Hôm nay,  

Vân Ánh Võ & Đêm Hòa Nhạc Gây Quỹ Tại Hội Trường Việt Báo

16/01/201500:05:00(Xem: 7779)

Vào tối Thứ Bảy 24/01/2015, tại hội trường Việt Báo (14841 Moran St. Westminster), giới yêu nhạc Quận Cam có dịp gặp gỡ lại Vanessa Vân Ánh Võ, nữ nhạc sĩ chơi nhạc cổ truyền Việt Nam độc đáo hiện nay tại hải ngoại. Cùng tham gia trong đêm nhạc này với chị Vân Ánh còn có hai nhạc sĩ cự phách là PC Munoz (bộ gõ) và Alex Kelly (cello). Cả ba nhạc sĩ trong ban tam tấu VAV này đều có thể chơi được nhiều nhạc cụ, đồng thời là những nhà soạn nhạc. Chương trình còn có sự tham gia của ca sĩ cổ điển, Broadway, thiền Teresa Mai như là nghệ sĩ khách mời.

blank
Nhạc sĩ Vân Ánh.

Vân Ánh Võ là một cái tên đã quen thuộc với những người Việt ở hải ngoại còn quan tâm đến nhạc cổ truyền Việt Nam. Cùng với Nguyên Lê- nhạc sĩ Pháp gốc Việt- chị Vân Ánh đã tạo nên một sức sống mới, đầy sáng tạo, đáng tự hào cho nền âm nhạc VIệt Nam. Chị pha trộn những âm thanh của nhạc cụ cổ truyền Việt Nam vào các dòng nhạc khác nhau trên thế giới, trong đó đáng kể nhất là thể loại Blues & Jazz. Đồng thời, chị cũng làm phong phú những làn điệu tiêu biểu, lâu đời của dân ca Việt Nam với tiết điệu, hòa âm và phong cách biểu diễn hòan tòan mới lạ, hiện đại. Những người nhạc sĩ đã từng cùng trình diễn với chị đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Theo chị Vân Ánh, âm nhạc như một cuộc nói chuyện. Thế giới bây giờ nhỏ lại, nhân loại đi tìm tiếng nói chung giữa các nền dân nhạc. Chị mô tả đó là một định hướng rõ rệt, nhưng không dễ dàng cho sự nghiệp âm nhạc của mình. Nó cũng vô cùng rộng lớn, phong phú, nhiều màu sắc. Quan trọng hơn hết, trong thế giới đa văn hóa ngày nay, để có chỗ đứng, người nhạc sĩ không thể không có bản sắc riêng của mình. Mà bản sắc riêng đó, còn có gì khác hơn là cái nôi âm nhạc của dân tộc Việt Nam, nơi mỗi người Việt đã sinh ra và lớn lên trong lời ru của mẹ, trong những câu hò điệu lý dân gian?

Đến với đêm hòa nhạc của Vân Ánh Võ, khán giả sẽ được nghe Purple Haze của Jimi Hendrix qua tiếng đàn bầu. Cũng với cây đàn độc huyền cầm thuần Việt này, khán giả sẽ thưởng thức lại nhạc phẩm Blues & Jazz bất hủ của thập niên 30- Summer Time. Nhưng phiên bản Summer Time của Vân Ánh lần này là mùa hè của Việt Nam, khán giả sẽ cảm được cái hơi ẩm ngột ngạt, tiếng công trùng sau những cơn mưa mùa hè ở quê hương. Những ai đã từng sống trọn vẹn với một đêm mưa mùa hè ở đồng quê Việt Nam, sẽ thấy như không gian ấy được tái tạo. Khán giả sẽ nghe điệu Chầu Văn của miền Bắc trong cái “hơi” Jazz truyền thống Mỹ. Để thực hiện được những sự pha trộn văn hóa như vậy, chị Vân Ánh đã phải bỏ nhiều công sức để chọn lọc bài hát, rồi chọn nhạc cụ để trình diễn nó. Trong âm nhạc của chị Vân Ánh, mỗi cây đàn là một giọng hát đầy cá tính, diễn đạt bài hát như một ca sĩ thả hồn vào bài nhạc vậy.


