Hôm nay,  

Góc Nhạc Cổ Điển (01/13/2007)

13/01/200700:00:00(Xem: 10835)

Chúng tôi mong nhận được mọi ý kiến đóng góp và bài vở của bạn đọc về mọi vấn đề liên quan đến nhạc cổ điển như ca kịch opéra, ballet, kỹ thuật (recording), album mới, concert bạn mới đi nghe...Thư từ bài vở xin gởi về classical@vietbao.com

Gabriel Fauré (1845-1924) soạn Rquiem vào khoảng những năm 1887-1890.  Và theo lời của chính ông "soạn chẳng vì nguyên do gì cả … chỉ cho vui" (composed for nothing … for fun)

Gabriel Fauré:  Requiem, Op. 48

- Jo Ký - Tháng 1 năm 2007

Chữ Requiem, theo tiếng La-Tin, có nghĩa là "yên nghỉ".  Đây là chữ đầu tiên trong bài kinh cầu hồn của đạo công giáo.  Bài kinh này thường được tụng trong các tang lễ tại thánh đường. Trong âm nhạc, Requiem là một tác phẩm viết theo thể lễ nhạc cho thánh đường (mass) về sự chết, có thê gọi tắt là nhạc lễ cầu hồn, hay nhạc cầu hồn.

Cho đến nay, ước chừng có khoảng 2,000 Reqiem, phần lớn được viết trong thời phục hưng. Thường thì những Requiem thời này viết theo thể capella, tức là chỉ có giọng hát, không có nhạc cụ đệm. Cho đến thế kỷ 18, các nhạc sĩ thêm dàn nhạc đệm vào Requiem, và từ đó thể nhạc này đã trở thành một tác phẩm thường được trình diễn tại thính đường hơn là tại thánh đường.

Những Requiem nổi tiếng gồm có của Mozart, Verdi, Brahms, Berlioz, Fauré, Dvorak, Britten, và Duruflé.  Đa số Requiem thường manh nha từ một lý do liên quan đến sự chết.  Mozart soạn theo ủy nhiệm của một người bảo trợ nặc danh dụng ý để trình diễn trong dịp kỷ niệm một năm sau ngày vợ của ông ta mất.  Verdi soạn để đánh dấu đệ nhất chu niên ngày giỗ của nhà thơ Ý Alassandro Manzoni. Brahms soạn vì mẹ ông vừa từ trần. Duruflé soạn cũng vì có ủy nhiệm.  Riêng Fauré, ông soạn chẳng vì một lý do gì cả. Mặc dù cha của ông vừa mất 2 năm trước đó, và trong khi đang soạn tác phẩm này, mẹ ông mất; ông không soạn với dụng tâm dành riêng cho 2 biến cố này. 

Gabriel Fauré (1845-1924) soạn Rquiem vào khoảng những năm 1887-1890.  Và theo lời của chính ông "soạn chẳng vì nguyên do gì cả … chỉ cho vui" (composed for nothing … for fun).  Bản soạn (version) đầu tiên, hoàn tất năm 1888, chỉ có 5 chương với dàn đồng ca hỗn hợp và dàn đồng ca trẻ em nam (boy choir).  Các chương được liệt kê như sau:

I. Intrọt et Kyrie (Ré thứ)

II. Sanctus (Mi giáng trưởng)

III. Pie Jesu (Si giáng trưởng)

IV. Agnus Dei et Lux Aeterna (Fa trưởng)

V. In Paradisum (Ré trưởng)

Về phối khí cho bản soạn này, Fauré dùng một dàn nhạc rất nhỏ, chỉ có harp, timpani, organ, và dàn dây với nhóm viola và cello được phân ra thành các nhóm phụ (divided); violin chỉ có mặt trong chương Sanctus. Fauré gọi bản soạn này là "un petit Requiem, ra mắt lần đầu tiên tại thánh đường L'église Sainte-Marie-Madeleine ngày 16 tháng giêng năm 1888 dưới baton của chính nhạc sĩ, trong dịp lễ an táng của một kiến trúc sư tên Joseph La Soufaché.

Năm 1889, Fauré thêm hai chương Offertoire và Libera Me vào Requiem.  Chương Libera Me là một tác phẩm độc lập mà ông đã soạn năm 1877 cho giọng baritone và organ. Vì thế có nơi ghi rằng Fauré soạn tác phẩm này từ năm 1877 đến 1890.  Về nhạc cụ, ông thêm trumpet, horn, trombone. Bản soạn này thường được gọi là bản sọan cho dàn nhạc thính phòng (chamber orchestra version), trình diễn lân đầu tiên vào ngày 21 tháng giêng năm 1893 cũng tại thánh đường L'église Sainte-Marie-Madeleine và cũng chính tác giả điều khiển. Thứ tự các chương cũng thay đổi, thứ tự như sau :

I. Intrọt et Kyrie (Ré thứ)

II. Offertoire (Si thứ)

III. Sanctus (Mi giáng trưởng)

IV. Pie Jesu (Si giáng trưởng)

V. Agnus Dei et Lux Aeterna (Fa trưởng)

VI. Libera Me (Ré thứ)

VII. In Paradisum (Ré trưởng)

Nhà xuất bản nhạc yêu cầu Fauré tái soạn Requiem cho dàn đại hoà tấu đã khiến Fauré cho phát hành bản soạn thứ ba; và bản soạn này là bản mà chúng ta thường nghe ngày nay. Ông thêm phần violin và nhóm kèn gỗ; nhưng thật ra hai nhóm này chỉ đi cặp với những phần nhạc khác đã tồn tại trước kia. Nhiều học giả cho rằng Fauré giao phó công việc này cho một môn đệ lừng danh của ông là Eugène Ysaye, một vĩ cầm thủ và nhà soạn nhạc tài ba. Bản soạn này ra mắt lần đầu ngày 6 tháng 4 năm 1900 cũng do Ysaye điều khiển.

