Hôm nay,  

Những câu hỏi về ông Phùng Quang Thanh

26/07/201517:41:00(Xem: 18066)
Những câu hỏi về ông Phùng Quang Thanh
 
Nguyễn An Dân

Ông Phùng Quang Thanh có xuống sân bay Nội Bài ?
Hơn một tháng kể từ khi ông Bộ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam- Phùng Quang Thanh “mất tích” trước công chúng và truyền thông, sáng ngày 25/07/2015, theo báo đảng thì “Ông Thanh đã về đến sân bay Nội Bài và khỏe mạnh, vẫn giữ tác phong đĩnh đạc và tươi cười vẫy tay chào mọi người khi bước xuống cầu thang máy bay”.
Trong suốt thời kỳ ông Thanh “biến mất”, theo thông báo chính thức của Ban bảo vệ sức khỏe trung ương thì ông Thanh “đi Pháp từ ngày 24/06/2015 để chữa bệnh về phổi chứ không đi công vụ”.
Trong khi những lời diễn tả rất sinh động và gợi nên niềm tin trong lòng độc giả về việc trở về của ông Thanh tại sân bay thì phần hình ảnh lại trái ngược. Báo chí khi đưa hình đều chỉ đăng như nhau một hình ảnh “một người được gọi là Ông Phùng Quang Thanh” chụp từ xa, không rõ nét, của phóng viên báo Tuổi Trẻ đang chuẩn bị lên xe ở khu vực sân bay Nội Bài.
Cùng ngày, Báo Quân Đội Nhân Dân và website Bộ Quốc Phòng Việt Nam, đã không hề đưa tin gì về việc ông Thanh khỏe và đã về đến Việt Nam, hay là sức khỏe của ông đứng đầu Bộ Quốc Phòng không quan trọng đối với 2 cơ quan thông tin này, nên họ không cử phóng viên ra sân bay làm tin ?
Ngày 26/07/2015, một số báo chí Việt Nam có đưa tin tiếp là nhiều lãnh đạo đảng, chính phủ như ông Nguyễn Phú Trọng, Ông Trương Tấn Sang, Ông Nguyễn Xuân Phúc.. đến gặp và trò chuyện với ông Phùng Quang Thanh nhưng cũng không có hình ảnh nào khi các ông này gặp nhau.
Dư luận đang có nhiều đồn đoán về sự mất đoàn kết, chia rẻ giữa đảng và chính phủ, giữa các quan chức với nhau, đảng đã luôn nói “ đó là sự tuyên truyền sai trái của thế lực thù địch”. Như vậy một vài tấm hình các quan chức thăm viếng nhau sau hơn một tháng xa cách, sẽ là bằng chứng quan trọng thể hiện sự đoàn kết mà đảng luôn nhấn mạnh, tại sao không thực hiện và đưa lên cho công chúng xem để “phản bác thông tin sai trái của các thế lực thù địch” ?
Vì sao ông Thanh “biến mất”
Bản tin chính thức cuối cùng về ông Thanh là trên báo Quân Đội Nhân Dân, ngày 20/6/2015 đã loan tin là “ông Thanh thăm và làm việc với Bộ Trưởng Quốc Phòng Pháp hôm 19/6, kèm theo ảnh chụp. Sau đó là một sự vắng bóng hoàn toàn, thậm chí kết quả ông Thanh đi Pháp thế nào, cũng hoàn toàn không có báo chí nào nhắc đến. Tại sao lại thông tin về chuyến công du và hợp tác này bị “lờ đi” ?