Có một câu hỏi mà nhiều người VIệt chúng ta hay thắc mắc: bản sắc của nền dân nhạc Việt Nam có gì khác so với Trung Hoa hay những quốc gia Á Đông khác? Có phải nền dân nhạc Việt cũng chỉ là một phiên bản từ nhạc Tàu? Chị Vân Ánh khẳng định nhạc Việt Nam là của người Việt Nam, có những đặc trưng riêng không thể lẫn lộn với các nước khác. Cũng như tô phở Việt Nam thì không thể giống tô mì hoành thánh được! Một dẫn chứng nữa là tiếng Việt và tiếng Hoa là hai ngôn ngữ độc lập. Mà âm nhạc của mỗi dân tộc lại thể hiện bản sắc ngôn ngữ của mình rất rõ. Một trong những nét đặc trưng của tiếng Việt chính là 6 thanh âm: không-sắc-hỏi-huyền-ngã-nặng. Hầu như người ngoại quốc nào cũng thú vị với cách phát âm phong phú này của người Việt. Nó cũng khiến họ học nói tiếng Việt khó hơn một số ngôn ngữ Á Đông khác. Theo chị Vân Ánh, nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam cũng diễn đạt được hệ thống thanh âm này. Đó là lý do khi chơi các nhạc cụ của Việt Nam như đàn tranh, đàn bầu… thì phần kỹ thuật tay trái rất quan trọng. Người nhạc sĩ dùng tay trái để nhấn nhá, luyến láy, kiến tạo ra những thanh âm khác nhau, dù tay phải chỉ tạo một thanh âm. Nghe cây đàn bầu “hát”, chúng ta sẽ cảm nhận được điều này rõ nhất, “…đàn bầu ai gẩy thì nghe, làm thân con gái chớ nghe đàn bầu…”.

Cũng để phân biệt giữa nhạc Việt và nhạc Hoa, chị Vân Ánh lấy ví dụ về hai cây đàn khá giống nhau của hai dân tộc: đàn tranh của Việt Nam và đàn Guzheng của Trung Hoa. Chị có thể chơi cả hai nhạc cụ này, nên cảm nhận sự khác biệt khá rõ. Cây đàn Guzheng mạnh, trầm, có tính chất của người đàn ông. Trong khi cây đàn tranh tiếng thanh, mảnh mai, kỹ thuật tay trái nhấn nhá nhiều, cho nên có nữ tính nhiều hơn.

Trong những buổi trình diễn của mình, chị Vân Ánh rất quan tâm đến lớp khán giả là người gốc Việt trẻ tuổi, sinh ra hoặc lớn lên ở hải ngoại. Các em cần thấy được cái đặc sắc của nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam, và khả năng hội nhập vào nền văn hóa chung của thế giới. Cũng giống như cuộc sống của chính các em vậy. Chị nhận ra một điều đáng mừng là nhiều em gốc Việt đến nghe một lần chương trình nhạc của chị đều thích thú, và lại tiếp tục có mặt ở những lần trình diễn kế tiếp.

Chị Vân Ánh muốn đêm nhạc lần này sẽ không phải là một buổi “trình diễn”, mà là một cuộc trò chuyện âm nhạc với khán giả. Hội trường Việt Báo, vốn có sẵn không gian thuần Việt, được sắp xếp để nghệ sĩ gần gũi với khán giả, sẽ là một không gian lý tưởng, thích hợp cho đêm nhạc độc đáo này.

Vé có bán tại Việt Báo, tại Lees Sandwiches góc Beach/McFadden: 15440 Beach Blvd., Westminster, CA 92683, trên mạng http://firenbronze.com/tickets/, qua email tix@firenbronze.com, hoặc qua điện thoại 714-330-3589.

