Hôm nay,  

Phạm Đình Chương, Quê Hương Một Niềm

06/03/201500:00:00(Xem: 8498)

Quỳnh Giao
(Trích từ bài viết của ca sĩ/nhà văn Quỳnh Giao, một thành viên trong ban tam ca Tiếng Tơ Đồng của những chương trình 40 Năm Âm Nhạc Phạm Đình Chương, do Phạm Thành gửi về)

Nếu còn ở với chúng ta, Tháng Mười Một vừa qua, Phạm Đình Chương đã 85 tuổi.

Ông mất vào một ngày Tháng Tám, năm 1991. Gia đình và bè bạn ghi nhớ rằng ông thọ có 62 tuổi, nhưng văn học nghệ thuật có lẽ phải nhìn ra một tuổi thọ khác của Phạm Đình Chương, qua mấy trăm ca khúc về tuổi thanh xuân, tình yêu và quê hương.

Hãy nói về tiếng hát, vì ngày nay nhiều người đã có thể quên hoặc không biết.

Hoài Bắc là một trong những giọng nam điêu luyện và xuất sắc của nhạc Việt trong hạ bán thế kỷ XX, từ những năm 1950 đến 1975 và sau đó nữa. Tiếng hát Hoài Bắc đậm đặc chất giang hồ, của men rượu hòa trong khói thuốc. Nhưng có lẽ Phạm Đình Chương đã hy sinh tiếng hát ấy cho sự lẫy lừng của ban Thăng Long, mà ông là linh hồn, là con chim đầu đàn và tay hòa âm tuyệt vời.

Phòng trà Sài Gòn trước 1975 đã chẳng có nét văn nghệ rất phong lưu nếu không có tiếng hát và cây đàn Hoài Bắc cùng ly rượu và tiếng nhạc Phạm Đình Chương. Sài Gòn ngày nay thì chưa biết đã vội quên, thật đáng tiếc cho thính giả.

blank
Nhạc sĩ Phạm Đình Chương.

Phạm Đình Chương lên đường hội ngộ với tân nhạc và kháng chiến từ rất trẻ, giữa thập niên 1940, với các ca khúc đã hòa vào dòng nhạc hào hùng thời đó, như “Ra Đi Khi Trời Vừa Sáng”, “Bài Ca Tuổi Trẻ”, “Hò Leo Núi”, “Tiếng Dân Chài” hay “Trăng Rừng”. Nếu có một đặc điểm thì từ thời đó, khi chưa đến tuổi đôi mươi, Phạm Đình Chương đã viết về tuổi trẻ cho tuổi trẻ mà không bước qua khung cửa uy nghiêm của lịch sử. Nhờ đấy, nhạc tuổi xanh của ông cứ mơn mởn hạnh phúc và lấp lánh niềm tin trước mặt.

Vào Nam rất sớm, từ 1951, ông mở ra một trang mới cho dòng nhạc hoài hương với “Xuân Tha Hương”, bài ca dùng trong một cuốn phim Hoa Kỳ thực hiện ở Sài Gòn giữa thập niên 1950. Tuyệt vời nhất trong dòng nhạc quê hương, Phạm Đình Chương có trường ca “Hội Trùng Dương”, dạt dào niềm hội ngộ của ba dòng sông từ ba miền đất nước. Mà nói về Mùa Xuân và dân tộc, còn gì đẹp hơn khúc hoan ca “Ly Rượu Mừng”, ca khúc không thể thiếu trong dịp Tết?

Quê ngoại Phạm Đình Chương là Sơn Tây, và hai bài thơ bi hùng của Quang Dũng là “Đôi Bờ” và “Đôi Mắt Người Sơn Tây” được ông đưa lên đỉnh cao của thi ca, khi phổ vào nhạc thành ca khúc “Đôi Mắt Người Sơn Tây”, có lẽ là ca khúc quen thuộc nhất của ông ở miền Nam trước đây. Người trình bày tác phẩm này với nét trượng phu bi hùng nhất lại chính là Hoài Bắc, những khi ấy, đôi mắt ông còn long lanh hơn ly rượu trong tay!

Nhớ lại Phạm Đình Chương và những chuyến lưu diễn cùng ông ở nhiều nơi sau 1975, Quỳnh Giao nghĩ rằng từ đầu và mãi mãi về sau, Phạm Đình Chương không đi theo đám đông mà tự tạo một thế giới âm thanh riêng, ông không viết cho thị hiếu quần chúng hay trào lưu của xã hội. Ông mở ra trào lưu riêng. Phạm Đình Chương chỉ biết buồn và viết nhạc buồn khi viết về tình yêu.

blank
Vào tối thứ Bảy, 11 tháng tư, 2015 lúc 7 giờ tối, đêm nhạc hi hữu Hội Trùng Dương 2015 sẽ được tổ chức tại thính đường PYLUSD Performing Arts Center, Placentia, Orange County.

Ngoài Quang Dũng với các thính giả miền Nam, nhiều thi sĩ thực ra có món nợ với Phạm Đình Chương khi ông phả thơ của họ vào cõi nhạc để đọng mãi trong hồn người. Nhiều người yêu nhạc đã tìm đến thơ cũng nhờ thanh âm Phạm Đình Chương. Ông nắm lấy cái hồn của bài thơ và vẽ ra một không gian khác, một tâm tư khác, bằng nhạc. Phải chăng vì những bằng hữu chí thiết nhất của ông là những nhà thơ, nhà văn, những người cầm bút?

