Hôm nay,  

Ngày Đáo Hạn Diện Bảo Lãnh F2A Lùi Xuống Tháng 5 Năm 2012

16/05/201400:00:00(Xem: 4572)

blank
Lê Minh Hải

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ.

Diện bảo lãnh F2A dành cho người hôn phối và con độc thân, dưới 21 tuổi, của Thường trú nhân. Theo bảng thông tin mới nhất của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, kể từ ngày 1 tháng 6, ngày đáo hạn của diện F2A sẽ bị lùi lại đến ngày 1 tháng 5 năm 2012. Điều này có nghĩa là bắt đầu từ tháng 6, đơn bảo lãnh diện F2A nộp sau ngày 1 tháng 5 năm 2012 sẽ phải chờ đợi thêm một thời gian nữa.

Điều này sẽ không ảnh hưởng đến những hồ sơ F2A đã được phỏng vấn, được chấp thuận và đã nhận được chiếu khán (visa) trước ngày 1 tháng 6. Tất cả những hồ sơ đang chờ duyệt xét sẽ bị tăng thêm thời gian chờ đợi.

Nếu quý vị đã nộp đơn bảo lãnh diện F2A trước ngày 1 tháng 5 năm 2012 và hồ sơ của quý vị có ngày phỏng vấn trong tháng 6, người thân của quý vị có sẽ được phỏng vấn và có thể được cấp chiếu khán không? Câu trả lời là Có.

Nếu quý vị nộp đơn bảo lãnh sau ngày 1 tháng 5 năm 2012 và Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức NVC) đã cho bạn ngày phỏng vấn trong tháng 6, quý vị vẫn có thể hợp lệ để được phỏng vấn cấp chiếu khán trong tháng 6 không? Câu trả lời là Không. NVC sẽ gửi cho quý vị một lá thư cho biết quý vị sẽ phải chờ cho đến khi ngày đáo hạn lên đến ngày ưu tiên của quý vị.

Những trẻ em của diện F2A được tính số tuổi dưới 21 theo Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (tức CSPA) và đã nộp đơn DS-260 hoặc đơn I-485 trước khi bị lùi lại chiếu khán sẽ không bị ảnh hưởng. Tuổi của những trẻ em này được ngừng lại, và sẽ không bị ảnh hưởng cho dù chiếu khán có thay đổi hoặc thời gian chờ đợi để duyệt xét đơn xin điều chỉnh diện cư trú kéo dài bao lâu chăng nữa.

NVC sẽ không ấn định ngày phỏng vấn chiếu khán cho đến khi hồ sơ đáo hạn, và sẽ ngưng duyệt xét nếu ngày đáo hạn chiếu khán bị lùi lại và không còn đúng ngày đáo hạn nữa.

Những Thống Kê Về Di Dân Và Di Trú Tại Hoa Kỳ

Số di dân tại Hoa Kỳ khoảng 40 triệu 800 ngàn người, chiếm 13% tổng số dân Mỹ 313 triệu 900 ngàn người. Di dân sinh tại Mễ Tây Cơ chiếm gần 28% trong số 40 triệu 800 ngàn người ngoại quốc sống tại Hoa Kỳ và hiện trở thành nhóm di dân lớn nhất. Ấn Độ là nhóm di dân lớn hàng thứ nhì, tiếp ngay theo sau là các nhóm di dân người Trung Hoa và Phi Luật Tân. Các nước El Salvador, Việt Nam, Cuba và Đại Hàn cũng nằm trong 10 nhóm di dân đứng đầu tại Hoa Kỳ.

Vào năm 1990, có 543.000 di dân Việt Nam sống tại Hoa Kỳ. Vào năm 2012, con số này tăng lên 1.259.000 người. Không giống như những di dân đến từ Á Châu, di dân Việt Nam đến Hoa Kỳ hầu hết theo diện tỵ nạn và lánh cư từ giữa thập niên 1970 trở về sau. Ngày nay, Hoa Kỳ là mái nhà của khoảng 1 triệu 260 ngàn người di dân Việt Nam, là nhóm di dân lớn thứ năm tại Mỹ, sau các nhóm di dân Mễ Tây Cơ, Phi Luật Tân, Ấn Độ và Trung Hoa.

Trên một nửa số di dân Việt Nam sinh sống tại tiểu bang California và tiểu bang Texas và gần một phần năm trong số này sinh sống ở vùng thị tứ Los Angles. So sánh với những nhóm di dân khác, một cảnh tổng quát, di dân Việt Nam có thể không có nhiều người đậu bằng cử nhân nhưng tỷ lệ nhập tịch Hoa Kỳ và có nhà riêng rất cao.

Hơn một phần ba di dân Việt Nam đến Hoa Kỳ vào thập niên 1990. Hơn một phần tư đàn ông di dân Việt Nam làm việc ở những xí nghiệp, hoặc hành nghề lắp ráp và sửa chữa. Hơn một phần ba phụ nữ di dân Việt Nam làm ngành dịch vụ.


