Hôm nay,  

Chương Trình Nhạc Đêm Thu Hoàng Công Luận & Thân Hữu, 11 Tháng Mười: JOAN B. KROC THEATER, SAN DIEGO, Vé có bán tại: Thy Trang 949 278-7338 - Phở Bolsa: 858 693-3663; Audio Tek: 619 287 1638; Bốn Phương: 619 582 4221

03/10/201400:00:00(Xem: 3019)

Tuần rồi, Việt Báo đã gởi đến quý vị bài phỏng vấn nhạc sĩ Hoàng Công Luận do Dạ Hương thực hiện. Bước vào tháng Mười, chỉ còn hơn một tuần nữa là chúng ta có thể cùng nhau đến Joan B. Kroc Theater tại San Diego để cùng lắng nghe câu chuyện âm nhạc qua phần trình diễn “live” của các nhạc sĩ chuyên thể loại nhạc Jazz điêu luyện cùng tiếng hát của Tuấn Ngọc, Phạm Hà, và Thương Linh. Một chương trình nhạc thính phòng với những bản nhạc Việt bất hủ và nhạc ngoại quốc được trình tấu theo thể loại jazz, blues, swing và ballad do nhạc sĩ Hoàng Công Luận hòa âm rất độc đáo.

blank
Bích chương.

Trong số báo hôm nay, Việt Báo tiếp tục gởi đến quý vị phần tiểu sử chuyên nghiệp của các ca nhạc sĩ trình diễn trong buổi Concert Đêm Thu và hẹn gặp quý vị vào ngày 11 tháng Mười sắp tới.

Hoàng Công Luận, Composer & Violinist

Hoàng Công Luận được nhiều khán thính giả và giới văn nghệ sĩ biết đến nhiều qua tiếng đàn vĩ cầm, dương cầm điêu luyện trong các phần trình diễn trên sân khấu hay qua phần hoà nhạc của các trung tâm Paris by Night, Ritz Entertainment, Tình Ca Muôn Thuở và các trung tâm tổ chức thiện nguyện như "Hát Cho Bé Nghèo" của Tăng Thân Xóm Dừa. Tuy nhiên, có lẽ rất ít người trong chúng ta biết một trong những sở trường của Hoàng Công Luận là chơi nhạc cổ điển vĩ cầm và soạn nhạc phim.

Hoàng Công Luận bắt đầu học vĩ cầm lúc 6 tuổi và bắt đầu đi trình diễn khi lên 8. Được thân phụ là nhạc sĩ Hoàng Song Nhy hướng dẫn, dìu dắt Hoàng Công Luận đã tốt nghiệp ưu hạng cao học bộ môn vĩ cầm tại Nhạc Viện Saigon năm 27 tuổi và là thành viên của ban nhạc giao hưởng Saigon City Symphony Orchestra trong gần 10 năm.

Năm 2006, Hoàng Công Luận đến Hoa Kỳ và đeo đuổi ngành nhạc phim (Film music-scoring) tại UCLA. Với một nền tảng âm nhạc cổ điển vững chắc và năng khiếu đặc biệt về thẩm âm, anh đã bước vào một con đường âm nhạc, một trường phái mà ít người Việt muốn dấn thân. Trong phần đệ trình luận án tốt nghiệp, Hoàng Công Luận đã dàn dựng, phối khí một bản nhạc phim có tầm vóc với dàn nhạc giao hưởng do chính anh điều khiển và thu âm đã làm cho các giáo sư và đồng môn ngạc nhiên và thán phục. Với lòng đam mê âm nhạc và tính hiếu học, Hoàng Công Luận đã trở thành học trò xuất sắc của hai nhà soạn nhạc phim truyền hình nổi tiếng của Hoa Kỳ, Robert Drasnin và Craig Stuart Garkinkle.

Tuấn Ngọc, Vocalist

Tuấn Ngọc tên thật là Lã Anh Tuấn, sinh năm 1947 tại Đà Lạt. Anh thành hôn với ca sĩ Thái Thảo, con gái cố nhạc sĩ Phạm Duy và hiện cư ngụ tại miền Nam California.

Xuất thân từ một gia đình nghệ sĩ, ông cụ thân sinh là cố nghệ sĩ Lữ Liên, thành viên của ban nhạc hài hước AVT, các anh chị em của Tuấn Ngọc đều là những ca sĩ tên tuổi như Bích Chiêu, Anh Tú, Khánh Hà, Thúy Anh, Lan Anh, và Lưu Bích.