Nhưng, bản tình ca tuyệt diệu nhất của Phạm Đình Chương “Nửa Hồn Thương Đau” ông đã viết lấy, cả từ và nhạc, trong một phút xuất thần Ông nhận lời Hoàng Vĩnh Lộc (cũng là người viết lời ca rất hay dưới tên Dạ Chung nhất là cho nhạc Lâm Tuyền) sẽ soạn một ca khúc riêng cho phim “Chân Trời Tím”. Nhưng bạn bè làm ông quên bẵng, cho tới khi men rượu lay ông tỉnh vào đêm cuối cùng trước kỳ hạn với bạn!

Đấy là phút giây kỳ diệu của sáng tác.

Sau khi ra khỏi Việt Nam, Phạm Đình Chương tiếp tục ôm đàn và viết nhạc. U uẩn hơn, ray rứt hơn. Nếu bài “Xuân Tha Hương” được viết tại Sài Gòn mà làm ta nhớ Hà Nội thì gần 40 năm sau, tại hải ngoại, Phạm Đình Chương lại viết một khúc bi ca nữa về quê hương. Lần này, bài ca làm ta nhớ Sài Gòn. Phổ thơ Du Tử Lê, bài “Đêm, Nhớ Trăng Sài Gòn” có thể là một nhắc nhở nồng nàn nhất về Phạm Đình Chương, trong những năm cuối đời.

Nhân ngày giỗ của ông trong Tháng Tám này, hãy bùi ngùi tìm lại ca khúc Phạm Đình Chương. Để nhớ ông, và quê hương.

Quỳnh Giao (viết tháng 8, 2005)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
"Ngày xuân đi chùa, lễ Phật là một phong tục đẹp nhằm nâng cao tâm hồn con người và gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ Phật ngày xuân còn để cảm nhận cái Chân-Thiện-Mỹ, khơi dậy tính Thiện, cảm nhận cái đẹp của cảnh xuân, cảnh chùa, hầu trở về bản tính thiện lương của con người. Đạo Phật và chùa chiền khắp thế giới nơi nào cũng có. Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia thờ Phật, xây đền, chùa thường theo một kiến trúc na ná nhau nhưng dân tộc nào cũng có pha trộn những nét đặc thù riêng". -- Nhà văn/ nhà báo Trịnh Thanh Thủy giới thiệu những ngôi chùa nổi tiếng vòng quanh thế giới. Xin mời độc giả Việt Báo đi theo bước chân phiêu lãng của chị.
Zion National Park, Lâm viên Quốc gia, tọa lạc tại vùng Nam tiểu bang Utah, là một thắng cảnh nổi tiếng thế giới. Mời bạn đọc theo bước chân của nhà văn/nhà báo Trịnh Thanh Thủy đến thăm miền đất với thiên nhiên hùng vĩ này.
Mọi thứ xuất hiện trên thế gian này đều mang theo nó bản chất tương đối, hay nói theo khái niệm triết học là một thực thể luôn luôn có hai mặt: nên và hư, tốt và xấu, lợi và hại, v.v… Cái dễ thấy nhất là đồ nhựa. Lúc đầu ai cũng thấy đồ nhựa rất tiện lợi cho việc sử dụng hàng ngày. Nhưng ngày nay, đồ nhựa sau khi được dùng rồi bỏ đi thành rác lại gây ra tai họa cho môi trường, cho các sinh vật trên trái đất trong đó có loài người.
Riêng mùa Tạ Ơn năm nay, anh H. đặc biệt muốn hướng lòng biết ơn của mình đến với một biểu tượng của đức tin. Anh H. đã đến tạ ơn Đức Mẹ Long Beach.
Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California. Họa sĩ Duy Thanh sinh ngày 11 tháng 8 năm 1931 tại Thái Nguyên. Ông học vẽ năm 1952
Năm 2008, trong chuyến về Việt Nam ngày mùng 4 Tết, gia đình tôi tổ chức du lịch thăm Tứ Động Tâm tại Ấn Độ.
Chiều Thứ Sáu ngày 8 tháng 11/2019, mình hành hương chùa Kim Các Tự, ngôi chùa quen thuộc với người học văn ở Sài Gòn thời xa xưa.
Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang, bậc cao tăng thạc đức của Phật Giáo Việt Nam thời hiện đại, một trong những nhà lãnh đạo khai sáng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vào đầu năm 1964, cũng là nhà phiên dịch và trước tác về Kinh, Luật, Luận và nhiều thể tài Phật Giáo, đã viên tịch tại Chùa Từ Đàm, thành phố Huế, vào lúc 9 giờ 45 phút tối ngày 8 tháng 11 năm 2019 (nhằm ngày 12 tháng 10 năm Kỷ Hợi), thọ thế 97 năm, theo Thông Báo của Hòa Thượng Thích Hải Ấn, Trú Trì Chùa Từ Đàm, Huế, cho biết vào sáng Thứ Sáu, ngày 8 tháng 11 năm 2019.
Hôm Thứ Sáu ngày 8 tháng 11/2019, mình hành hương ngôi chùa nhiều kỷ lục thế giới: Todai-ji tức Đông Đại Tự, xây từ thế kỷ thứ 8 theo lệnh Nhật Hoàng để cầu nguyện đất nước bình an.
Thứ Ba, ngày 5 tháng 11/2019, mình thăm chùa Senso-ji, thờ Đức Quan Thế Âm, tại Tokyo, Nhật Bản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.