Hôm nay,  

CÁ RÔ ĐỒNG VÀ TÔI

21/03/201300:00:00(Xem: 13027)
Tác giả tên thật David Huỳnh, cư dân Los Angeles, là một "chức sắc" của Hội Đi Câu tại Hoa Kỳ, từng nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012 với loạt bài kể chuyện đi câu đủ nơi, đủ loại, từ cá sấu gar Houston tới cá tầm California, câu tới Alaska, sang Mễ, qua tận Thái Lan, và nay thì câu về đến quê cũ.
mr_bond_1
Tuy đã đi nhiều nơi và câu khá nhiều loại cá khác nhau, nhưng cứ mỗi khi nhắc đến việc đi câu Rô Đồng là trong tôi lại nổi lên niềm xao xuyến bồi hồi kỳ lạ.

Tuy sinh ra, lớn lên và đi học tại khu trung tâm Saigon nhưng gia đình tôi lại có 2 khu đất nằm ven đô để ông bà tôi ở, vì ông bà không quen cảnh tù túng của thành thị. Một miếng đất thuộc khu Xóm Mới - Gò Vấp và cái thứ hai cũng nằm trên cùng một con đường, nhưng cách đó cỡ 1 km nơi giáp ranh giữa quận Gò Vấp và Hóc Môn mà bây giờ nguời ta gọi là quận 12.

Khu đất của gia đình tôi gồm 2 mảnh vuờn khá vuông vức, mỗi cái rộng trên nửa mẫu (khoảng 6 ngàn mét vuông) có mặt sau giáp ranh với sông lớn và mặt truớc giáp với quốc lộ và cái thứ hai theo tôi còn tuyệt vời hơn nữa, vì nó có hai mặt đuợc bao bọc bởi cùng một con sông; mặt còn lại cũng giáp mặt đường. Hai mảnh vườn này ông bà tôi mướn người đao ao thả cá, bồi đất, đắp bờ trồng dừa và cây ăn trái, rồi sau này làm trại nuôi heo, nuôi bò và các loại gia cầm.

Với một thằng học trò 9-10 tuổi thành thị nhu tôi thì 2 khu vườn này là cả một thiên đang, chứa đựng đầy bí ẩn cho những đứa trẻ lí lắc nhu tôi lùng sục, khám phá. Khác với xua, những noi này ngày nay đa được đô thị hóa và đa trở thành những quận nội thành của Saigon. Nhung vào đầu thập niên 80 noi đây còn khá hoang vắng, đa số là những ruộng trồng cây lác để nguời ta dệt chiếu, ruộng cỏ năn và rừng lá dừa nuớc. Còn sông nước thì không bị ô nhiễm như bây giờ nên cá tôm rất nhiều.

Gia đình tôi truớc năm 1975, có công ty xuất nhập cảng tại Saigon nên suốt ngày ba mẹ tôi luôn bận bịu với việc làm ăn buôn bán. Chỉ có dịp cuối tuần hay mùa nghỉ hè là ba mẹ tôi lại thuờng chở mấy anh em tôi về đây chơi, vừa để thăm ông bà vừa nghỉ dưỡng sau những ngày làm việc mệt nhọc. Còn vào dịp nghỉ hè thì tôi được về đó chơi với ngoại tôi lâu hơn, nên so với chúng bạn học cùng lớp, tôi có nhiều cơ hội sống gần gũi với thiên nhiên hơn bọn chúng.

Bạn học ở truờng của tôi có mấy đứa từ nhỏ tới lớn sinh ra và lớn lên chỉ sống ở thành thị, nên tụi nó rất ngố. Chúng không bao giờ biết được những trò chơi dân dã, hay việc phân biệt những cây cỏ như tôi. Nói thật bạn trên thành phố của tôi, có đứa còn không biết phân biệt cây đu đủ và cây khoai mì khác nhau như thế nào. Tuổi thơ của tôi ngoài những lễ nghỉ học ở truờng và tiếp xúc với văn minh của lối sống thành thị, tôi cũng làm quen với nếp sống dân dã như bao đứa trẻ sống ở nông thôn khác. Tôi cũng tắm sông, câu cá, tát đìa, mò cua, bắt ốc, cắt cỏ, chăn trâu... ngoài ra còn có lần tôi dám mạo hiểm bắt rắn bằng tay không nữa. Tôi làm những việc này như bao đứa trẻ sống ở nông thôn, nhưng khác với chúng là tôi làm là chỉ để phá phách, để thỏa mãn sự tò mò và là kiếm chuyện để vọc nước, tắm bùn, chứ không phải bươi chải kiếm sống hay phụ giúp gia đinh như những đứa trẻ kém may mắn kia.

