Hôm nay,  

Thăm Ông Bà Trần Đình Trường Ở New York

28/08/200400:00:00(Xem: 18728)
"ĐỒNG VỢ ĐỒNG CHỒNG TÁT BIỂN ĐÔNG CŨNG CẠN!"

"Đồng vợ đồng chồng tát biển đông cũng cạn!" Đây là câu nói được ông bà ta truyền lại từ đời này sang đời khác, ngụ ý sức mạnh của một đôi vợ chồng hòa thuận khi hợp đồng lại làm việc gì cũng thành. Ông bà Trần Đình Trường, chủ nhân khách sạn Carter - tọa lạc tại đường số 43, thành phố New York- là điển hình cho sức mạnh kể trên. Hai ông bà đã có với nhau hơn 45 năm hoà thuận, hiện cùng bốn người con (ba gái một trai) chọn New York làm quê hương thứ haiï.
Sau hơn 25 năm làm cư dân New York, vào lúc thành phố bị khủng bố tấn công ngày11 tháng 9 cách đây ba năm, ông bà Trần Đình Trường đã tức thì hiến tặng hai triệu mỹ kim để góp phần cứu trợ các nạn nhân khủng bố. Đây là số tiền lớn nhất trong số các khoản hiến tặng cấp thời mà thành phố nhận được. Nghĩa cử của ông bà Trần Đình Trường đã được nhiều giới chức Hoa Kỳ đặc biệt ca ngợi và nhiều báo chí Việt-Mỹ nhắc nhở.
Thật ra, không phải đợi tới lúc có biến cố khủng bố ngày 11 tháng 9, tên tuổi ông bà Trần Đình Trường từ nhiều năm trước đã thường được nhắc đến như những người sẵn sàng góp công góp của cho các hoạt động xã hội và cộng đồng.
Ông Nguyễn Văn Tánh, chủ tịch cộng đồng Việt tại tiểu bang New York, đã nói lên những cảm nghĩ rất chân tình của ông về đôi vợ chồng có tấm lòng vàng này: "Với tư cách người lãnh đạo cộng đồng tại New York, tôi đã có cơ hội làm việc chung với ông bà Trần Đình Trường qua nhiều sinh hoạt cộng đồng.
"Ông bà Trường đã giúp đỡ cho cộng đồng ViệtNam không chỉ bằng tiền bạc, vật chất mà còn bằng tấm lòng, với tinh thần tận tụy hiếm có. Trong những dịp cộng đồng Việt về New York sinh hoạt, các anh chị em được mời đón đến ở miễn phí tại khách sạn của ông bà. Trong những ngày này, đích thân bà Trường đã tự tay tay nấu ăn cho hàng trăm người khách tham dự. Điều này khiến chúng tôi rất xúc động!"
Nghe vị chủ tịch cộng đồng Việt tại New York kể chuyện bà Trường nấu ăn, chính tôi cũng thấy xúc động và mong có dịp thăm gặp ba.ø


Đúng là sau lưng người đàn ông thành công luôn luôn có một người đàn bà đặc biệt. Tôi đã tự nhủ vậy khi có dịp thăm gặp, trò truyện với bà Trần Đình Trường trong lần viếng thăm ông bà tại New York. "Gọi cô là cô Sang đi, Tường Linh." Bà Trường thân mật nói, và tôi vâng lời ngay.
Qua cô Sang, tôi thấy lại những phẩm chất cao quí công dung ngôn hạnh của người phụ nữ Việt. Cùng với chồng, cô Sang đã trực tiếp quản lý, điều hành công việc của khách sạn trong hơn hai mươi năm qua. Mỗi ngày, sau công việc bận rộn tại khách sạn, cô tự tay nấu ăn cho chồng và cùng chồng lo nuôi dưỡng các con nên người.
Về vai trò người vợ, cô Sang cho là người vợ phải là cánh tay mặt của chồng. Người vợ phaiû thông cảm và hiểu người chồng mình!" Cô đã không những yêu chồng, chung thủy với chồng, chăm sóc, và chia sẻ đời sống vật chất lẫn tinh thần với chồng. Trong đời sống riêng, cô Sang cho biết cô kính trọng ông Trường như người anh, người thầy.