Tuấn Ngọc đi hát từ khi lên 5 tuổi và thường xuất hiện trong những chương trình thiếu nhi trên đài phát thanh, cùng thời với Quốc Thắng và Kim Chi. Anh cũng từng cộng tác với chương trình dành riêng cho thiếu nhi của cặp nghệ sĩ Kiều Hạnh và Phạm Đình Sỹ. Vào cuối thập niên 1960, khi phong trào nhạc trẻ thịnh hành, Tuấn Ngọc bắt đầu được biết đến nhiều với những nhạc phẩm Anh ngữ và trình diễn thường trực tại các câu lạc bộ Mỹ. Vào khoảng thập niên 1970, anh tham gia vào hai ban nhạc lớn nhất thời bấy giờ đó là The Strawberry Four và The Top Five.

Sau 1975, Tuấn Ngọc rời Việt Nam anh sống tại Hawaii và trình diễn cho nhiều câu lạc bộ và khách sạn tại đây. Vào khoảng giữa thập niên 1980, anh định cư ở Nam California và bắt đầu sinh hoạt hăng say trong lĩnh vực âm nhạc của cộng đồng người Việt và được xem là giọng ca nam tiêu biểu nhất của nền tân nhạc Việt Nam tại hải ngoại qua chất giọng đặc biệt với cung bậc cao, điêu luyện và trữ tình. Cung cách trình diễn trên sân khấu cũng như lối phát âm và cách điều khiển gịong ca, làn hơi của anh qua các nhạc phẩm của Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Từ Công Phụng luôn để lại trong lòng người nghe ấn tượng sâu đậm.

Tuấn Ngọc là một trong những người tiên phong soạn hoà âm và áp dụng các thể loại jazz, blues và swing vào nhạc Việt. Điều đó chứng tỏ anh rất vững vàng về lý thuyết âm nhạc và khéo léo chuyên chở tất cả tài năng đó vào các ca khúc anh trình diễn trên sân khấu cũng như thâu âm. Có thể nói anh là ca sĩ duy nhất trong nền tân nhạc Việt từ trước đến nay có thể thực hiện được phần hoà âm và phối khí cho chính mình.

Tuấn Ngọc được đánh gía là giọng ca thần tượng của nền tân nhạc Việt Nam. "Trường phái Tuấn Ngọc" ảnh hưởng tới nhiều ca sĩ thế hệ sau ở hải ngoại cũng như trong nước như Nguyên Khang, Trần Thái Hòa, Quang Dũng, và Xuân Phú.

Thương Linh, Vocalist

Được một số khán gỉa truyền hình biết đến qua kỳ thi tuyển lựa ca sĩ được tổ chức tại Quận Cam và những lần trình diễn ở quán Lạc Cầm, Thương Linh đã bền bỉ tập luyện, trau dồi để giọng hát được ngọt ngào, đầy đam mê nghệ thuật của cô ngày càng điêu luyện hơn.

Khi nhắc đến tên ca sĩ Thương Linh, những thính giả nào mến mộ thể loại nhạc Jazz đều công nhận là Thương Linh có được làn hơi và chất giọng mạnh, nồng ấm, trữ tình. Khi Thương Linh cất tiếng hát những bài nhạc mang âm hưởng nhạc Jazz, người nghe có thể tưởng chừng một âm thanh ở cao độ trung đang được thổi căng và sẽ nổ tung nhưng cô luôn biết cách dùng làn hơi thiên phú và nhẹ nhàng đưa thính gỉa trở về bậc thanh âm trầm vừa và thanh thoát. Khi hát nhạc Việt, Thương Linh cũng khéo léo chọn bài bản hợp với chất giọng mạnh và hợp với các tần âm của cô để chuyên chở những giòng nhạc Việt trữ tình đến khán thính gỉa.

Khi Thương Linh hát, cô không còn bị ràng buộc bởi khung cảnh và thời gian mà mở cả tấm lòng và thả hết hồn mình vào lời, nhạc và âm điệu để mê hoặc người nghe.

Phạm Hà, Vocalist

Với giọng ca nam có cường độ cao cộng thêm sư cố gắng tìm tòi, học hỏi và dầy công tập luyện, khi đứng trên sân khấu trình diễn những nhạc khúc đòi hỏi sự vững vàng trong nhịp điệu và tinh tế của tiết tấu, Phạm Hà luôn làm cho người nghe hâm mộ và hài lòng.