Năm 1924, Requiem đã được trình diễn trong buổi lễ an táng của chính tác giả.

Có một điểm khác về Requiem của Fauré so với những Requiem khác: đó là thái độ của Fauré đối với sự chết.  Đa số những Requiem khác than khóc, thương tiếc, hay van xin sự thương xót của thượng đế. Fauré, ngược lại, cho rằng chết là một niềm hạnh phúc, một sự thăng hoa, đáng được ca tụng. Khi nghe Requiem của Fauré, ta thấy có một sự lạc quan, ấm áp, nhẹ nhàng. Ít khi nào có những đoạn rầm rộ, dữ dội.  Requiem của Fauré nghe như một lullaby (bài hát ru) hơn là một bài kinh cầu.  Ngoài ra Fauré còn ngắt bỏ, thêm thắt vào văn bản của Requiem. Ông bỏ phần Sequence, tức là đoạn Dies Irae.  Đoạn văn này nói về sự  nổi giận của thượng đế trong ngày phán xét.  Ông cũng không dùng đoạn Communion, có ý van xin thượng đế nhủ lòng thương lên linh hồn người chết. Nhưng ông lại thêm ba đoạn khác: đó là Libera Me, Pie Jesu, và In Paradisum. Libera Me có nghĩa là "xin giải thoát tôi". Pie Jesu có đại ý ca tụng chúa Jesu và xin ngài cứu rỗi.  In Paradisum mô tả cảnh thiên đàng vĩnh cửu.

 

Về phối khí, Fauré đi ngược với trào lưu theo lối Đức-Áo lúc đó, điển hình là Mahler, Bruckner tiếp nối truyền thống Beethoven, Schuman, Brakms, dùng dàn nhạc đồ sộ với những lối hoà âm dầy cộm, đặc sệt.  Fauré dùng một dàn nhạc thật nhỏ (trước khi tái soạn). Ngay cả sau khi soạn thêm cho dàn nhạc lớn, hòa âm của Fauré nghe cũng không phức tạp, cầu kỳ. Ông ít dùng những cường độ mạnh. Trong toàn bộ tác phẩm, chỉ có khỏng 30 trường canh là có dùng fortissimo, chớ thường thì không quá mezzoforte. Nói về câu cú và tiết tấu, Fauré mô phỏng theo lối Gregorian chant. Các câu thường rất dài và nhịp điệu chậm rãi, tạo nên một hiệu ứng thoải mái, dễ chịu; không thảm khốc như Mozart hay vũ bão như Verdi.

Saint-Saens nói: "Cũng như chỉ có một Ave verum Corpus, đó là của Mozart; chỉ có một Pie Jesu, đó là của Fauré."  ("just as Mozart's is the only Ave verum Corpus, this is the only Pie Jesu.")

Album đề nghị: Fauré: Requiem, Op. 48; Pelléas et Mélisade, Suite, Op. 80; Pavane, Op. 50.; dàn nhạc: Montréal Symphony Orchestra; nhạc trưởng: Charles Dutoit;  baritone: Sherrill Milnes;  soprano:  Quí bà Kiri Te Kanawa; hãng dĩa: London/Decca.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng tôi mong nhận được mọi ý kiến đóng góp và bài vở của bạn đọc về mọi vấn đề liên quan đến nhạc cổ điển như ca kịch opéra
Khoảng cuối năm 1980, một tin đã gây chấn động trong giới âm nhạc khắp nơi trên thế giới
Những năm 1889-92 ông lưu diễn Anh, Pháp, Bỉ và mang lại nhiều thành công rực rỡ. Trong thời gian này, Albeniz sáng tác rất nhiều
Chúng tôi mong nhận được mọi ý kiến đóng góp và bài vở của bạn đọc về mọi vấn đề liên quan đến nhạc cổ điển như ca kịch opéra
Năm chó chưa hết, năm heo chưa đến có người khách phương xa ghé nhà, vui chuyện hỏi rằng, thế có nhà soạn nhạc nào sinh năm Hợi
Năm 1886 có lẽ là năm quan trọng nhất trong cuộc đời của nhà soạn nhạc Pháp Camille Saint-Saens
Nhạc cổ điển tây phương là một kho tàng âm nhạc phong phú kéo dài vài trăm năm, nếu chỉ tính từ thời Phục Hưng
Những Cây Thông ở Thành Rome được sáng tác năm 1924 bởi nhạc sĩ người Ý Ottorino Respighi. Trình diễn lần đầu tiên
Tuần rồi Việt Báo có mời một số người thường viết cho mục Góc Nhạc Cổ Điển trong đó có kẻ viết bài này đi nghe chương trình nhạc tại thính đường mới của thành phố L.A. "Walt Disney Hall"
Chúng tôi mong nhận được mọi ý kiến đóng góp và bài vở của bạn đọc về mọi vấn đề liên quan
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.