Đến khi dư luận bắt đầu rộ lên về việc ông Phùng Quang Thanh “biến mất” ban bảo vệ sức khỏe trung ương phát biểu, mà phần lớn “phát ngôn chính thức” là ông bác sĩ Phạm Gia Khải. Ông Khải đã nói Ông Thanh đi Pháp trị bệnh từ ngày 24/6/2015 sau khi chúng tôi hội chẩn, chứ không có đi Pháp vì công vụ.
Tin từ báo Quân Đội Nhân Dân và ông Phạm Gia Khải đều được coi là “chính thức”, có lẽ nào ông Thanh ngày 19/06/2015 bắt tay Bộ trưởng Quốc Phòng Pháp, ngày 20/06/2015 trở về Việt Nam, và sau 2 ngày “hội chẩn” thì ngày 24/06/2015 lại sang Pháp trị bệnh ? Vì sao ông Thanh đi Pháp công du giữa tháng 6/2015 mà ông Khải và truyền thông Việt Nam lại phủ nhận và “lờ đi” ? 
“Thông tin chính thức” mà còn đá nhau như vậy nên đã làm rộ lên các thông tin đồn đoán, nào là Ông Thanh bị ám sát khi còn ở Pháp, cùng với các thông tin khác như bị bắt giam ở Việt Nam, đã tị nạn sang Trung Quốc vì “thuộc phe Thân Tàu”…
Về tin ông Thanh bị ám sát ở Pháp e rằng không thực tế. Ông Thanh đến Pháp trên tư thế quốc khách, nếu ông bị ám sát thật thì chính phủ và truyền thông Pháp phải vào cuộc và loan tin chính thức vì nó ảnh hưởng đến quốc thể của họ, đằng này phía Pháp không nói gì cả, cho thấy nhận định này thiếu sự hợp lý.
Về tin ông Thanh trốn sang Trung Quốc vì do bị “phe thân Mỹ” chèn ép thì cũng có đôi lời góp ý. Các phe phái trong đảng dù tranh chấp thế nào, nhưng trước công luận họ luôn giữ hình ảnh ổn định. Trung Quốc đang là kẻ xâm lược biển đảo Việt Nam, thì khả năng đảng để ông Thanh “sổng qua Trung Quốc” là rất thấp. Một vụ việc như thế lúc này sẽ làm quần chúng nhận định “có bao nhiêu quan chức cao cấp của đảng tư thông với địch”, điều này sẽ làm đảng mất uy tín nghiêm trọng và khó thể biện giải . 
Nên tôi nhận định dù Ông Thanh có muốn trốn đi tị nạn chính trị ở Trung Quốc đi nữa, đảng cũng không cho phép điều đó xảy ra, dù phe thân Tàu hay thân Mỹ cũng thế.
Thông tin còn lại duy nhất là hiện ông Thanh đang bị giam lỏng nên không xuất hiện được. Thông tin này theo tôi có cơ sở căn cứ vào những diễn biến trong đảng và cách đảng thông tin về ông Thanh hiện nay.
Tiến có thể công, lùi có thể thủ
Trong cách thông tin về “bệnh nhân Phùng Quang Thanh” của đảng có những nét khác với cách thông tin về “bệnh nhân Nguyễn Bá Thanh” trước đây mà bạn đọc cần lưu ý, dù rằng đảng đang nói hai người khi biến mất đều “ đi chữa bệnh” như nhau.
Đảng khi thông tin về ông Bá Thanh, phát ngôn lạc quan nhất, như “ăn hết một tô cháo”, cũng đều lưu lại một đường lùi cho đảng, đó là “ bệnh suy tủy rất khó trị và sẽ còn diễn biến phức tạp”. Chính câu này nên nhiều người đã đoán trước là sau đó, đảng sẽ công bố ông Thanh chết, và kết quả đúng y như dư luận đánh giá.