Trước khi trở thành ca sĩ chuyên nghiệp hát nhạc cổ điển thính phòng, Phạm Hà là thành viên của ca đoàn St John the Baptist thuộc thành phố Costa Mesa, California. Sau lần trình diễn đơn ca năm 1999, Phạm Hà được nhiều giới yêu chuộng nhạc thính phòng chú ý và mời anh góp tiếng hát trong nhiều chương trình đặc biệt của dàn nhạc giao hưởng The Vietnamese American Philharmonic, ban hợp xướng Ngàn Khơi và The Vietnamese American Cancer Foundation cùng nhiều chương trình nhạc thính phòng và chủ đề ở Hoa Kỳ.


Một trong những đặc điểm của Phạm Hà là anh hát được nhiều thể loại nhạc thính phòng cổ điển, bán cổ điển và và nhạc pop với nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Việt, Ý và Tây Ban Nha.

Evan Stone, Drums

Năm lên lớp ba, Evan Stone đã thể hiện lòng đam mê nghệ thuật qua tiếng kèn trumpet và hăng hái tham gia vào ca đoàn của thành phố Bayport ở Long Island, New York. Khi lên 12 tuổi, anh bắt đầu một đam mê mới đó là chơi trống. Suốt ngày anh dùng các thùng giấy cứng làm bộ trống và cứ thế mà tập dược cho đến khi có được bộ trống thật để tham gia vào bạn nhạc rock và trình diễn chuyên nghiệp taị phòng trà năm lên 13 tuổi.

Sau khi rời New York và định cư ở California với mộng ước đeo đuổi bộ môn trống, Evan Stone, lúc vừa tròn 16 tuổi, tiếp tục theo học với những bậc thầy về bộ môn trống như Roy Burns, Peter Erskine, Jeff Hamilton, Vinnie Colaiuta, Tom Brechtlein, Joel Taylor, Joey Heredia, Chuck Morris và Moyes Lucas.

Ngoài ra, anh đã trình diễn khắp nơi trên thế giới với các ban nhạc tên tuổi như Greg Adams (Tower Of Power), Kei Akagi (Miles Davis), Gerald Albright (Anita Baker, Phil Collins, Rick James), Gil Castellanos, (Michael Buble), John Chiodini (Ella Fitzgerald, Barbara Streisand, Celine Dion, Natalie Cole), Mike Garson (David Bowie), Rob Mullins (Bruce Willis, Crusaders), Jimmy Roberts (Rod Stewart), Thom Rotella (Bette Midler), Tom Scott (Joni Mitchell, George Harrison, Blues Bros., Steely Dan) và John B. Williams (Nancy Wilson, Dizzy Gillespie, Count Basie, Duke Ellington).

Evan đã từng được Orange County Music Awards Show trao tặng giải "Best Jazz Artist" của năm 2006, 2007, 2009, 2010.

Hiện nay Evan Stone là nhạc trưởng của The Translucent Ham Sandwich Band.

Nate Light, Contra-bass

Nate Light là nhạc sĩ chuyên nghiệp về acoustic guitar, bass và contra-bass taị thành phố Los Angeles, California. Anh là một trong những nhạc sĩ rất hiếm có thể chơi được nhiều thể loại nhạc như punk rock, jazz và nhạc giao hưởng một cách tài tình và điêu luyện.

Hiện nay, Nate là nhạc sĩ chơi bass cho nghệ sĩ, tài tử Matthew Morrison, được biết nhiều qua nhân vật Will Schuester trong chương trình "Glee" của đài truyền hình Fox. Ngoài ra, anh là một trong ba thành viên chính của ban nhạc The Nate Light Trio, gồm Nate Light, bass, San Hirsh, dương cầm, và Iahji Hampden, trống. Nhóm này thường trình diễn vào mỗi tối thứ hai tại Ye Rustic Inn, thành phố Los Feliz. Nate cũng còn là thành viên bạn nhạc rock'n'roll The Janks, được xem là một trong những ban nhạc hay nhất ở Los Angeles hiện nay.

Song song với chương trình thâu âm và giảng dạy, hàng năm Nate đi trình diễn khoảng 250 live shows. Anh còn là thành viên ban giảng huấn âm nhạc tại Cypress College, bô môn Eltetric Bass, Applied Bass và lịch sử nhạc Rock. Ngoài tài chơi đàn, Nate còn là ca sĩ, nhạc sĩ viết nhạc film và chương trình truyền hình "The Bachelor" cho đài Fox telelvision.