Trở lại việc câu rô đồng, tôi nhớ khi xua đi câu cá rất dễ, chỉ cần theo chân mấy anh người làm cho ngoại tôi ra mấy cái ao sau nhà, trèo lên mấy cây bần hay dừa nước mọc theo bờ sông, rồi thọc cây cần trúc xuống sông câu một hồi là đuợc vài ki' cá xà bần (theo cách nói của ngoại tôi). Cá sặt buớm, lòng tong, bã trầu (ngoại tôi còn gọi là cá hủn hỉn), rồi lâu lâu lại câu được mấy em rô cụ (rô mề) sống lâu năm trong ao mà thằng nhóc nhu tôi cho là phải "đẳng cấp" lắm mới câu đuợc.

Mồi câu thì cũng rất đa dạng, bữa nào lười thì nắm cơm nguội cá cũng ăn, bữa nào siêng hơn nữa thì đi thọc ổ kiến vàng trên mấy cây mận trong vườn, hay đi kiếm tổ ong lá phá lấy nhộng đem câu thì còn gì bằng. Vì mồi câu loại này rất nhạy, mồi chưa kịp chạm đáy thì cá đa ăn rồi và câu cá rô bằng trứng kiến hay nhộng ong thì tôi thường câu được rô cụ..?
mr_bond_2
*Con Rô Đồng, Ngày Trở Về

Một mùa xuân, tôi trở lại VN sau bao nhiêu năm xa cách, Saigon bây giờ như các thành phố khác, được đô thị hóa và thay đổi rất nhiều. Ngay cả con đường từ phi trường TSN dẫn về nhà mình mà tôi cũng nhận không ra. Saigon bây giờ nhiều thay đổi quá! Nó thay đổi từ cảnh vật đến con người. Hàng xóm của tôi bây giờ là những nguời lạ hoắc, hỏi thăm mới biết họ từ ngoài bắc mới nhập cư vào sau năm 1975. Bạn bè thời thơ ấu của tôi bây giờ đứa còn đứa mất, mỗi đứa mỗi nơi. Đứa nào may mắn thì cung lưu lạc một góc trời tây như tôi, còn không thì cũng đã dọn đi nơi khác ….

Hai miếng đất ven đô nhà tôi truớc kia giờ đã trở thành nội đô Saigon. Con đường tỉnh lộ nhỏ xíu truớc nhà tôi sau bao lần đổi tên, bây giờ là đại lộ Lê Đức Thọ. Vườn nhà tôi bây giờ vẫn còn, những cây cối đa lớn và ao hồ xưa kia đã được anh tôi đổ đất lấp lại cho bằng phẳng. Nhà cửa nơi đây đã mọc lên san sát. Chỉ riêng 2 mảnh đất nhà tôi là vẫn còn để trống và gia đình tôi cũng chưa có dự định xây cất gì cả.

Con sông sau lưng miếng đất thứ nhất bây giờ chỉ còn là con rạch nhỏ, do kết quả của quá trình đô thị hóa. Đất nơi đây đa trở thành "tấc đất, tấc vàng" nên người ta lấn sông làm nhà. Nhớ xưa kia con sông này ghe bầu hai ba mươi tấn có thể vào đến tận nhà tôi dễ dàng, nhưng bây giờ ngay cả chiếc xuồng 3 lá đi lại cũng còn khó. Nuớc sông xưa kia trong xanh mát mẻ chứa nhiều tôm cá, còn bây giờ thì bị ô nhiễm nặng, chỉ một màu đen sịt và có mùi bùn thúi hoắc làm cho không tôm cá nào có thể sống đuợc.

Tình trạng con sông sau lung miếng đất thứ hai của nhà tôi thì cung cùng chung số phận nhung có phần khá hơn một chút, vì là sông lớn nên lòng sông khá sâu và nuớc chảy mạnh nên nguời ta khó lấp sông làm nhà. Và nước cũng đỡ bị ô nhiễm hơn, nhưng tôi nghĩ tôm cá cũng vẫn chưa sống được và chúng nếu có sống được thì người bắt đuợc cũng chưa chắc dám ăn.

Trở lại chuyện con rô đồng. Về đến nhà sau khi tắm rửa nghỉ ngơi sau chuyến đi dài. Chị dâu tôi cho nguời làm dọn lên một mâm cơm, và như đoán được ý tôi, bữa ăn đầu tiên chị dành cho tôi tại quê nhà lại là món ăn mà tôi thích nhất: canh chua cá lóc, ăn với cá rô kho tộ và cơm trắng.