Vào năm 2008, trong 10 người di dân Việt Nam có 3 người sống trong tiêu chuẩn nghèo khó, nhưng là tỷ lệ thấp hơn so với những nhóm di dân khác. Di dân Việt Nam lại dễ dàng làm chủ căn nhà của mình hơn những nhóm di dân khác.

Tiểu bang California có số di dân Việt Nam đông nhất (469.341 người, chiếm 41.2% trong tổng số di dân Việt Nam), tiếp theo là những tiểu bang Texas, Florida, Washington và Virginia. Los Angeles, Long Beach, Santa Ana thuộc tiểu bang California, là những thành phố có đông người di dân Việt Nam nhất (220.261 người), tiếp theo là những thành phố San Jose-Sunnyvale-Santa Clara thuộc tiểu bang California; Houston-Sugarland-Baytown thuộc tiểu bang Texas, và San Francisco-Oakland-Freemont thuộc tiểu bang California.

Vào năm 2008, có 69.5% di dân Việt Nam trong lứa tuổi 18 trở lên đã làm chủ căn nhà của mình, so với 56.5% của lứa tuổi tương tự thuộc những nhóm di dân khác.

Trong Chương trình Tạm Hoãn Thi Hành (Lệnh Trục Xuất) Những Người (Đến Mỹ) Từ Thơ Ấu (tức Chương trình Deferred Action for Childhood Arrivals, gọc tắt là DACA), có bao nhiêu đơn của diện này nộp trong năm 2012 thuộc về những trẻ em Việt Nam đến Mỹ và ở lại không hợp lệ? Hiện vẫn chưa có thống kê về những đương đơn người Việt Nam. Những tiểu bang có đông người nộp đơn diện DACA là California, Texas, Illinois, New York và Florida.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 06-2014

- IR-1, IR-2, IR-5:Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực

- Diện F-1: Con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 22/03/2007 (Tăng 2 tuần)

- Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: 01/05/2012 (Lùi lại 17 tháng)

- Diện F2B: Con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 01/04/2007 (Tăng 8 tuần)

- Diện F-3: Con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 01/10/2003 (Tăng 4 tuần)

- Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 15/12/2001 (Tăng 1 tuần)

- Tu Sĩ-SR: Luôn luôn hiệu lực.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Có thể sẽ có một Đạo luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện trong năm nay không?

- Đáp: Vào thời điểm này, không ai kỳ vọng sẽ có việc cải tổ Toàn Diện này. Chỉ có một vài nỗ lực tìm cách mang lại lợi ích cho cộng đồng người La-tinh và những công nhân diện H1-B, nhưng không ai có tự tin về những thay đổi luật di trú trong năm nay.

- Hỏi: Nếu ngày đáo hạn của diện bảo lãnh F2A bị lùi lại năm 2012, vậy những đơn đã được nộp trong năm 2013 sẽ ra sao?

- Đáp: Những đơn bảo lãnh đã nộp trong năm 2013 đã được phỏng vấn và đã được chấp thuận sẽ không bị ảnh hưởng. Còn tất cả những hồ sơ khác sẽ phải đợi cho đến khi ngày đáo hạn tiến đến ngày ưu tiên.

- Hỏi: Liệu có quá trễ để nộp đơn theo chương trình DACA không?