Thời gian đầu, Nate theo học nhạc tại trường Humboldt State University nhưng sau đó anh được với học bổng toàn phần cuả trường Miami Frost School of Music và tốt nghiệp bằng cử nhân âm nhạc thể loại Classical Performance và Jazz. Anh cũng tốt nghiệp bằng cao học âm nhạc, thể loại jazz tại University of Southern California, Thornton School of Music.

Haakon Graf, Keyboard

Haakon Graf là một nhạc sĩ nhạc jazz gốc Na-uy tên tuổi hiện cư ngụ tại Los Angeles, California. Cùng với tay trống Erik Smith và tay đàn bass Per Mathisen, Haakon thành lập ban nhạc Haakon Graf Trio, đi trình nhiều nơi kể cả Kongsberg Jazz Festial và ra mắt đĩa nhạc đầu tay License to Chill năm 2010.

Haakon từng soạn nhạc và chơi keyboard cho ban nhạc Ruphus và sản xuất nhiều đĩa nhạc đã giúp đưa tên tuổi Haakon đến giới hâm mộ nhạc jazz ở Norway và u Châu như New Born Day, Ranshart, và Let Your Light Shine. Trong những năm đầu của sự nghiệp Haakon cộng tác với nhạc sĩ Terje Rypdal soạn và sản xuất những đĩa nhạc của ca nhạc sĩ Finn Kalvik và gặt hái thành công đáng kể trong đó có giải thưởng cao qúi mà anh cộng tác với Pal Thowsen được trao tẳng giải The Best Jazz Album của Spellemannprisen tại Norway.

Tên tuổi Haakon Graf rất quen thuộc trong giới nhạc jazz vì and đã cộng tác và đi trình diễn tại Norway, Scandinavia và Hoa Kỳ rất nhiều cùng với các ca nhạc sĩ tên tuổi như Paul Jackson, Mike Clark của Herbie Hancock, Fank Gamble, Roger Daltrey, Alan White, Jamie Moses, Natasha Bedding field, Phil Collins, Mark Hudson, và Simon Kirke.

Matt Politano, Piano

Nhạc sĩ dương cầm Matt Politano là một trong những nhạc sĩ được các đồng nghiệp ca ngợi rất nhiều trong lãnh vực nhạc jazz. Anh cũng là một trong những nhạc sĩ được các trung tâm và các nghệ sĩ tên tuổi mời cộng tác rất nhiều như Benny Green, John Clayton, Chris Potter, Walter Smith III, Sara Gazark, Scott Weiland, Tom Scott, Bob Brookmeyer, Carol Kay, Kathleen Grace, Perry Smith, Kevin Kanner, Tom "Bones" Malone, Sam Minaie, Hamilton Price, Nate Wood, Robby Marshall, Peter Gallagher,và Clayton Cameron.

Trong thời gian theo học tại University of North Texas, Matt được mời cộng tác chơi kèn trumpet với một trong những ban nhạc nổi tiếng là One O'clock Lab. Sau đó, anh chuyển trường và tốt nghiệp bằng cử nhân bộ môn dương cầm, thể loại Jazz, tại Manhattan School of Music.

Ngoài những lúc đi trình diễn, Matt còn là giảng sư bộ môn dương cầm tại đại học Mt. San Antonio College và mở lớp huấn luyện riêng tại studio về bô môn này.

Allen Mascari, Saxophone

Allen Mascari sinh ra và lớn lên tại thành phố Pittsburgh, tiểu bang Pennsylvania. Năm 1998, sau khi đinh cư tại Los Angeles, anh làm việc với tài tử David Arquette trong chương trình Rocky Horror Picture Show. Thời gian sau đó, anh được mời đi diễn với các ban nhạc gồm các nhạc sĩ nổi tiếng như Glenn Miller Orchestra, Sy Zenter và The Big Band Swing.

Allen hiện sinh hoạt với nhiều ban nhạc trong lãnh vực nhạc jazz, rock, Latin-jazz, R&B tại Los Angeles đồng thời tiếp tục trình diễn nhạc do anh sáng tác tại Steamers Jazz Café thuộc thành phố Fullerton.

