Hôm nay,  

Ranh Giới

14/10/201400:00:00(Xem: 11709)

Bài số 4360-14-29760vb3101414

Đây là một truyện ngắn về ranh giới giữa tỉnh và điên, giữa sống và chết. Tác giả đã góp nhiều bài viết và nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, sinh năm 1965 tại Saigon, thứ nữ một gia đình H.O. Công việc đang làm: chuyên viên Sở Xã Hội tại Salem Oregon.

***

Tôi vẫn nghĩ giữa cái sống và cái chết có ranh giới rõ rệt.
Ngày còn là cậu thanh niên 17 tuổi, trong tôi ngoài trăn trở về tâm sinh lý của lứa tuổi dậy thì, tôi còn khắc khoải về những biến động của xã hội, về con người và con người, cách đối xử của họ với nhau dựa vào tình người hay chỉ là những giả thiết về nhau, dựa vào tưởng tượng hay là sự thật, hay có khi dựa vào sự đồn đặt, mơ hồ hay là vào thực tế họ nhìn thấy được trước mắt.
Trước nhà tôi có một gia đình, người ta gọi bà chủ nhà là bà Phỉ. Sau Tết Mậu Thân người ta đồn chồng bà chết trận. Tuy nhiên trong những ngày chết chóc cuả cuộc tổng tấn công không thành công vào Sàigòn, hàng xóm trông thấy lính nón cối vào nhà bà rồi đi ra tự nhiên. Người ta còn đồn rằng gia đình bà nằm vùng và trong xóm không có một ai muốn liên lạc hay giúp đỡ bà cả khi bà cần đến ... Bà có bao nhiêu người con, tôi không hề biết. Anh chị nào từ căn nhà đó ra, tôi cũng nhìn thấy sự lặng lẽ. Họ như đoán biết được phản ứng của hàng xóm đối với họ và không muốn sự đối xử này tệ hơn hay sao đó. Những người con trở về nhà bà thưa dần. Theo tôi nhận thấy. Từ căn nhà ngày càng trống và lạnh lẽo của bà, tôi vẫn thường nghe được những tiếng la hét thất thanh của một phụ nữ, không phải là bà. Ngày qua ngày, tôi biết được đó là từ chị Hai, người con gái đầu lòng của bà. Tôi không hề biết tuổi chị, chỉ thấy chị còn trẻ lắm, người tầm thước, nở nang, tuy khuôn mặt thì không còn thần sắc vì chị hay nhìn xa xăm rồi cười, lúc lại lẩm bẩm những điều không ai nghe được. Chỗ tôi hay nhìn thấy chị là khung cửa sổ trên lầu và trước cổng nhà. Chị hay ngồi đó, như chờ đợi, như trông ngóng, có khi cả một ngày mà tôi chẳng thấy ai đến. Xóm tôi gần chợ, người đi chợ qua lại rất đông, không chỉ là phụ nữ, thanh niên trai tráng phụ vợ bán hàng hay làm công cho các gian hàng lớn, cũng hay đi qua. Một lần tôi đi học về nhưng tôi không sao dắt được chiếc xe đạp của mình len qua đám đông trước nhà chị. Tôi ráng nhìn hé qua những kẻ hở của những cái đầu và những cánh tay người thì nhìn thấy chị Hai đang khỏa thân đứng trước mọi người. Chị như không nhìn thấy đám đông, chị đứng đó bất động vẫn với đôi mắt nhìn xa xăm. Một số người chỉ xem chuyện gì, khi biết chuyện thì bỏ đi, bọn trẻ con thì la lớn " Bà khùng hỏng mặc quần áo tụi bay ơi !". Đám đông càng đông, lúc đó bà Phỉ đi chợ về, kéo chị Hai vào trong. Bà thật khó khăn khi làm điều đó. Chị Hai nhất định không chịu vào và la hét như bị hiếp đáp dữ lắm. Một vài người đàn ông với ánh mắt tham lam và ham muốn, tôi buồn cho chị Hai, lòng tự hỏi, chị đang ở đâu, cõi sống hay cõi chết ....
Một ngày tôi thấy chị ngoài đường, nước mắt đầm đìa trên mặt, chị chỉ mặt quần dài, không mặc áo. Một đám trẻ con theo chọc chị, chị như đuổi đánh chúng và như muốn van lạy chúng đừng chọc chị nữa. Cảnh nhìn mà rơi nước mắt. Tôi không làm ngơ được nhưng muốn cứu chị, biết làm sao đây? Một thanh niên mới lớn như tôi, và chị, người phụ nữ mất trí, nữa thân lõa lồ. Lương tâm vẫn không cho phép tôi làm ngơ. Tôi chạy đến chị, nhìn thẳng vào mắt chị. Tôi cố gắng nói to "Chị à theo em em dẫn về nhà." Đang khóc mếu máo, cũng chưa biết tôi là ai, chị cũng chưa từng biết tôi là ai, bất ngờ chị đưa tay tát mạnh vào má tôi, nước dãi và nước mắt của chị khắp mặt tôi. Tôi vẫn kiên trì "Chị à em đưa chị về nhà," tôi nhẹ nhàng nâng cánh tay của chị. Chị Hai lúc đó như hiểu ra, chị đưa tay chỉ tôi lũ nhỏ, tôi nói với chúng , "Các em đi về đi, có biết chọc chị Hai vậy tội lắm không? Có đưá trong chúng thanh minh, "Bả rượt tụi tui mà ... Tôi kết thúc với chúng, "Thôi về đi mấy em ."
Chị Hai bỗng ngưng khóc. Nhìn tôi, tôi nhận ra trong ánh mắt chị một chút cõi sống, ánh mắt đó vẫn hiểu được đúng sai, nhưng tia nhìn đó biến đi đâu thật nhanh, tôi hơi lạ nhưng không có đặt suy nghĩ nhiều về cách nhìn này của chị. Lúc đó, tôi dẫn chị về nhà, lòng thầm mong không bao giờ tôi thấy chị trong cảnh thương tâm như vậy nữa ...