"Vợ chồng chúng tôi đã hy sinh và cố gắng thật nhiều, cũng như chúng tôi đã trải qua với nhau những năm tháng thăng trầm của cuộc sống để thành đạt như ngày hôm nay!" Cô Sang nói thêm "Tiền bạc không bao giờ đánh đổi được tình yêu và hạnh phúc của mình." Và cô nhấn mạnh "Vợ chồng tôi không bao giờ tự mãn là mình đã giàu có như những người bản xứ. Tại thành phố New York này, chúng tôi muốn người Mỹ hiểu rằng: dù chúng tôi nghèo hơn các anh, nhưng chúng tôi là những người sống với trái tim yêu nước, đầy tình người và với đầy sự tự trọng của những con người chân chính!"
Chỉ sau Đại Hội Đảng Cộng Hoà ít ngày, cô Sang sẽ lại rất bận rộn. New York sắp có cuộc diễn hành văn hóa quốc tế với sự tham gia của Ủy Ban Văn Hóa Việt Nam tại Hải Ngoại sẽ được tổ chức vào Chủ Nhật, 12 tháng 9 sắp tới. Theo vị chủ tịch cộng đồng VN cho tôi biết, sẽ có hơn 1,000 thành viên Việt Nam từ khắp các tiểu bang trên nước Mỹ, Canada và từ Châu Aâu về dự cuộc diễn hành. Khách sạn Carter sẽ lại rất đông khách đồng hương.
Va, như trong các hoạt động văn hoá xã hội của cộng đồng, cô Sang sẽ lại tự tay nấu ăn mời cả ngàn khách quí.
(By Tường Chinh)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dự án “Funan Techo Canal” nhằm phục hồi một hệ thống đường thủy đã được xây dựng và vận hành từ triều đại Đế chế Funan-Khmer [sic] có từ khoảng 500 năm trước Công Nguyên. Công trình này nhằm cải thiện giao thông đường thủy trong lãnh thổ Cam Bốt. Con kênh này có chiều dài 180 km, kết nối 4 tỉnh: Kandal, Takeo, Kampot, và Kep. Mục đích chính của dự án này như một kết nối lại với lịch sử và nhằm cải thiện giao thông đường thủy cho các cộng đồng cư dân địa phương. Triển khai dự án này phù hợp với cam kết của Cam Bốt theo điều khoản 1 và 2 của Hiệp Định Sông Mekong 1995, với sự bình đẳng về chủ quyền, tôn trọng những quyền hạn và các lợi ích chính đáng..
Người nhập cư Việt Nam được biết đến với “đạo đức làm việc” mạnh mẽ của họ. Họ sẵn sàng bỏ ra nhiều giờ và hy sinh để đạt được mục tiêu của mình. Tính cần cù này đã giúp họ thành công trong nhiều lĩnh vực, bao gồm kinh doanh, giáo dục và các ngành nghề khác...
Sau một vài năm ở Mỹ và đã quen hơn với vùng đất mới của họ, những người nhập cư Việt Nam đã chuyển đến các khu vực đô thị lớn để tạo ra các “biệt khu dân tộc” (ethnic enclaves) với những người Mỹ gốc Á khác...
Từ đợt đầu di tản sau biến cố 30/4/1975, chừng 125,000 người. Vào ngày 29 tháng 4 năm 1975, khi bộ đội miền Bắc tiến vào Sài Gòn, Hoa Kỳ đã ra lệnh sơ tán ngay lập tức nhân viên Hoa Kỳ và hàng nghìn quan chức quân sự và ngoại giao của miền Nam Việt Nam. Các kênh truyền hình tin tức Mỹ đã phát đi những hình ảnh đau lòng về cuộc không vận hỗn loạn, trong đó có đám đông công dân miền Nam Việt Nam tuyệt vọng tràn ngập ngoài cổng Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn. Làn sóng đầu tiên đến vào năm 1975 như một phần của 140.000 người của Đông Dương được sơ tán ban đầu qua lệnh của Tổng thống Gerald Ford. Những người tị nạn đó, hầu hết đều có trình độ học vấn và nói được một ít tiếng Anh, đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ công chúng Mỹ mong muốn được xóa bỏ ít nhiều mặc cảm tội lỗi về việc quân đội Mỹ đột ngột rời khỏi miền Nam Việt Nam. Đến năm 1978, kinh tế Mỹ bắt đầu suy thoái và sự chào đón nồng nhiệt này không còn nữa (1).
Giữa những hình ảnh cánh đồng hoa anh túc và những chiến hào sũng nước trong ký ức chung về Thế Chiến I, ít ai để ý đến sự hiện diện của các trại tù binh chiến tranh ở vùng đảo British Isles. Nhưng trong suốt cuộc chiến, Anh đã giam giữ gần 116,000 người trong các trại tù binh trên khắp đất nước, từ Cung điện Alexandra ở London đến một trang trại cũ trên Đảo Isle of Man. Trong số đó có một võ sĩ đấm bốc và nghệ sĩ biểu diễn xiếc người Đức tên là Joseph Pilates.
