Hôm nay,  

Trong Căn Phòng Rưỡi

14/12/200400:00:00(Xem: 14765)
Gửi L. K.
Joseph Brodsky
Căn Phòng Rưỡi (không hiểu một không gian như vậy có ý nghĩa gì không, ở trong tiếng Anh), trong đó, gia đình chúng tôi gồm ba người sống, có một cái sàn bằng gỗ, và mẹ tôi không chịu cho bất cứ người đàn ông nào trong gia đình, đặc biệt là tôi, đi lại trong phòng mà lại mang vớ ở chân. Bà nhắc nhở chúng tôi, hãy luôn luôn mang giầy, hoặc dép. Nếu phải phiền trách, bà nhắc tới dị đoan của ông già bà già Nga, mang vớ như thế là xui xẻo, trong nhà sẽ có người chết.
Lẽ dĩ nhiên, việc mang vớ đi trong phòng như thế, đối với bà, giản dị chỉ là một thói xấu, thiếu văn hoá. Chân đàn ông vốn có mùi, và căn phòng đâu phải là nơi chứa chấp những mùi vị như vậy. Tuy nhiên, tôi cho rằng, sự thực là, nếu mang vớ, có thể té ngã, nhất là thứ vớ len, dạ. Và nếu một người già cả, lụm cụm, té như thế có khi mang họa. Sự gần gụi của cái sàn với gỗ, với đất…. trong trí tưởng của tôi cứ thế được mở rộng ra, tới bất cứ mặt đất nào mà chân cẳng bà con, gần hoặc xa, sống trong cùng một thành phố, dẫm lên trên. Chẳng cần khoảng cách xa hay gần, vẫn là chung mặt đất. Ngay cả chuyện nếu sống ở phía bên kia con sông, nơi tôi sau này sẽ muớn một căn hộ, hoặc một căn buồng riêng cho mình, cũng không thể khác đi, bởi vì trong thành phố này, có nhiều sông và kênh rạch. Và, mặc dù những con sông, một số khá sâu đủ cho tầu biển đi lại, thần chết, theo thôi nghĩ, vẫn coi là nông, theo cái tiêu chuẩn cõi âm phủ của nó, và sẽ bò qua, ở dưới đáy của chúng.

Bây giờ, bà cụ và ông cụ thân sinh ra tôi đều đã mất. Tôi đứng ở bờ biển Thái Bình Dương: bao la là nước biển chia cách tôi với hai bà cô và anh em cô bác: Sự cách ngăn mới lớn lao, mới thật thiệt làm sao. Đến thần chết cũng còn lầm, không biết ai là kẻ tới số. Bây giờ, tôi có thể thoải mái mang đôi vớ ở chân, đi đi lại lại, bởi vì tôi đâu còn thân nhân ở lục địa bên này. Cái chết độc nhất trong gia đình, là cái chết của chính tôi, chắc hẳn thế, mặc dù giả dụ như thế là lầm lộn máy phát tin với máy nhận tin, theo nghĩa, người mang vớ là tôi, còn người nhận cái xui xẻo phải là người khác. Sự may rủi ở trong trường hợp này thì quá nhỏ, và đây là điều phân biệt giữa máy móc điện tử, với mê tín, dị đoan. Tuy nhiên, nếu tôi không dẫm lên hai tấm ván sàn có hình lá phong Gia Nã Đại ở trên những tấm vớ của tôi, thì điều này không phải vì tin vào khoa học, hay là vì mê tín dị đoan, giống như một thứ bản năng sợ chết, lúc nào cũng chăm chăm lo bảo tồn mạng sống của mình, nhưng mà là do mẹ tôi sẽ không chấp nhận chuyện đó. Tôi nghi là tôi vẫn cố tình giữ làm sao cho mọi chuyện vẫn y nguyên như ngày xưa trong gia đình của chúng tôi, cho dù bây giờ chỉ còn tôi trơ cu lơ ở trên cõi đời này.
[còn tiếp]

NQT dịch
tanvien.net

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi đương ở trong phòng giải lao của trường thì có cảm giác là lạ: Thấy rờn rợn trên xương sống
Tóm lại, cần nhứt là cái tâm, tâm còn động, còn để buồn vui, tham giận mê hướng dẫn mình là điều nên tránh. Tâm phải tịnh
Một dấu hiệu chỉ ra sự khiếm khuyết của hồi ức, đó là nó nhớ ba chuyện lẩm cẩm.
Nói cho cùng, đứa trẻ nào thì cũng cảm thấy tội lỗi đầy mình đối với bố mẹ, bởi vì, nó biết rằng,
Đồ đạc lớn nhất của chúng tôi – hay nói đúng ra, món đồ chiếm chỗ nhiều nhất – là cái giường của ba mẹ tôi.
Căn Phòng Rưỡi (không hiểu một không gian như vậy có ý nghĩa gì không, ở trong tiếng Anh),
"Ni héros ni traitres" là tên bài viết trên báo Pháp, Đọc (Lire), số tháng Năm 2002, về một cuốn sách mới ra lò:
Nguyễn Huy Thiệp: Đời viết văn cũng như đời người đàn bà.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.