Hôm nay,  

Nhà Trần Khởi Nghiệp (2). Gia Phả Họ Trần

18/09/200600:00:00(Xem: 28069)

Trần Việt Bắc

Theo như ĐVSKTT thì tổ của nhà Trần là ông Trần Kinh , ông này sinh ra Trần Hấp. Ông Trần Hấp sinh ra ông Trần Lý. Tới đây, hậu thế chỉ biết tới ông Trần Kính là ông nội của ông Trần Lý. Những đời trước ông Trần Kính thì không thấy sử liệu nào nói rõ ràng.

Việt Sử Khâm Định Thông Giám Cương Mục (VSKĐTGCM):
“Tổ phụ Trần Thừa tên là Kinh, người làng Tức Mặc, sinh con là Hấp, Hấp sinh con là Lý, Lý sinh ra Thừa, đời nào cũng chuyên nghề đánh cá; Thừa lấy vợ là Lê Thị sinh ra nhà vua”.

Gia phả tộc Trần tới khi Trần Cảnh lên làm vua:

1-Trần Kinh
--------2-1 Trần Hấp
-----------------3-1 Trần Lý ("-1210)
-----------------------------4-1 Trần Thừa (1184-1234): thọ 51 tuổi
------------------------------------5-1 Trần Liễu (1211-1251)
------------------------------------5-2 Thụy Bà Công Chúa
------------------------------------5-3 Thái Tông Trần Cảnh (1218-1277):thọ 61 tuổi
------------------------------------5-4 Trần Nhật Hiệu (1225-1269)
------------------------------------5-5 Trần Bá Liệt
------------------------------------5-6 Trần Di Ái
------------------------------------5-7 Ngoạn Thiềm Công Chúa (gả cho Nguyễn Nộn)
-----------------------------4-2 Trần Tự Khánh ("-1223)
------------------------------------5-1 Trần Hải (được vua Lý Huệ Tông phong tước Vương)
-----------------------------4-3 Trần Thị Dung (1195-1259): 65 tuổi
-----------------3-2 Trần " (4)
-----------------------------4-1 Trần An Quốc
-----------------------------4-2 Trần Thủ Độ (1194-1264)

Theo như phả hệ đồ trên thì ông Trần Lý là con cả ông của Trần Hấp và ông là anh của thân phụ ông Trần Thủ Độ.

Sự liên hệ của họ Trần với quan nhà Lý .

Thời vua Lý Cao Tông (5) , đất nước loạn lạc, nhà vua thì ăn chơi, giặc cướp nổi lên khắp nơi. Ông Trần Lý lúc này giầu có nên cũng có nhiều người tới theo. Giòng họ Trần lúc này cũng có quân đội riêng mặc dù đây chỉ là hương binh, có lẽ để tự bảo vệ hay cũng có thể đợi thời cơ và như ĐVSKTT viết : “…cùng nổi lên làm giặc”. Người viết xin lạm bàn về nguyên nhân và diễn biến chuyện “nổi lên làm giặc” của dòng họ Trần ở Thiên Trường.

Như sử liệu đã viết,con gái ông Trần Lý là Trần Thị Dung có người cậu là Tô Trung Từ. Vợ ông Trần Lý là chị của Tô Trung Từ. Họ Tô ở Đại Việt không có nhiều, chúng ta chỉ thấy có ông Tô Hiến Thành là nhân vật nổi tiếng hơn cả trong thời này.

Ông Tô Hiến Thành làm Phụ chính đại thần cho vua Cao Tông (lên ngôi năm 1176) khi ông vua này mới được 3 tuổi. Ông đã có công dẹp giặc Thân Lợi (1141 thời Anh Tông). Dẹp giặc Ngưu Hồng và Ai Lao (1159, thời Anh Tông). Mang quân đánh Chiêm Thành ( năm 1167), Chiêm Thành xin hoà và triều cống. Được vua Anh Tông cử giúp đỡ Thái tử Long Trát và sau đó đã được cử nhiếp chính khi ông vua này băng . Ông nổi tiếng thanh liêm (6) . Ông bị bệnh và mất năm 1179 khi vẫn đang làm Thái úy.

Vậy Tô Trung Từ với bà chị -vợ ông Trần Lý- có liên hệ gì với ông Tô Hiến Thành " Theo như gia phả của dòng họ Trần- Phước ở Nam Định thì vợ ông Trần Lý là hậu duệ của ông Tô Hiến Thành. Là con hay cháu nội" Chúng ta thử làm bài tính về tuổi tác để phỏng đoán sự liên hệ này.

Năm 1184, con trưởng ông bà Trần Lý là ông Trần Thừa (thân phụ Thái Tông Trần Cảnh) chào đời. Vậy bà họ Tô vợ ông Trần Lý có lẽ khoảng 18-20 tuổi, người viết phỏng đoán năm sinh của bà khoảng 1165. Lúc này ông Tô Hiến Thành đang làm quan với chức Đô tướng dưới triều Lý Anh Tông. Rất có thể bà là con gái của ông Tô Hiến Thành.

Dù bà họ Tô hay ông Tô Trung Từ là con hay cháu nội, thì ông Trần Lý đã có những liên hệ gián tiếp với triều đình nhà Lý qua việc làm rể họ Tô . Ông Lý đã hiểu rõ những việc xảy ra trong cung đình: vua Cao Tông thì ăn chơi hoang phí, quan lại gian tham, dân chúng đói khổ (7), cướp bóc nổi lên khắp nơi (8) , nhà Lý đang suy vong. Giàu và có quân lính (hương binh) trong tay, họ Trần chờ cơ hội thuận tiện để bước vào chính trường.