Từ ngày tốt nghiệp phổ thông năm 1983, tôi thi đại học hai lần không đậu do lý lịch không được chế độ đương thời ưu tiên. Tôi không còn tha thiết theo đuổi ước mơ trở thành giáo sư đại học nữa mà đi tìm việc làm phụ giúp gia đình. Tôi đã cận lực đi tìm việc rải rác trong 8 năm chờ đợi được xuất cảnh sang Mỹ đoàn tụ với gia đình. Không có việc làm, dù tôi rất vững tiếng Anh, đời sống chờ đợi đến ngày ra đi của tôi có mà cũng như không, vì tôi không còn biết nhận ra đúng sai rõ ràng cho đến ngày tôi ra đi tháng 1/1990.
Tới Mỹ, tôi thấy mình như vừa mới sinh ra lại chứ không phải hồi sinh như mọi người vẫn nghĩ. Tôi như người câm, người điếc. Chỉ có mỗi nụ cười của tôi còn sống dù tôi không biết người đối diện có nhận ra nụ cười của tôi cũng chỉ là giả tạo qua ngày mà thôi.
Tôi đã làm rất nhiều công việc trong khi chờ được nhập học vào trường dạy nghề chính thức tại trường Community College. Từ công việc dọn dẹp trường học, đưa pizza mỗi tối để tự trang trải cho bao nhiêu chi phí khi chưa có nhận tiền phụ học chính thức. Tôi bắt đầu nhận ra sự sống trở lại với mình.
Hình ảnh chị Hai đôi lúc vẫn trở về trong ký ức của tôi dù không làm tôi buồn nhiều như lúc trước khi còn ở quê nhà.
Tôi cận lực vừa học, vừa làm 6 năm để có công việc và đủ tiền cưới vợ. Tôi cơ hồ nhận ra một đời sống thật sự đang cuốn lấy mình.
Khi có gia đình và nghe tin có con, niềm vui đó tôi không ngờ lớn hơn tôi tưởng tượng ra nhiều. Vợ chồng tôi ao ước những ngày êm đềm trước mặt. Nhưng không may, vợ tôi mang thai nhau bị thấp. Một ngày đang trong giờ làm, tôi nhận điện thoại từ nhà thương báo vợ tôi phải vào cấp cứu vì sanh non.
Khi tôi đến bịnh viện, vợ tôi vẫn còn nằm thiêm thiếp sau khi mổ vì con bị ngộp trong bụng.
Cháu được đưa vào NICU (Neonatal Intensive Care Unit) ngay lập tức với ống thở.
Sau năm tháng tận tình cứu chữa và chăm sóc của bao nhiêu y tá và bác sĩ, cháu ra đi vì thận và gan cháu không đủ chức năng hoạt động cho cơ thể của cháu.
Ngày cháu mất, cơ thể của cháu còn nóng nằm trên tay tôi. Đứa con thiếu tháng đã chiến đấu cho sự tồn tại của mình suốt năm tháng ròng, để rồi cuối cùng ra đi trong đau đớn và tuyệt vọng của vợ chồng tôi. Trên tay tôi, con tôi lạnh dần, tôi mơ hồ nhận ra, dù con vẫn nằm trong cánh tay tôi, nhưng con đã không còn là của tôi nữa. Cái lạnh lẽo toát ra từ con sau một vài giờ đồng hồ chết như là cây kéo hung tàn cắt đứt đi tình phụ tử giữa tôi và con.
Tôi đau đớn đưa xác con cho người ta đi thiêu mà không hề rơi một giọt nước mắt nhưng chỉ trong lòng tôi hiểu, tôi không còn là tôi nữa. Vợ chồng tôi đau buồn về nhà không mang được cháu theo. Tôi lại trở thành người câm, người điếc vì quá bất ngờ và đau đớn. Tôi bỏ nhà đi lang thang mỗi khi cái đau nó dày vò trong tâm.