Allen đang thực hiện điã nhạc thể loại jazz gồm phần tứ tấu của các nhạc sĩ tên tuổi với tựa đề "One Way Out". Theo Allen, các nghệ sĩ Miles Davis, John Coltrane, Kenny Garrett, và Oliver Nelson ảnh hưởng rất nhiều đến sư nghiệp và lối trình diễn của anh.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tuyển tập “9 Khuôn Mặt: 9 Phong Khí Văn Chương” của Bùi Vĩnh Phúc là những trang sách phê bình văn học độc đáo, nơi đây 9 người cầm bút nổi tiếng của Miền Nam – Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng, Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Tô Thùy Yên – được chiếu rọi trên trang giấy rất mực trân trọng, công phu, phức tạp, và nổi bật là kiểu phê bình văn học rất mực thơ mộng của họ Bùi.
Nhận được tin buồn nhà thơ Phan Xuân Sinh sau một cơn bạo bệnh, nhập viện vì bệnh tim mạch, hôn mê sau 10 ngày vô phương cứu chữa đã qua đời tại Texas ngày 28/2/2024. Thọ 76 tuổi...
Từ hồi trẻ, tôi đã có thói quen là những ngày giáp Tết thì bắt đầu chọn một vài bài nhạc xuân để nghe; và trong những ngày đầu năm thì sẽ đọc một cuốn sách. Thói quen “khai sách đầu xuân” có thêm một chi tiết khi tuổi quá độ “ngũ thập nhi tri thiên mệnh”: đọc một cuốn sách có chủ đề về Phật Giáo. Trong năm Giáp Thìn này, tôi chọn cuốn “Từ Mặc Chiếu Đến Như Huyễn” của một tác giả cũng tuổi con rồng: cư sĩ Nguyên Giác, cũng là nhà báo Phan Tấn Hải. Giới thiệu “tác giả, tác phẩm” dài dòng như vậy, nhưng đối với tôi, người viết đơn giản chỉ là anh Hải, một người anh thân thiết, đã từng có một thời ngồi gõ bàn phím chung trong tòa soạn Việt Báo ở phố Moran. Đọc sách của anh Hải, tôi cũng không dám “điểm sách” hay “phê bình sách”, vì có thể sẽ bị anh phán rằng “… viết như cậu thì chỉ… làm phí cây rừng thôi!” Bài viết này chỉ ghi lại một vài niềm hứng khởi khi được tặng sách, khi đọc qua cuốn sách mà cái tựa cũng đã chạm sâu thẳm vào những điều bản thân đang chiêm nghiệm.
Chúng ta thường được nghe nói, rằng mọi người đều bình đẳng trước Thượng Đế. Tuy nhiên, Thượng đế thì không ai thấy, nhưng có một thứ còn đáng sợ hơn nhân vật cổ sử đó (nếu thật sự là có Thượng Đế): đó là những trận mưa bom. Người dân Ukraine và Palestine ý thức rất rõ, vì đó là chuyện hằng ngày của họ: mọi người đều bình đẳng khi đứng dưới mưa bom. Già, trẻ, nam, nữ, trí thức, nông dân, nhà thơ, họa sĩ… đều bình đẳng: khi bom rơi trúng là chết. Cuộc chiến giữa người Palestine muốn giữ đất và người Israel từ nơi xa tới nhận phần đất mới do quốc tế trao tặng từ đất Palestine đã kéo dài nhiều thập niên. Bây giờ căng thẳng mới nhất là ở Gaza, cuộc chiến đang tiếp diễn giữa nhóm Hamas, thành phần chủ trương bạo lực của dân Palestine, và quân Israel. Trong những người chết vì bom Israel, có những người hiền lành nhất, đó là trẻ em và phụ nữ.
Thông thường khi nghe hai chữ “cô đơn” chúng ta liên tưởng đến trạng thái tinh thần yếm thế, tâm tư buồn bã, ngày tháng chán chường, thậm chí, cuộc đời trống rỗng. Có lẽ, vì ý nghĩa từ điển của từ vựng này; có lẽ, vì ảnh hưởng văn chương nghệ thuật; có lẽ vì chúng ta đã từ lâu tin như thế, mà không bao giờ đặt một nghi vấn nào. Đây là định nghĩa của “cô đơn” qua Bách thư toàn khoa Wikipedia: “Cô đơn là một trạng thái cảm xúc phức tạp và thường gây khó chịu, đáp ứng lại với sự cách ly xã hội. Cô đơn thường bao gồm cảm giác lo lắng về sự thiếu kết hợp hay thiếu giao tiếp với những cá nhân khác, cả ở hiện tại cũng như trong tương lai. Như vậy, người ta có thể cảm thấy cô đơn ngay cả khi xung quanh có nhiều người. Nguyên nhân của sự cô đơn rất đa dạng, bao gồm các vấn đề về xã hội, tâm thần, tình cảm và các yếu tố thể chất.