(còn tiếp)

4) Người viết không thấy sử liệu nào nói về thân phụ của ông Trần Thủ Độ. Tuy nhiên ông này có tên là Trần Hoằng Nghi . Trần Tự Khánh (1175-1223) là anh cả, Trần Thừa là em kế (1184-1134), những tài liệu này được ghi trong http://vietnamgiapha.com/XemGiaPha/367/giapha.html

5) Người viết xin phép www.vietnamgiapha.comđể viết lại tài liệu về vai vế của ông Trần Tự Khánh, danh xưng của thân phụ ông Trần Thủ Độ cũng như việc bà họ Tô - vợ ông Trần Lý- là hậu duệ của Phụ chính đại thần Tô Hiến Thành.

6) ĐVSKTT: “Tên huý là Long Trát con thứ sáu của Anh Tông, mẹ là Hoàng hậu họ Đỗ , sinh ngày 25 tháng 5 năm Quý Tỵ, Chính Long Bảo Ứng thứ 11 [1173]. Năm Thiên Cảm Chí Bảo thứ 2 [1175] sách lập làm Hoàng thái tử. Anh Tông băng, bèn lên ngôi báu, ở ngôi 35 năm [1176- 1210]

7) ĐVSKTT : “Sử thần Ngô Sỉ Liên nói: Tô Hiến Thành nhân việc ký thác con côi, hết lòng trung thành, khéo xử trí khi biến cố, tuy bị gió lay sóng đập mà vẫn đứng vững như cột đá giữa dòng, khiến trên yêu dưới thuận, không thẹn với phong độ của đại thần đời xưa. Huống chi đến lúc sắp chết còn vì nước tiến cử người hiền, không vì ơn riêng, thái hậu không dùng lời nói của Hiến Thành là việc không may cho nhà Lý vậy.”

7) ĐVSL (Đại Việt Sử Lược): năm 1208, “đói to người chết đói nằm gối lên nhau”

8) ĐVSKTT: “Ất Sửu, [Thiên Gia Bảo Hựu] năm thứ 4 [1204],…. Người Tống sang cướp ở biên giới. Dân ta mệt nhọc chạy nạn, gặp cướp dần nổi. Vua thì ham thích tiền của, các quan phần nhiều bán quan buôn ngục”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Qua những trình bày trong phần trước, sự thay đổi triều đại từ Lý sang Trần đã không quá đơn giản. Cuộc "đảo chính không đổ máu"này chỉ xảy ra hồi tháng chạp năm Ất Dậu (1225). Liên tục trong 16 năm (1209-1225),
Nguyễn Nộn hùng cứ ở Bắc Giang, xưng là Đại Thắng Vương, ông này là một “kỳ phùng địch thủ” của họ Trần và Đoàn Thượng . Họ Trần dù đã lên ngôi làm chủ Đại Việt nhưng vẫn không thể nào dẹp được ông này,
Tuy nhiên nhà Lý đã làm vua Đại Việt trên 2 thế kỷ, đột ngột thay đổi một triều đại đã được toàn dân trong nước chấp nhận là một chính biến cực kỳ lớn lao, Trần Thủ Độ cũng phải nói:
Từ tháng 12, năm1211, khi Trần Tự Khánh kéo quân về kinh đô tới tháng 7, năm 1215, gần 4 năm trời Trần Tự Khánh hoành hành ở Thăng Long, tàn phá từ cung điện nhà Lý tới gia cư của người dân tại đây,
Đại Việt dưới các triều đại đầu nhà Lý đã trở nên khá cường thịnh, với những chiến công oanh liệt “phá Tống bình Chiêm”, tuy nhiên đến đời vua Lý Anh Tông (làm vua 37 năm, 1138 – 1175) thì chính sự ngày thêm đổ nát,
Sau khi giúp vua Huệ Tông dẹp xong loạn lạc, họ Trần coi như làm chủ Đại Việt. Trần Tự Khánh đã được vua Huệ Tông phong đến chức Phụ quốc thái úy (108) là chức cực phẩm. Tuy nhiên chuyện bất ngờ xảy ra:
Tô Trung Từ chết, kinh thành lúc này không có một lực lượng nào đáng kể ngoại trừ một đám quân dưới tay ông con rể của Tô Trung Từ là Nguyễn Đà La, nhưng ông này không đủ tài và lực,
Đoàn Thượng được kể là một sứ quân có nhiều bản lãnh ở vùng Hồng. Ông này và Đoàn Văn Lôi là những địch thủ đáng gờm của anh em họ Trần cũng như Nguyễn Nộn.
Lúc này (tháng 7, năm Kỷ Tỵ,1209), vua Cao Tông vẫn còn lánh ở tại miền Quy Hoá. Theo ĐVSKTT thì: “Anh em họ Trần họp hương binh để dẹp loạn, rước vua về kinh, khôi phục chính thống.
Năm 1208, Phạm Du là tri phủ Nghệ An làm phản, “cho người đi cướp bóc khắp nơi” (ĐVSKTT) , vua Cao Tông sai hoạn quan Phạm Bỉnh Di đi đánh. Phạm Du thua, “Bỉnh Di tịch biên gia sản của Du rồi đốt hết” . Phạm Du thù Phạm Bỉnh Di.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.