Cha mẹ anh em la mắng tôi. Khi họ gọi điện thọai đến tôi tôi không trả lời. Trong tôi muốn tìm lại được những phút bình yên trong những kỷ niệm còn xót lại trong đầu với con. Tôi ra đường nằm trước cửa nhà người ta, may mắn cho tôi là chẳng ai đuổi đi. Tôi nhìn lên bầu trời xanh trong mà vui lắm. Tôi như tưởng đang nhìn thấy con cưỡi mây vui chơi trên cõi thiên đường. Mà có không ? Tôi muốn cầm một cái cây khô quơ trên đường, hát những bài hát tôi đã từng hát ru con, những bài hát từ tấm lòng, từ hạnh phúc của một người đàn ông được làm cha lần đầu tiên nay đã bị tước đoạt mất. Cha mẹ tôi kêu tôi về, tôi không về, vợ tôi ngã bịnh liệt giường,tôi biết, nhưng tôi vẫn không về. Tôi đâu có điên. Tôi vẫn còn tỉnh lắm. Tôi hiểu hết những điều xảy ra xung quanh, hiểu tôi, hiểu vợ, hiểu mọi người đang làm gì và đang lo lắng cho tôi ra sao, nhưng không hiểu sao tôi vẫn chưa muốn về nhà.
Giữa lúc tôi bát đầu sắp cầm cái cây lên và hát. Giữa lúc tôi mơ hồ như thấy mình chạm vào ranh giới của sự sống và cõi chết thì tia nhìn lạ lẫm của chị Hai ngày nào chợt loé trong trí tôi. Tôi cười buồn đau đớn. Tôi bỏ cái cây xuống, như hoàn hồn. Sự thật, tôi vẫn muốn bước qua cái ranh giới đó thử xem tôi có hiểu được thêm gì về sự sống và cõi chết hay không nhưng tôi không nỡ. Tôi còn vợ, tôi còn cả cuộc sống trước mặt và con tôi hẳn sẽ xấu hổ lắm khi thấy bố nó hèn nhát bước qua đường ranh đó để trốn tránh khổ đau, trốn tránh thử thách của cuộc sống trước mặt. Tôi chạy vội về nhà, ôm lấy người vợ đang mê sảng trên giường, khóc nấc. Những giọt nước mắt đầu tiên sau khi con mất đẫm hết chiếc áo của vợ tôi.
Sau khi cháu mất, bốn năm sau vợ chồng tôi mới có con. Bây giờ hai con của tôi đã 13 và 11, một trai và một gái.
Đời sống đọng lại những niềm vui và nỗi buồn nhiều hơn trong suốt 24 năm qua tôi cũng không thể nào quên được.
Một điều tôi nhận ra, tôi biết mình còn sống, tôi hiểu mình đang sống và một điều nữa tôi hiểu, giữa cái chết và cái sống không có ranh giới rõ rệt như tôi từng nghĩ.
Vành Khuyên

Ý kiến bạn đọc
16/10/201420:57:02
Khách
Bài viết của Vành Khuyên rất hay và có ý nghĩa rất sâu sắc, đâu có thấy kỳ thị Obama gì đâu?
15/10/201402:04:17
Khách
Ông này có thù hận vói Obama, nên luôn tìm cách nói xấu. Tại sao lại gọi là chính quyền Obama? Hãy công bàng và fairplay một chút
15/10/201401:09:19
Khách
Người viết kỳ thị Obama.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,077,634
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.