Vào những ngày cuối năm 2023, khi mà người Mỹ bắt đầu chuẩn bị cho những bữa tiệc Giáng Sinh, năm mới, bàn tán chuyện mua sắm, thì chiến sự giữa Isarel và Hamas chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Trên vùng đất thánh của cả ba tôn giáo lớn, những kiếp người lầm than chỉ mong có một ngày hòa bình, một ngày không bom đạn. Cũng vào những ngày cuối năm 2023, người Mỹ bắt đầu nhìn thấy một viễn cảnh Ukraine bị bỏ rơi, phải chấp nhận đổi đất lấy hòa bình. Nhiều người Việt cho rằng Ukraine sắp là một Việt Nam Cộng Hòa khác, một đồng minh bị Mỹ bỏ rơi, nhưng sau một thời gian có thể nhanh hơn nhiều.
Vào ngày 6 Tháng 12, giới truyền thông Mỹ đồng loạt đưa tin Taylor Swift, nữ ca nhạc sĩ đầy tài năng, được tạp chí Time vinh danh là “Nhân Vật Của Năm 2023” (Person of The Year). Đây là lần đầu tiên một ca nhạc sĩ được bình chọn danh hiệu giá trị này, càng nhấn mạnh thêm sự thành công và sức ảnh hưởng của cô gái hát nhạc pop-đồng quê. Trước đây, nhiều nhân vật được Time chọn từ năm 1927 là các tổng thống Hoa Kỳ, những nhà hoạt động chính trị lỗi lạc.
Bốn câu thơ này được bố tôi (nhà văn Doãn Quốc Sỹ) ghi lại như một giai thoại văn học, làm lời tựa cho tác phẩm Mình Lại Soi Mình. Bố tôi kể rằng khoảng năm 1984, phong trào vượt biên đang rầm rộ. Một người bạn mới gặp đó, mà hôm sau đã vượt biên rồi! Vào một ngày đẹp trời, bố tôi đạp xe từ Sài Gòn qua Làng Báo Chí bên kia cầu xa lộ để thăm chú Nguyễn Đình Toàn. Đến giữa cầu thì thấy chú đang đạp xe theo chiều ngược lại, cũng định đến thăm mình ở căn nhà hẻm Thành Thái. Hai người bạn gặp nhau giữa cầu. Có lẽ chú Toàn đã nhìn những cánh đồng lúa bên Thủ Thiêm, tức cảnh sinh tình, ngẫu hứng làm ra bốn câu thơ này.
Hôm đó, một chàng đương từ Sài Gòn đạp xe tới thăm bạn ở Làng Báo Chí bên kia cầu xa lộ. Chàng vừa đạp xe tới cầu thì gặp bạn cũng đương từ bên kia cầu phóng sang dự định về Sài Gòn thăm mình...
Có một người sống trong thành phố, bận rộn, tranh đấu, xông pha, lăn lộn giữa sự phức tạp như một sinh trùng bị mắc lưới nhện vẫn phải vùng vẫy để sống, để chờ ngày bị ăn thịt. Một hôm, ông ta đi du lịch, thấy một phong cảnh đẹp đến mức lặng người, cảm thấy siêu thoát, nhận ra đạo lý của mục tiêu tại sao con người tồn tại. Nhưng vẫn phải trở về phố cũ, y như Lưu Nguyễn phải trở về làng cũ vì những lý do chính xác, vì lẽ phải của những bổn phận làm người. Ông vẽ lại phong cảnh đó trên một vách tường lớn. Mỗi khi đời giông bão, mỗi khi hồn âm u, mỗi khi trí khổ não, ông đến trước bức tranh, nhìn ngắm, ngẫm nghĩ để tìm thấy sự thanh thản, sở hữu cảm giác bình an. Ông nghe được tiếng hát “chiều nay vang lừng trên sóng.” Ông thấy được “Âm ba thoáng rung cánh đào rơi. Nao nao bầu sương khói phủ quanh trời.” Hồn ông “lênh đênh dưới hoa chiếc thuyền lan.” Những giờ phút tĩnh lặng đó, tâm trí ông “Đèn soi trăng êm nhạc lắng tiếng quên … là cả một thiên thu trong tiếng đàn chơi vơi…”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.