Ngược lại, dù hình thức thông tin là như nhau, nghĩa là ông Phùng Quang Thanh cũng bệnh, cũng biến mất như ông Bá Thanh kia nhưng đảng vẫn nói “ông Thanh khỏe lắm, và đã vào Bộ Quốc Phòng làm việc, có ông A, bà B đến thăm trò chuyện vui vẻ”…nhưng không có hình ảnh.
Như vậy chứng tỏ các cuộc thăm viếng trò chuyện này e rằng không có thực. Nhưng đảng vẫn kiên trì nói ông Thanh khỏe, đã làm việc lại kiểu “không chừa đường lùi” cho đảng là ông Thanh sẽ được công bố chết (vì đã chết), như kiểu mô tả ông Bá Thanh kia. Thành ra tôi nghĩ ông Thanh quân đội vẫn còn sống và khỏe mạnh, chỉ là bị giữ lại ở đâu đó, có cái gì đó chưa xong nên chưa được tự do trước công chúng.
Ai đã bắt giữ ông Phùng Quang Thanh ?
Trong đảng đang có sự tranh chấp đường lối giữa 2 phe thân Tàu-Thân Mỹ như chúng ta đã biết, thì việc người ta đánh giá ông Phùng Quang Thanh thuộc phe thân Tàu cũng có lý do của nó, căn cứ vào những phát ngôn và ứng xử trong quan hệ Việt-Trung của ông này lâu nay. 
Cũng trong tình thế Trung Quốc đang lấn lướt Việt Nam, và có khả năng cũng đang giật dây Campuchia gây hấn vùng Tây Nam Việt Nam, thì việc một ông bộ trưởng quốc phòng có xu hướng “thân Trung Quốc” trong cơ cấu lãnh đạo an ninh tối cao là điều mà phe thân Mỹ dĩ nhiên quan ngại. 
Dân chúng cũng quan ngại, trong tháng 5/2015, đã có nhiều ý kiến cử tri, nhất là ở thành phố Đà nẵng, kiến nghị quốc hội chất vấn ông Phùng Quang Thanh, trên tư cách người có trách nhiệm cao nhất về an ninh quốc gia, phải chịu trách nhiệm gì trước hiện trạng Trung Quốc bành trướng Biển Đông (6).
Một khi quan điểm chính trị cũa ông Thanh làm phe thân Mỹ và quần chúng quan ngại như thế, việc bắt giữ để buộc ông Thanh trao lại quyền lực là vấn đề phải làm, chỉ còn là làm như thế nào ?
Tôi loại trừ khả năng ông Thanh bị ám sát chết vì những lý do sau đây
- Khác với cái chết đầy nghi vấn khác gần đây của tướng Ngọ hay ông Bá Thanh, được hồ nghi là để ngăn chặn mở rộng điều tra vụ án tham nhũng-hối lộ cực lớn có dính đến một số quan chức tầm ủy viên Bộ Chính Trị nên nó có khả năng là thanh trừng bịt miệng (nếu không do bệnh). Còn ở đây, việc loại trừ ông Phùng Quang Thanh hoàn toàn là thay đổi xu hướng đối ngoại. Chúng ta cần phân biệt rõ ám sát để bảo vệ phe nhóm thì hay diễn ra, còn thay đổi xu hướng chính trị thì chỉ cần chính khách buông ra quyền lực thì sẽ ít bị ám sát.
 
