Hôm nay,  

Giá đắt của Tự do – Báo Đức phỏng vấn Điếu Cầy

29/11/201421:40:00(Xem: 6662)

Giá đắt của Tự do – Báo Đức phỏng vấn Điếu Cầy

POSTED BY CHUYENHOAVIETNAM ⋅ THÁNG MƯỜI MỘT 27, 2014 ⋅ ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Der hohe Preis der Freiheit – Alexander Freund (DW) *

Bản tiếng Việt của Vũ Hứa Huyên  (Diễn Đàn Việt Nam 21)

26/11/2014 Alexander Freund (DW 24/11/2014), Bản dịch tiếng Việt của Vũ Hứa Huyên (Diễn Đàn Việt Nam 21)

Những blogger ở Việt Nam luôn bị trấn áp khốc liệt. Cách đây một tháng, một trong những người hoạt động nổi tiếng được phóng thích nhưng bị trục xuất ngay qua Hoa Kỳ. Làn sóng Đức (Deutsche Welle) đã phỏng vấn nhân vật này.

blank

Blogger Nguyễn Văn Hải, nổi tiếng dưới bút danh Điếu Cầy được phóng thích khỏi nhà tù Việt Nam vào cuối tháng mười và ngay sau đó bị trục xuất qua Hoa Kỳ đến độ không kịp từ giã gia đình. Vào năm 2008 ông bị kết án 12 năm tù vì „tuyên truyền chống phá nhà nước“. Nguyễn Văn Hải luôn bác bỏ những cáo buộc này của chính quyền. 

Người cựu bộ đội đã thành lập „Câu lạc bộ Nhà báo Tự do“. Là nhà báo đấu tranh, Điếu Cầy thường là cái gai trong mắt của nhà chức trách Việt Nam vì ông phê bình kịch liệt tệ tham nhũng lan rộng cũng như thái độ của chính quyền trong cuộc tranh chấp lãnh hải với Trung quốc. Nguyễn Văn Hải nói đáng lẽ chính quyền phải làm sao thoát khỏi ảnh hưởng của người láng giềng lớn thì họ lại chỉ lo đến túi tiền của mình.

Ở Việt Nam, số phận của Nguyễn Văn Hải không phải là trường hợp cá biệt, Tổ chức Phóng viên Không biên giới (ROG) nhận xét tình trạng tự do báo chí và tự do ý kiến rất nghiêm trọng. Bảng Chỉ số Tự do Báo chí được công bố mỗi năm xếp Việt Nam vào hạng 174 trong số 180 quốc gia, một cấp sau Ba Tư và trước Trung quốc. Theo ROG hiện nay còn 26 người hoạt động trong lãnh vực báo mạng trực tuyến và nhà báo quần chúng đang bị cầm tù. Chẳng hạn Lê Thị Phương Anh của „Hội Anh Em Dân Chủ“ một trang mạng tranh đấu cho dân chủ hóa Việt Nam, bị giam ở Đồng Nai từ tháng 5/2014 mà không biết rõ lý do buộc tội.

Ngày thứ bảy 22/11/2014 Bộ trưởng kinh tế liên bang Gabriel nhân dịp công du Việt Nam đã gặp những người hoạt động nhân quyền như blogger „Mẹ Nấm“ và người em của Luật sư Lê Quốc Quân, một tù nhân chính trị nổi tiếng.

Giờ đây, blogger Nguyễn Văn Hải theo dõi tình hình ở Việt Nam từ nơi lưu vong trên đất Hoa Kỳ. Tại đó Làn sóng Đức (DW) phỏng vấn ông.

* * *

Deutsche Welle: Ông Nguyễn Văn Hải, hơn 6 năm trải qua các nhà tù, từ một tháng nay ông ở Mỹ và sống tự do. Ông cảm thấy thế nào?