Đoàn Hưng

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
"Ngày xuân đi chùa, lễ Phật là một phong tục đẹp nhằm nâng cao tâm hồn con người và gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ Phật ngày xuân còn để cảm nhận cái Chân-Thiện-Mỹ, khơi dậy tính Thiện, cảm nhận cái đẹp của cảnh xuân, cảnh chùa, hầu trở về bản tính thiện lương của con người. Đạo Phật và chùa chiền khắp thế giới nơi nào cũng có. Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia thờ Phật, xây đền, chùa thường theo một kiến trúc na ná nhau nhưng dân tộc nào cũng có pha trộn những nét đặc thù riêng". -- Nhà văn/ nhà báo Trịnh Thanh Thủy giới thiệu những ngôi chùa nổi tiếng vòng quanh thế giới. Xin mời độc giả Việt Báo đi theo bước chân phiêu lãng của chị.
Zion National Park, Lâm viên Quốc gia, tọa lạc tại vùng Nam tiểu bang Utah, là một thắng cảnh nổi tiếng thế giới. Mời bạn đọc theo bước chân của nhà văn/nhà báo Trịnh Thanh Thủy đến thăm miền đất với thiên nhiên hùng vĩ này.
Mọi thứ xuất hiện trên thế gian này đều mang theo nó bản chất tương đối, hay nói theo khái niệm triết học là một thực thể luôn luôn có hai mặt: nên và hư, tốt và xấu, lợi và hại, v.v… Cái dễ thấy nhất là đồ nhựa. Lúc đầu ai cũng thấy đồ nhựa rất tiện lợi cho việc sử dụng hàng ngày. Nhưng ngày nay, đồ nhựa sau khi được dùng rồi bỏ đi thành rác lại gây ra tai họa cho môi trường, cho các sinh vật trên trái đất trong đó có loài người.
Riêng mùa Tạ Ơn năm nay, anh H. đặc biệt muốn hướng lòng biết ơn của mình đến với một biểu tượng của đức tin. Anh H. đã đến tạ ơn Đức Mẹ Long Beach.
Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California. Họa sĩ Duy Thanh sinh ngày 11 tháng 8 năm 1931 tại Thái Nguyên. Ông học vẽ năm 1952
Năm 2008, trong chuyến về Việt Nam ngày mùng 4 Tết, gia đình tôi tổ chức du lịch thăm Tứ Động Tâm tại Ấn Độ.
Chiều Thứ Sáu ngày 8 tháng 11/2019, mình hành hương chùa Kim Các Tự, ngôi chùa quen thuộc với người học văn ở Sài Gòn thời xa xưa.
Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang, bậc cao tăng thạc đức của Phật Giáo Việt Nam thời hiện đại, một trong những nhà lãnh đạo khai sáng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vào đầu năm 1964, cũng là nhà phiên dịch và trước tác về Kinh, Luật, Luận và nhiều thể tài Phật Giáo, đã viên tịch tại Chùa Từ Đàm, thành phố Huế, vào lúc 9 giờ 45 phút tối ngày 8 tháng 11 năm 2019 (nhằm ngày 12 tháng 10 năm Kỷ Hợi), thọ thế 97 năm, theo Thông Báo của Hòa Thượng Thích Hải Ấn, Trú Trì Chùa Từ Đàm, Huế, cho biết vào sáng Thứ Sáu, ngày 8 tháng 11 năm 2019.
Hôm Thứ Sáu ngày 8 tháng 11/2019, mình hành hương ngôi chùa nhiều kỷ lục thế giới: Todai-ji tức Đông Đại Tự, xây từ thế kỷ thứ 8 theo lệnh Nhật Hoàng để cầu nguyện đất nước bình an.
Thứ Ba, ngày 5 tháng 11/2019, mình thăm chùa Senso-ji, thờ Đức Quan Thế Âm, tại Tokyo, Nhật Bản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.