- Đáp: Không quá trễ. Chương trình này vẫn tiếp tục. Những thanh thiếu niên sẽ hợp lệ nếu nhập cảnh Hoa Kỳ trước 16 tuổi, từng sống liên tục tại Hoa Kỳ từ ngày 15 tháng Sáu năm 2007, và hiện đang đi học, hoặc vừa tốt nghiệp trung học, hay có chứng chỉ tốt nghiệp giáo dục phổ thông.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trung tâm chiếu khán Quốc gia (NVC) là một bộ phận của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Đây là trung tâm duyệt xét tất cả các đơn xin chiếu khán di dân cho những người sống bên ngoài Hoa Kỳ. NVC duyệt xét các đơn xin chiếu khán di dân theo diện gia đình đối với các đơn đã được Sở Di Trú chấp thuận. NVC cũng thực hiện việc thanh toán phí, thu thập giấy tờ và cung cấp dịch vụ khách hàng cho đương đơn. Sau khi quá trình duyệt xét ở NVC hoàn tất, họ gửi hồ sơ đã được phê duyệt đến lãnh sự quán Hoa Kỳ để tiếp tục quy trình duyệt xét.
Trung tâm chiếu khán Quốc gia (NVC) cho biết số lượng chiếu khán di dân tồn đọng đã giảm 4%, từ 338,256 trong tháng 1 xuống còn 326,415 trong tháng 2 năm nay. Số người được lên lịch phỏng vấn cho thẻ xanh cũng tăng lên – 48,117 trong tháng 2, so với 42,151 cuộc phỏng vấn trong tháng 1.
Vào ngày 07 tháng 3, Tổng thống Biden đã có bài phát biểu Liên bang thường niên lần thứ ba tại Quốc hội. Ông nói rằng ông chưa bao giờ coi những người di dân là xấu xa hay đầu độc máu của đất nước chúng ta, mặc dù Tổng thống tiền nhiệm; tuyên bố đó là những gì đang xảy ra. Làm thế nào để giải quyết cuộc khủng hoảng di dân ở biên giới Hoa Kỳ-Mexico? Ông Biden không muốn sử dụng mệnh lệnh hành pháp. Ông muốn Quốc hội đưa ra những cải tổ di trú hiệu quả để giải quyết vấn đề biên giới.
Theo FOX News, tính đến tháng 1 năm 2024, hơn 7,2 triệu người di dân đã vượt biên trái phép vào Hoa Kỳ qua biên giới Tây Nam dưới thời chính quyền của Tổng thống Joe Biden. Nhưng con số đó chỉ có nghĩa là có 7,2 triệu người di dân bất hợp pháp đã bị Lực lượng Tuần tra Biên giới Hoa Kỳ bắt giữ. Một nửa số người di dân đó đã bị đưa trở lại biên giới Hoa Kỳ-Mexico. Vì vậy, con số 7,2 triệu không có nghĩa là có thêm 7,2 triệu người di dân bất hợp pháp vào Hoa kỳ.
Hơn 9 triệu thường trú nhân tại Hoa Kỳ có đủ điều kiện nộp đơn xin quốc tịch Hoa Kỳ nhưng họ chưa làm. Vào ngày 1 tháng 4, chi phí nộp đơn xin nhập tịch tăng cao. Những người muốn nhập quốc tịch với số tiền ít hơn nên cân nhắc để nộp đơn trước ngày 1 tháng 4.
Lần đầu tiên sau nhiều năm, Sở di Trú đã giảm lượng hồ sơ tồn đọng mặc dù đã nhận được con số kỷ lục 10,9 triệu hồ sơ. Đây là một tin đáng mừng nhưng Sở di Trú cũng nói rằng vẫn còn có rất nhiều việc cần phải làm để làm giảm lượng hồ sơ tồn đọng đó. Từ năm 2017 đến năm 2019, số hồ sơ tồn đọng tương đối ổn định ở mức khoảng 2,4 triệu hồ sơ, nhưng con số này đã tăng lên hơn gấp đôi, lên 5 triệu hồ sơ vào năm 2022. Sở di Trú cho biết lý do khiến số hồ sơ tồn đọng gia tăng là do Tổng thống chính quyền trước ra lệnh đình chỉ tuyển dụng, và khó khăn trong việc duyệt xét hồ sơ trong thời gian đại dịch Covid.
Hiện tại, Hoa Kỳ cần nhiều người di dân nhập cư hơn. Tỷ lệ sinh của Hoa Kỳ đã giảm xuống dưới mức thay thế rất nhiều. Để duy trì mức dân số của Hoa kỳ, các cặp vợ chồng phải có ít nhất 2 con. Nhưng trong nhiều trường hợp, điều này đã không xảy ra. Nếu không có người di dân, dân số của chúng ta sẽ đồng thời già đi và ít đi. Nếu điều đó xảy ra, số lượng người trong độ tuổi lao động lý tưởng đang giảm dần sẽ cần phải hỗ trợ số lượng người về hưu ngày càng tăng. Tăng trưởng sẽ chậm lại, năng suất sẽ giảm và sự thâm hụt sẽ tăng lên.
Đây là lời khuyên từ một người xin tị nạn đã ở Hoa kỳ được vài năm và còn đang chờ ngày ra tòa án di trú
Thoát nghèo, bạo lực và khủng hoảng khí hậu là những nguyên nhân, nhưng lý do chính dẫn đến di dân là do nhu cầu xã hội giàu có cần có lao động giá rẻ. Trong tin tức, chúng ta thấy hình ảnh những người dân châu Phi chen chúc nhau trên những chiếc thuyền, cố gắng vượt Địa Trung Hải một cách tuyệt vọng. Chúng ta thấy những người xin tị nạn băng qua eo biển Manche để vào Anh, và chúng ta thấy những “đoàn lữ hành” người di dân đang cố gắng đến biên giới Mexico-Hoa kỳ. Tất cả những điều này dường như chỉ ra rằng tình trạng di dân toàn cầu đang vượt khỏi tầm kiểm soát.
Sự tồn đọng dự kiến sẽ tiếp tục - Cả Sở Di Trú và Bộ Ngoại Giao tiếp tục đương đầu với tồn đọng. Có rất ít hoặc không có sự cải thiện nào về hầu hết thời gian duyệt xét trong năm ngoái, mặc dù có một số chính sách và thủ tục mới đã được triển khai vào năm 2023. Sự tồn đọng dự kiến sẽ tiếp tục kéo dài sang năm 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.