng Tây, qua những con đường nhỏ hẹp. Hai bên nhiều cây ăn trái, giống như miệt Cần Thơ Vĩnh Long: avocado (bơ), mamay, xoài, đu đủ,... Đến nơi trước vườn có tấm bảng ghi: "LYCHE: $1.25 per LB". Chúng tôi đậu xe, bước vào cái sạp nhỏ ngay cổng vô vườn. Người ngồi bên trong hỏi:

- Hi, quí vị cần vải đã hái sẵn hay là muốn vào vườn hái trái còn trên cây?

Chúng tôi trả lời muốn vào vườn.

Họ đưa cho chúng tôi cái túi để đựng vải và cái kéo ngắn để cắt vải, rồi lên chiếc xe nhỏ. Người tài xế lái đưa chúng tôi ngang, dọc trong vườn. Vườn cây trồng ngay hàng thẳng lối, khoảng cách thật đều nhau, giống như quí ngài đi duyệt hàng quân. Cây vải tàng không cao lắm, khoảng 3, 4 mét, từng chùm vải đỏ hồng dưới nắng; dưới gốc cây rụng đầy trái màu nâu sậm, ẩn mình dưới lá rụng, trông nhớp nhúa, vì qua mấy trận mưa. Chúng tôi đã cắt đầy túi vải và đem cân trả tiền, còn ăn thử thì..."free".

Lúc đó tôi chỉ biết chủ vườn ở đây chỉ là người Mỹ, không có người Việt mình. Làm nghề nông "bán lưng cho trời, bán mặt cho đất" vất vả! Làm hãng xưởng, hay ít ra mở chợ, nhà hàng, làm "Beauty Salon",... ở trong máy lạnh, nhàn nhã hơn nhiều.

Thời gian sau, nhân đọc tờ báo tiếng Việt, thấy có quảng cáo vườn trái cây của người Việt. Tôi gọi điện thoại ghi địa chỉ, tìm đến.

Vào mùa trái cây, gió từ Đại Tây Dương thổi vào nhưng cũng không làm dịu đi cái nóng gay gắt của Miami, nhất là vào ban trưa. Tôi đến vườn rất sớm, thấy người chủ và vài người gốc "Spanish" đang thu gom trái cây. Tôi đến gần, bắt chuyên làm quen:

- Chào anh, nhìn anh rắn chắc, khỏe mạnh, tướng mạo phương phi, khi xưa chắc là bên dân sự? Anh đáp lại:

- Không, tôi học khoá 5... Tên là Mão.

- Sao ngộ vậy, tôi cũng khoá 5, tuổi con mèo.

"Tuổi mẹo là con mèo ngao
Hay cấu hay cào ăn vụng thành tinh"...

Mão như mèo, thích ăn vụng nhưng thành tinh không phải dễ.

Nếu lấy mốc thời gian là trận bão Andrew năm 1992 đổ vào Miami, thì có sự khác biệt.

Từ năm 1975 - Andrew: từng đợt người Việt Nam đến Mỹ định cư, là một cộng đồng non trẻ, chật vật để hòa nhập vào nền kinh tế hàng đầu thế giới. Đương nhiên mãi lực của người Việt Nam yếu, nên những hoa quả mà người Việt (người Á Đông) ưa thích như: vải nhãn, mãng cầu, vú sữa, lồng mức,... là hàng "cao cấp" hiếm có, mặc dù ở Nam Florida thời tiết rất thích hợp.

Sau Andrew, thì mọi việc thay đổi, cộng đồng Việt Nam lớn mạnh. Theo dòng người đổ về Florida không ít đồng hương chúng ta, còn mê cái cày, cái cuốc, yêu vườn tược thiên nhiên hoang dã:

Miami nắng sớm, chiều mưa
Biển Tây lắm bão em chưa chịu về
Vườn cây trĩu quả xum xê
Nhãn cầu mít ổi... như quê hương mình.

Trong số những chủ vườn được đồng hương lui tới có: cô Nine, cô Tri, anh Mão, anh Mùi,...

Sau đây là chuyện cây trái nhà vườn, theo anh Mão kể:

- Nhãn Kohala: cho năng suất rất cao, vỏ mỏng, nhiều cơm, hạt tiêu mà thị trường Bắc Mỹ rất yêu thích. Khởi đầu từ ông Bill F., người Mỹ, có nông trại ở Homestead, FL, rất yêu thích trái cây nhiệt đới. Trong một lần du lịch đến Singapore, Đông Nam Á để tìm kiếm giống cây mới lạ nhưng ông không thấy gì! Trên đường về, khi dừng chân ở Honolulu, Hawii, ông thấy giống nhãn Kohala, đem về trồng. Anh Mão, cũng là một trong những người biết được giống nầy đầu tiên ở Miami và nhân rộng cho các nhà vườn.

- Nhãn hương còn có tên là Diamon River: là giống nhãn của người Thái, cho trái lớn hơn, vỏ dầy. Khi đưa vào miệng cắn, trái nhãn bể ra tươm mật ngọt lịm tỏa mùi hương; làm ta muốn ăn thêm nữa, đến khi con mắt đổ ghèn, chưa chịu thôi.