- Trong bối cảnh nhóm thân Mỹ cần sự ủng hộ rộng rãi của ban chấp hành Trung Ương vì bầu bán sắp đến, việc ám sát một quan chức thuộc phía đối lập chỉ vì khác quan điểm chính trị trong lúc còn thỏa hiệp được là điều rất không khôn ngoan, và nó có thể gây phản tác dụng. Các quan chức cùng thân Trung Quốc khác như ông Thanh biết ông đã bị ám sát chết thì chỉ mau chóng đẩy họ vào hoàn cảnh đường cùng phải tự vệ quyết liệt, và nó sẽ không hay cho phe thân Mỹ
 
Chúng ta thấy hiện nay trong đảng đang có sự chuyển giao quyền lãnh đạo quân đội từ phe Thân Trung sang phe Thân Mỹ. Và vì thế, ông Thanh cần bị cô lập để tiến trình này được xúc tiến yên ả. Cũng như việc cho ông Thanh rời ghế lãnh đạo quân đội trong bối cảnh an ninh quốc gia bị Trung Quốc và Campuchia đe dọa có vẻ là một quyết định hợp lòng dân.
Có một nhận định khác cho rằng dù trong hơn 1 tháng qua, quá trình chuyển giao có xong thì cũng chưa thả ông Thanh ra được, vì phe thân Mỹ muốn gieo rắt sự khó hiểu cho tình báo Trung Quốc. Một khi chưa biết rõ quyết định của nhóm thân Mỹ về ông Thanh, thì phía Trung Quốc sẽ khó đưa ra quyết định chính xác để giải quyết vấn đề Việt Nam. Việc Tập Cận Bình ngỏ ý muốn sang thăm Việt Nam sắp đến chính là một phần để giải tỏa nghi vấn này và dễ dàng đưa ra quyết định chính xác chăng ?
Về đối nội, việc phe thân Mỹ kiên trì bắt giữ ông Thanh và cứ công bố ông Thanh khỏe, phải chăng là để “vừa đe dọa vừa trấn an” những nhân sự cao cấp khác trong đảng thuộc phe trung lập không trở cờ vào kỳ bầu bán ở Đại Hội Đảng 12 sắp đến ? đại loại như “Cỡ Phùng Quang Thanh mà còn bị chúng tôi tạm giữ, các ông khác thì chúng tôi ngại gì nếu cần” ? 
 
Cũng vậy, về phía phe thân Trung Quốc, tôi nghĩ họ đồng ý thỏa hiệp cùng phe thân Mỹ công bố thông tin Thanh còn khỏe cũng là để trấn an người của phe này, đại khái là “ dù nhóm thân Mỹ có bắt giữ ông Thanh, nhưng hãy yên tâm là ông Thanh còn sống”.
Thế là cả hai bên đều đồng ý cùng nhau thông tin “ÔngThanh đã khỏe và đĩnh đạc, đã về bộ làm việc lại” nhưng không có hình ảnh nào, như chúng ta đã thấy trên báo chí của đảng.
 
Khi nào ông Thanh xuất hiện là câu hỏi hiện nay đang nóng. Tôi không dám đưa ra dự đoán vì các quyết định chính trị trong các thể chế độc tài thường chỉ mang tính ngắn hạn và bất định, tuy nhiên tôi có thể đánh giá việc ông Thanh xuất hiện sớm hay muộn nó phụ thuộc vào cuộc thăm viếng cao cấp của Việt-Trung sắp đến, vào kết quả của Hội Nghị TW Đảng 12 vào cuối năm, vào diễn biến biên giới Việt Nam-Campuchia, vào diễn biến biển Đông.
 
Và cũng còn một khả năng cuối cùng, là một ngày nào đó, đảng sẽ thông tin là ông Thanh ra đi vì một bệnh cấp kỳ nào đó như tim mạch, đột quỵ vào lúc kết cuộc của bàn cờ chính trị Việt Nam, Khi mà vai trò con xe của ông Thanh trên bàn cờ an ninh quốc gia đã không còn cần thiết. Cái mốc kết thúc ván cờ chuyển đổi xu hướng chính trị lần này là Đại Hội 12 của đảng.
 
Nguyễn An Dân
 
Các thông tin dẫn trong bài
 
 
 
 
 
 

.
.