Sau vài ngày ở chơi với gia đinh đi đây đó thăm bà con, tôi gọi điện thoại cho anh em câu lạc bộ câu cá Nguoivietcauca.com. Bạn câu của tôi quen trên nguoivietcauca rất nhiều và mỗi nguời có một sở truờng câu một loại cá khác nhau… Nói câu bông lau thì gặp anh Cường; câu rô đồng thì gặp anh Bửu hay anh Châu..v.v. Tôi gọi tìm anh Bửu mà không gặp, cung may gặp được anh Châu, mặc dù anh cũng đang bận việc xây nhà nhưng anh cũng ráng dành ra một ngày dẫn thằng em từ phương xa về đi câu con rô đồng.
mr_bond_3
Tôi Đi Câu Rô Đồng

Sau nhiều năm xa quê hương, tôi lại được lang thang trên những con đường nhỏ miệt Long An - Bình Chánh. Gió xuân mơn man trên cánh đồng lúa xanh trải tận chân trời. Hương lúa, quyện hương bùn non tạo thành một mùi không dễ gì diễn tả.

Tôi nhớ khi xưa câu con rô đồng dễ lắm, nơi nào có nước, có ruộng lúa là có nó, nhưng bây giờ đi tìm con rô đồng câu ngoài thiên nhiên sao khó quá. Có lẽ do bây giờ nhiều vùng ven đô Saigon đã được đô thị hóa, ruộng lúa thì xịt thuốc cỏ, thuốc rầy, cũng như nguời ta chích điện quá nhiều làm cho dân câu thực thụ phải khốn khổ đi tìm những chỗ câu mới. Nhiều khi họ phải chạy xe mấy chục cây số thì mới tìm được điểm câu lý tuởng làm tôi thấy thấm thía câu nói của ai đó: "Câu cá là thú vui trời đày!"

Tôi và anh Châu mỗi nguời một chiếc Honda từ Saigon đi về miệt Bình Chánh đa hon một giờ rồi mà vẫn chưa tìm đuợc điểm câu thích hợp. Tôi bắt đầu thấy kiến bò bụng nên rủ anh ghé qua một quán hủ tiếu ven đuờng làm một tô lót dạ. Nhìn tô hủ tiếu nghi ngút khói mà tôi không khỏi ứa nuớc miếng. Cái quán hủ tiếu nhỏ bé chỉ lèo tèo đôi ba cái bàn thấp và vài cái ghế kê tạm bên vỉa hè sao mà ngon lạ. Có lẽ trong tô hủ tiếu mà tôi ăn ngay hôm nay có mùi vị của quê hương.

Đúng là trời không phụ lòng nguời, vì chồng của nguời phụ nữ bán quán này cung là một tay nghiện câu … nên qua anh chúng tôi đa tìm đuợc môt điểm câu lý tưởng cách quán của anh chỉ vài kí lô mét. Chúng tôi rời đuờng nhựa và đi vào mấy con đường đất, để rồi sau cùng lái xe xiêu vẹo trên những bờ đe mới đến được điểm câu.

Đây là khúc sông còn rất hoang sơ nằm giữa đồng trống và nuớc chưa bị ô nhiễm. Chúng tôi xuống xe và lấy hành lý ra chuẩn bị câu. Trong số dụng cụ mà anh Châu mang theo, tôi thấy có một thứ rất lạ. Đó là một vật dụng nhìn giống cái câu liêm dành để hái dừa của miền sông nước Bến Tre nhưng nó ngắn và nhỏ hơn nhiều. Tôi hỏi anh đi câu mà đem theo cái này để làm gì, thì anh nhìn tôi cuời cười nói …. Cái này dùng để "móc lỗ". Tôi nghi bụng đi câu mà có cái vụ móc móc này coi bộ hay à nha …. hihi
mr_bond_4
Một mùa xuân, tôi trở lại VN sau bao nhiêu năm xa cách. dòng sông lớn năm xưa nay thành cái lạch nhỏ, đành nhường lũ trẻ. Phải đi rất xa mới có chỗ câu được chú ngô đồng thứ thiệt.
Loay hoay một hồi, mồ hôi nhễ nhại, khom người chổng mông, đưa 2 tay móc trên rồi lai móc dưới liên tục tôi mới móc đuợc một cái lỗ cung tàm tạm, thì ra cái vật dụng nhìn như cái câu liêm hồi nãy tôi thắc mắc là dùng để móc cỏ và lục bình để dọn chỗ câu - hú hồn. Khi mọi việc xong xuôi thì mặt trời đa lên đến đỉnh đầu… Đâu đây tiếng bìm bịp kêu nước lớn vang cả một khúc sông làm tôi ghe nao nao trong lòng.