- Thanh long: được cho leo lên cây cột, những vòi rồng xòe ra điểm những trái chín đỏ ao. Theo nhà vườn thì khi ăn vải, nhãn ngọt cần phải mua thêm thanh long để giải nhiệt, nhuận trường lấy lại sự cân bằng.

- Đậu bắp, khổ qua: Ngoài cây ăn trái, nhà vườn còn trồng thêm hoa mầu như: đậu bắp, khổ qua... Anh Mùi, phía trước nhà có hồ cá coi, trên hồ có cầu nhỏ và tượng Phật Bà Quán Thế Âm với nhành đương liễu. Phía sau nhà có nhiều cây ăn trái mát rượi, còn giăng thêm nhiều võng để bà con đi mỏi chân, ngồi đu đưa. Mấy đứa cháu ở nhà, mỗi khi có dịp hay ghé lại vườn, anh coi như con cháu trong nhà. Anh Mùi là ủng hộ viên nhiệt tình của các chương trình văn nghệ.

Một lần anh chơi "gamble". Số là anh có trồng mấy mẫu đậu bắp, khổ qua đã tàn, vẫn còn nhiều trái. Anh kêu, ai có rảnh thì đến hái. Vì không phải tốn tiền nên mấy cháu hái đến đầy xe. Nhưng làm sao ăn cho hết, đành đem vô chùa nhờ tiêu thụ dùm. Lần sau đến thăm anh, anh vui vẻ tỏ lòng:

- Cám ơn các cháu đã giúp hái số hoa mầu dâng cho chùa! Những công đức nầy xin Bồ Tát dành cho các cháu.

- Mãng cầu: là hàng hiếm, có hai loại.

Mãng cầu ta, trái nhỏ nhiều hột.

Mãng cầu Xiêm, trái lớn có gai, chua chua, ngọt ngọt. Rất khó trồng, nhiều năm mùa đông kéo dài, nhiệt độ xuống thấp, cây rụng hết lá, không ra trái mấy mùa liên tiếp.

Có lần những người bạn từ Atlanta, GA viếng thăm Miami muốn mang cây giống mãng cầu Xiêm về trồng, nhưng thời tiết ở đó đâu thích hợp. Nhiều đồng hương truyền tai nhau là mãng cầu Xiêm trị được bá bịnh, cả ung thư? Cần phải kiểm nghiệm lại!

Láng giềng tôi, gốc người Pakistan, có cây mãng cầu Xiêm, trái oằn cây. Tôi hỏi mua, anh hái tặng tôi, anh nói:

- Trồng nó chỉ lấy lộc non.

Cách dùng: hái lộc bỏ vào trong ly nước nóng như trà, giúp ta ngủ ngon, không bị phản ứng phụ như ngầy ngật. Tôi thử dùng, kết quả tốt.

Thời gian sau, tôi trở về thăm nhà cũ, thăm cây mãng cầu của người láng giềng tốt bụng. Nó tươi tốt hơn xưa, đâm nhiều lộc non xanh biếc, nhưng không còn trái? Hỏi ra mới biết người chủ của nó đã không còn mất ngủ nữa, anh đã có một giấc ngủ sâu, một giấc ngủ ngàn thu!

Làm nghề nông cũng không khác những ngành nghề khác, phải bỏ vốn, chọn đất, chọn giống,... Khi tới kỳ thu hoạch thì phải có nơi tiêu thụ và sự hên sui, may rủi bất ngờ không ai biết trước!

Hiện nay, mỗi khi đến vụ mùa trái cây, thì có hệ thống xe đông lạnh chuyển hàng liên bang phân phối và đường hàng không nhanh hơn, nhưng chi phí đắc hơn.

Tin từ nhà vườn sau này cho biết thêm:

- Thanh long, bị dội hàng, nhà vườn không còn ưu ái, bị chặt bỏ.

Nhãn: đúng mùa là tháng 8, 9 mỗi năm, giá thấp; trừ chi phí thì không lời. Nhà vườn đã tìm ra loại phân bón, ra trái nghịch mùa, sẽ cho năng suất thấp nhưng được giá.

Mãng cầu, vẫn là hàng hiếm.

Gần đây, tôi đọc được một bài báo "online.vn", kể lại: phóng viên đến một vườn trái cây, anh hỏi mua, để ăn liền tại chỗ. Xin chủ vườn cho biết có dùng thuốc trừ sâu, hóa chất,... Họ xác nhận là có vì mọi người đều làm vậy, nên họ làm theo.

Đọc xong bài báo tôi giật mình, vì tôi có thói quen xấu mỗi khi hái trái xoài, nhãn, ổi,... là xoa xoa cho sạch phấn, bụi rồi đưa vào miệng cắn liền!

Ở Mỹ, chuyện an toàn thực phẩm là ưu tiên hàng đầu, tôi tin tưởng nhà vườn ở đây sẽ không vì lợi nhuận nhất thời mà hại người, hại mình.

Y Châu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,079,301
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.