Nguyễn Văn Hải: Tôi ở tù 6 năm, 6 tháng, 2 ngày. Sự phóng thích đến bất ngờ. Thật khó mà dùng lời để diễn tả mọi cảm xúc khi tôi đến Hoa Kỳ. Khi máy bay cất cánh rời phi trường, tôi nhìn xưống mảnh đất hình chữ S (chú thích ban biên tập: Trên bản đồ, Việt Nam hình tựa như chữ S). Tôi biết là phải tiếp tục tranh đấu để ngày nào đó có thể trở về. Gia đình tôi còn ở Việt Nam, bạn bè tôi cũng vậy. Họ đang phải sống trong một xã hội mà nhân quyền không được tôn trọng.

Tự do là cảm giác tràn đầy sung sướng, là mơ ước lớn của cuộc sống. Tự do lên mạng Internet, gọi điện thoại mà không phải sợ có người nghe lén. Trên đường đi không còn bị nhân viên an ninh cộng sản theo dõi từng bước.  

DW: Như thế nào và khi nào ông biết tin sẽ xuất cảnh sang Hoa Kỳ?

NVH: Và tháng 9 (22/09/2014) một đại diện ngoại giao Hoa Kỳ cho biết là Hoa Kỳ đang thương thảo trường hợp của tôi với phía Việt Nam. Nhưng thời điểm cụ thể thì lúc đó tôi chưa được biết.

DW: Trong bối cảnh của các cuộc tranh chấp lãnh thổ, ông đã tổ chức biểu tình chống Trung quốc. Trong lãnh vực khác ông phê bình chính quyền tham nhũng. Như vậy ông xem mình là người yêu nước, người hoạt động chính trị hay người đối lập?

NVH: Với tư cách là công dân Việt Nam tôi đã cùng các bạn bè thể hiện quan điểm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Chúng tôi đòi hỏi nhà cầm quyền phải tôn trọng quyền lợi của đất nước. Quyền lợi của dân tộc phải đứng trên lợi ích phe nhóm. Công dân xứ nào cũng hành sử như tôi. Tôi là công dân đảm nhận trách nhiệm đối với đất nước và chính mình.

DW: Tại Mỹ ông đã được đồng bào phất cờ miền Nam chào đón. Từ 40 năm nay Nam Việt Nam không tồn tại nữa. Mặc dù quốc gia đã có nền kinh tế thị trường, nhưng không phải là quốc gia pháp quyền dân chủ. Ông nghĩ gì về cuộc đón tiếp này?

NVH: Tôi sinh trưởng ở miền Bắc. Tôi không sống ở miền Nam, vì vậy tôi không muốn bình phẩm miền Nam có là quốc gia dân chủ hay quốc gia pháp quyền không. Nhưng khi tôi vào Nam năm 1971 , tôi đã thấy có nhiều khác biệt đối với miền Bắc. Nam Việt Nam có nền kinh tế sinh động và thịnh vượng hơn. Ở đó có tự do. Báo chí tư nhân được phép xuất bản và người dân cũng được phép buôn bán tự do, được phép đình công và biểu hiện ý kiến. Tất cả hoàn toàn khác những gì mà chúng tôi học và nghe ở miền Bắc.

Ở thời điểm đó miền Bắc có phải là một loại nhà nước pháp quyền không? Dựa vào đâu miền Bắc có thể nói về pháp lý và luật pháp? Ngay như hiện nay Việt Nam chỉ có pháp luật của đảng cộng sản.

Tại phi trường Los Angeles tôi đã có cảm giác được đón tiếp nồng nhiệt như một gia đình đón một người thân trở về sau thời gian dài vắng mặt. Việc đồng bào cầm cờ nào đón tôi, tôi không đặt thành vấn đề, đáng quan tâm là họ đã tiếp đón tôi chân thành. Lá cờ là một biểu tượng. Trong một xã hội dân chủ tôi phải kính trọng tư duy và biểu tượng của những người khác.

DW: Ông có dự định gì cho tương lai?

NVH: Trong tương lai tôi sẽ đi tiếp con đường đã chọn. Chúng tôi đã khởi đầu tranh đấu cho tự do ý kiến và nhân quyền và tôi sẽ không từ bỏ mục tiêu này.