Cựu Trung tướng Phạm Quốc Thuần đã qua đời vào lúc 8 giờ sáng ngày Thứ Sáu 18-8-2023 tại Fountain Valley, California, hưởng thọ 98 tuổi. Ông sinh ngày 31-8-1926 tại Hà Đông. Trung tướng Phạm Quốc Thuần giữ chức vụ Chỉ huy trưởng trường Bộ Binh (Thủ Đức) ngày 20-8-1969...
Bát Nhã Tâm Kinh của Phật học có câu “Sắc tức thị không, không tức thị sắc”. Từ “sắc” trong câu kinh dùng để chỉ vật chất và những gì có hình tướng. Còn “không” là cái không bao giờ xẩy ra. Từ “không” được nhắc đến nhiều trong đạo Phật chính là “Chân Không Diệu Hữu”. Như vậy, “sắc tức thị không, không tức thị sắc” là nói đến “thật tướng” của vạn pháp và đấy chính là “vô tướng”, từ “cái không” do nhân duyên hợp lại thành “cái có”. Và, ngược lại, từ “cái có” tất yếu trở về “cái không”. Chu kỳ ấy là bất diệt, cứ tiếp nối nhau đến vô tận. Đó là cách tiếp cận theo triết học tôn giáo hay siêu hình học. Nhìn từ nhãn quan vật lý học, “cái có” có thể đến từ “cái không” được không? Theo thuyết Big Bang thì có vẻ là như thế. Vật chất tồn tại như ta nhìn thấy – hàng tỉ tỉ dải thiên hà, mỗi thiên hà có hàng tỉ tỉ ngôi sao, mỗi ngôi sao là một hệ thái dương có thể có nhiều hành tinh, mỗi hành tinh là một thế giới như quả đất chúng ta đang sinh sống – đến từ “cái không có gì”,
Nhân Lễ Tưởng Niệm Nhị vị Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy và Nguyễn Văn Bông được tổ chức ngày hôm nay 13/08/2023 tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng tiểu bang Victoria-Úc, Ban Tổ Chức có nhờ tôi chia sẻ đề tài “Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy nhà hoạt động chính trị chân chính”, dưới đây là một số điều tôi được biết về cuộc đời chính trị của giáo sư Nguyễn Ngọc Huy.
✱ Đs Anh/Đs Lodge: Đề xuất của Hồ Chí Minh về một hiệp định đình chiến - Nhu đã đáp lại rằng đề xuất này "không thực tế" nhưng có thể trở thành thực tế trong ba hoặc bốn tháng tới và đang được nghiên cứu. ✱ Báo Espresso, Italia: Ông Nhu sẵn lòng từ bỏ viện trợ Mỹ nếu đó là cái giá phải trả để loại bỏ sự hiện diện của người Mỹ - Nhu cho biết Việt Nam có thể tồn tại mà không cần người Mỹ - Ông Nhu phản ứng phẫn nộ khi người Mỹ muốn ông rời khỏi đất nước. ✱ Nhà báo M.West,Úc: Ông Nhu nói rằng ông muốn tất cả, lặp lại, tất cả các cố vấn Mỹ đều phải rời đi - Không có người Mỹ, chúng ta có thể thắng chiến tranh trong hai hoặc ba năm - Hiện nay trong ngoại giao Mỹ ở Việt Nam, không có đạo đức. ✱ Đại sứ Lodge: Chúng ta nên xem xét việc rút quân là một khả năng ngày càng gia tăng. Sự bắt đầu của việc rút quân có thể gây ra một cuộc đảo chính...
Một nhóm khoa học giả quốc tế đã thấy bằng chứng lâu đời nhất về cà ri bên ngoài Ấn Độ và cho thấy ý nghĩa lịch sử của hành trình mà các thành phần gia vị này đã trải qua để đến đó. Các nhà nghiên cứu từ Úc, Việt Nam và Trung Quốc đã tìm thấy món ăn này – được biết đến với hương vị cay nồng của đất, có nguồn gốc từ Nam Á và hiện đã phổ biến trên toàn cầu – có lẽ đã được đưa đến bàn ăn của người Việt Nam hơn 1800 năm trước nhờ mạng lưới thương mại hàng hải.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.