Anh Châu bắt đầu lên cá … và sau đó là đến lượt tôi. Những con rô đồng mà tôi gọi là "chính hiệu con nai vàng" (tôi gọi như vậy để phân biệt với những con cá rô ngày nay được người ta nuôi một cách công nghiệp trong ao hồ, hay bè cá mà tôi thường thấy bán ở chợ hay trong siêu thị … Nghe nói có loại cá rô lai, nhiều khi cân nặng tới 5,6 lạng một con mới kinh!) có cái bụng mập ú vàng ươm nhu ghệ to bằng ba ngón tay người lớn lần luợt được bọn tôi đưa vào thùng đựng cá.

Bọn tôi đứng câu cho đến xế chiều, cái thùng đựng cá của hai anh em chúng tôi đa đầy ắp cá. Cung là lúc mặt trời đang lặn ở xa xa, thế là kết thúc một ngày câu đầy thú vị. Tôi chạy xe về Sàigòn với mấy chục chú rô mề vàng nghệ, vẫn còn giãy rồ rồ trong thùng và bỏ lại sau lưng những cảnh đồng nội, ruộng lúa, bờ ao và ánh nắng vàng yếu ớt của buổi xế chiều mà tôi đã một thời quen thuộc … một thời của tuổi thơ xa ngái.

Mr. Bond

Nhấn Vào Đây Để Tải Tập Tin PDF

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trương Ngọc Anh (hình bên) đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002. Bài và hình ảnh được thực hiện theo lời kêu gọi của chương trình Foodbank tại Quận Cam: "Nếu biết ai đó cần sự giúp đỡ, xin vui lòng hướng dẫn vào chương trình trợ giúp của chúng tôi."
Nếu viết về con rồng, thật dễ có văn chương bay bướm, kiến thức bao trùm thiên hạ, ai đọc cũng phục lăn. Vì sao? Vì con rồng chẳng hề có trên thế gian, chẳng ai thấy, nên cứ viết tào lao thiên địa, không ai bắt bẻ được. Giống như chuyện ma. Có hàng triệu chuyện ma mà chẳng ai thấy ma bao giờ.
Alice Springs? Gớm! Cái phố nhỏ như mắt muỗi, có đốt đuốc cháy mười ngày cũng chẳng nom thấy đâu trên bản đồ nước Úc.
"Hơn bốn mươi năm sau khi xuất hiện, Dương Nghiễm Mậu vẫn còn là nhà văn avant-garde đối với văn học Việt Nam bởi những suy tưởng và cách đặt vấn đề của ông vẫn còn nguyên những mấu chốt bí mật, nhiều truyện ngắn với lối cấu trúc rất lạ, chưa ra khỏi vòng trăn trở tìm tòi của người viết hôm nay." (Thụy Khuê viết về Dương Nghiễm Mậu, Con Người Nội Soi)
Nếu bạn có một người yêu, yêu rất yêu, bạn có muốn nói về người ấy không, có muốn giới thiệu người ấy cho cả “thế giới” biết không. Tôi chắc chắn bạn sẽ “lật đật” nói rằng có. Không cần hỏi, tôi đã thấy cả triệu người trên mặt đất này đã và đang làm việc đó.
Tác giả tên thật Vũ Văn Cẩm; Vượt biển năm 1981. Đến Mỹ 1982, hiện là cư dân Oklahoma từ 2003. Nghề Nghiệp: Electrical Engineer. tại Công Ty American Airlines, M&E Center, Tulsa, OK. Bài viết -trích từ Việt Báo Tết QWuý Tỵ - là một chuyện tình đẹp.
Tác giả là một luật gia và nhà hoạt động văn hoá xã hội của miền Nam trước 1975. Ông sinh năm 1934, tại Nam Định. Tốt nghiệp Đại học Luật khoa Saigon 1958. Du học tu nghiệp tại Mỹ 1961-62. Nghề nghiệp tại Saigon: Chuyên gia luật pháp tại Quốc hôi VNCH (1958-62),
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Mới đây, Khánh Vân đã hoàn tất việc đón ba má, và vợ chồng người em trai sang đoàn tụ. Bài tết năm nay của cô là chuyện vui.
Tác giả Ngô Mai Hương là phu nhân của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, một nhà hoạt động dân chủ đang bị nhà nước cộng sản cầm tù tại Việt Nam. Ngày 7-4-2012, khi vừa từ Hoa Kỳ về Sàigon, ông Quân bị bắt tại phi trường và nhà nước cộng sản hiện đang cố dàn dựng một phiên toà ghép tội. Trước thềm năm mới, bài viết nói lên ý chí đi tới và niềm tin ở tương lai tốt đẹp.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.