 ********

Nguồn:

https://sites.google.com/site/forumvietnam21/tiengviet/nq-ordner/bnq20141126-dw

(*) Nguyên bản tiếng Đức: Der hohe Preis der Freiheit, DW 24.11.2014
http://www.dw.de/der-hohe-preis-der-freiheit/a-18082266

Bản tiếng Anh: The high price of freedom in Vietnam, DW 24.11.2014
http://www.dw.de/the-high-price-of-freedom-in-vietnam/a-18083350
.
,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
"Ngày xuân đi chùa, lễ Phật là một phong tục đẹp nhằm nâng cao tâm hồn con người và gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ Phật ngày xuân còn để cảm nhận cái Chân-Thiện-Mỹ, khơi dậy tính Thiện, cảm nhận cái đẹp của cảnh xuân, cảnh chùa, hầu trở về bản tính thiện lương của con người. Đạo Phật và chùa chiền khắp thế giới nơi nào cũng có. Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia thờ Phật, xây đền, chùa thường theo một kiến trúc na ná nhau nhưng dân tộc nào cũng có pha trộn những nét đặc thù riêng". -- Nhà văn/ nhà báo Trịnh Thanh Thủy giới thiệu những ngôi chùa nổi tiếng vòng quanh thế giới. Xin mời độc giả Việt Báo đi theo bước chân phiêu lãng của chị.
Zion National Park, Lâm viên Quốc gia, tọa lạc tại vùng Nam tiểu bang Utah, là một thắng cảnh nổi tiếng thế giới. Mời bạn đọc theo bước chân của nhà văn/nhà báo Trịnh Thanh Thủy đến thăm miền đất với thiên nhiên hùng vĩ này.
Mọi thứ xuất hiện trên thế gian này đều mang theo nó bản chất tương đối, hay nói theo khái niệm triết học là một thực thể luôn luôn có hai mặt: nên và hư, tốt và xấu, lợi và hại, v.v… Cái dễ thấy nhất là đồ nhựa. Lúc đầu ai cũng thấy đồ nhựa rất tiện lợi cho việc sử dụng hàng ngày. Nhưng ngày nay, đồ nhựa sau khi được dùng rồi bỏ đi thành rác lại gây ra tai họa cho môi trường, cho các sinh vật trên trái đất trong đó có loài người.
Riêng mùa Tạ Ơn năm nay, anh H. đặc biệt muốn hướng lòng biết ơn của mình đến với một biểu tượng của đức tin. Anh H. đã đến tạ ơn Đức Mẹ Long Beach.
Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California. Họa sĩ Duy Thanh sinh ngày 11 tháng 8 năm 1931 tại Thái Nguyên. Ông học vẽ năm 1952
Năm 2008, trong chuyến về Việt Nam ngày mùng 4 Tết, gia đình tôi tổ chức du lịch thăm Tứ Động Tâm tại Ấn Độ.
Chiều Thứ Sáu ngày 8 tháng 11/2019, mình hành hương chùa Kim Các Tự, ngôi chùa quen thuộc với người học văn ở Sài Gòn thời xa xưa.
Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang, bậc cao tăng thạc đức của Phật Giáo Việt Nam thời hiện đại, một trong những nhà lãnh đạo khai sáng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vào đầu năm 1964, cũng là nhà phiên dịch và trước tác về Kinh, Luật, Luận và nhiều thể tài Phật Giáo, đã viên tịch tại Chùa Từ Đàm, thành phố Huế, vào lúc 9 giờ 45 phút tối ngày 8 tháng 11 năm 2019 (nhằm ngày 12 tháng 10 năm Kỷ Hợi), thọ thế 97 năm, theo Thông Báo của Hòa Thượng Thích Hải Ấn, Trú Trì Chùa Từ Đàm, Huế, cho biết vào sáng Thứ Sáu, ngày 8 tháng 11 năm 2019.
Hôm Thứ Sáu ngày 8 tháng 11/2019, mình hành hương ngôi chùa nhiều kỷ lục thế giới: Todai-ji tức Đông Đại Tự, xây từ thế kỷ thứ 8 theo lệnh Nhật Hoàng để cầu nguyện đất nước bình an.
Thứ Ba, ngày 5 tháng 11/2019, mình thăm chùa Senso-ji, thờ Đức Quan Thế Âm, tại Tokyo, Nhật Bản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.