Ý kiến bạn đọc
27/07/201505:30:11
Khách
Nhận định của tôi thì khác nhận định của tác giả. Có thể kịch bản nầy được giàn dựng bởi Mỹ chăng? Nếu muốn ngả theo Mỹ, thì phải loại những thành phần "chướng ngại vật" theo Tàu. Màn kịch nầy đã được soạn thảo từ lâu sau vụ giàn khoan HD981 và trang blog "Chân Dung Quyền Lực" đã ra đời cùng thời điểm. Một mình 3 Dũng thì không thể thực hiện được chiêu thức nầy nếu không có bàn tay của Mỹ trợ giúp và cố vấn. Phùng Quang Thanh qua Pháp là ông ta bị "gài độ" hay tự ý ông ta có "âm mưu" gì đó nên phải qua Pháp, chuyện nầy vẫn còn là một câu hỏi; tuy nhiên, nếu kế hoạch ám sát Phùng Quang Thanh tại Pháp không thành vì một lý do nào đó, thì chuyến trở về lại Việt Nam, ông ta sẽ bị moi móc và dính ngay vào chiêu thức bị cách chức với khối tài sản tham nhũng khổng lồ của 2 cha con mà đã được phe thân Mỹ đăng tải "phủ đầu" trước trong trang blog "Chân Dung Quyền Lực". Đường nào thì ông ta cũng thân bại danh liệt. Chính trị là thế! Quả thật không sai với 4 chữ "Chân Dung Quyền Lực".
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
"Ngày xuân đi chùa, lễ Phật là một phong tục đẹp nhằm nâng cao tâm hồn con người và gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ Phật ngày xuân còn để cảm nhận cái Chân-Thiện-Mỹ, khơi dậy tính Thiện, cảm nhận cái đẹp của cảnh xuân, cảnh chùa, hầu trở về bản tính thiện lương của con người. Đạo Phật và chùa chiền khắp thế giới nơi nào cũng có. Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia thờ Phật, xây đền, chùa thường theo một kiến trúc na ná nhau nhưng dân tộc nào cũng có pha trộn những nét đặc thù riêng". -- Nhà văn/ nhà báo Trịnh Thanh Thủy giới thiệu những ngôi chùa nổi tiếng vòng quanh thế giới. Xin mời độc giả Việt Báo đi theo bước chân phiêu lãng của chị.
Zion National Park, Lâm viên Quốc gia, tọa lạc tại vùng Nam tiểu bang Utah, là một thắng cảnh nổi tiếng thế giới. Mời bạn đọc theo bước chân của nhà văn/nhà báo Trịnh Thanh Thủy đến thăm miền đất với thiên nhiên hùng vĩ này.
Mọi thứ xuất hiện trên thế gian này đều mang theo nó bản chất tương đối, hay nói theo khái niệm triết học là một thực thể luôn luôn có hai mặt: nên và hư, tốt và xấu, lợi và hại, v.v… Cái dễ thấy nhất là đồ nhựa. Lúc đầu ai cũng thấy đồ nhựa rất tiện lợi cho việc sử dụng hàng ngày. Nhưng ngày nay, đồ nhựa sau khi được dùng rồi bỏ đi thành rác lại gây ra tai họa cho môi trường, cho các sinh vật trên trái đất trong đó có loài người.
Riêng mùa Tạ Ơn năm nay, anh H. đặc biệt muốn hướng lòng biết ơn của mình đến với một biểu tượng của đức tin. Anh H. đã đến tạ ơn Đức Mẹ Long Beach.
Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California. Họa sĩ Duy Thanh sinh ngày 11 tháng 8 năm 1931 tại Thái Nguyên. Ông học vẽ năm 1952
Năm 2008, trong chuyến về Việt Nam ngày mùng 4 Tết, gia đình tôi tổ chức du lịch thăm Tứ Động Tâm tại Ấn Độ.
Chiều Thứ Sáu ngày 8 tháng 11/2019, mình hành hương chùa Kim Các Tự, ngôi chùa quen thuộc với người học văn ở Sài Gòn thời xa xưa.
Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang, bậc cao tăng thạc đức của Phật Giáo Việt Nam thời hiện đại, một trong những nhà lãnh đạo khai sáng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vào đầu năm 1964, cũng là nhà phiên dịch và trước tác về Kinh, Luật, Luận và nhiều thể tài Phật Giáo, đã viên tịch tại Chùa Từ Đàm, thành phố Huế, vào lúc 9 giờ 45 phút tối ngày 8 tháng 11 năm 2019 (nhằm ngày 12 tháng 10 năm Kỷ Hợi), thọ thế 97 năm, theo Thông Báo của Hòa Thượng Thích Hải Ấn, Trú Trì Chùa Từ Đàm, Huế, cho biết vào sáng Thứ Sáu, ngày 8 tháng 11 năm 2019.
Hôm Thứ Sáu ngày 8 tháng 11/2019, mình hành hương ngôi chùa nhiều kỷ lục thế giới: Todai-ji tức Đông Đại Tự, xây từ thế kỷ thứ 8 theo lệnh Nhật Hoàng để cầu nguyện đất nước bình an.
Thứ Ba, ngày 5 tháng 11/2019, mình thăm chùa Senso-ji, thờ Đức Quan Thế Âm, tại Tokyo, Nhật Bản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.