Hôm nay,  

Quần Đảo Trường Sa & Thềm Lục Địa Việt Nam Chủ Quyền Việt Nam Tại Trường Sa: Cụm Trường Sa

20/11/201421:55:00(Xem: 6688)

 

  QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA & THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM

CHỦ QUYỀN VIỆT NAM TẠI TRƯỜNG SA: CỤM TRƯỜNG SA

 

Lời người phụ trách: Loạt bài về Chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa gồm có 6 phần: Cụm Song Tử (1), Cụm Nam Yết (2), Cụm Sinh Tồn (3), Cụm Trường Sa (4), Cụm An Bang (5) và Thềm lục địa VN - Hệ thống nhà giàn DK1 (6). Các bài này sẽ lần lượt đăng trong 3 tháng, 2 bài một tháng.

 

  1.       I.    CẤU TRÚC CÁC ĐẢO HOÀNG SA – TRƯỜNG SA

 

  1. Đảo (Island): Hoàn toàn nổi lên trên mặt biển dù thủy triều cao. Xung quanh là bãi san hô ngầm. Có một số loại cây thích hợp với san hô.
  2. Cồn, Đá, Bãi (Bank, Cay, Reef, Rock, Sand, Shoal): Những mỏm đá nổi lên trên mặt biển dù thủy triều cao hoặc những bãi san hô nổi khi thủy triều thấp.
  3. Bãi Đá Ngầm (Submerged Reef): Những bãi đá san hô chìm dù khi thủy triều thấp.

 

  1.     II.    QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

 

Cách Cam Ranh 248 hải lý - Vũng Tàu 305 hải lý - Hải Nam 550 hải lý – Đài Loan 860 hải lý – Palawan 200 hải lý. Gồm có 15 đảo nhỏ và  trên 130 đá, bãi  nổi và chìm, bãi san hô rải rải rác từ 6°12' đến 12°00' vĩ Bắc và từ 111°30' đến 117°20' kinh Đông, trên một diện tích gần 160.000 km² (nguồn khác: 410.000 km²) ở giữa biển Đông. Quần đảo này có độ dài từ tây sang đông là 800 km, từ bắc xuống nam là 600 km.

 

 blank

 

 

  1. Lớn thứ nhất: đảo Ba Bình, 0.460 km², do Đài Loan chiếm  giữ, trước đó từng có quân đội Pháp-Việt và trạm khí tượng.
  2. Lớn thứ hai: đảo Thị Tứ, 0.370 km² bị Philippines chiếm, trước đó từng có quân đội Pháp-Việt từ thời Pháp, và sau đó quân  lực  VNCH ở đó trước Phi.
  3. Lớn thứ ba: đảo Bến Lạc, 0.186 km² bị Philippines chiếm (Trước đó từng có quân đội Nhật, có thể có lính Việt cùng với lính Nhật).
  4. Lớn thứ tư: đảo Trường Sa, 0.130 km² bây giờ là thủ phủ của quân đội VN trên quần đảo Trường Sa.
  5. Lớn thứ năm: đảo Song Tử Đông, 0.127 km² bị Philippines chiếm, từng có quân đội Việt Nam ở đó trước Phi.
  6. Lớn thứ sáu: đảo Song Tử Tây, 0.120 km², Việt Nam đóng quân.
  7. Lớn thứ bảy: đảo Sinh Tồn, 0.080 km², Việt Nam đóng quân.
  8. Lớn thứ tám: đảo Vĩnh Viễn, 0.079 km², Philippines chiếm giữ.
  9. Lớn thứ chín: đảo Sơn Ca, 0.07 km², Việt Nam đóng quân.

10. Lớn thứ mười: đảo Loại Ta, 0.065 km², Philippines chiếm giữ, từng có quân đội Việt Nam ở đó trước Phi.

11. Lớn thứ mười một: đảo Hoa Lau, 0.062 km² do Malaysia chiếm giữ.

12. Lớn thứ mười hai: đảo Nam Yết, 0.053 km², Việt Nam đóng quân.

13. Lớn thứ mười ba: đảo An Bang, 0.016 km², Việt Nam đóng quân.

14. Lớn thứ mười bốn: đảo Bình Nguyên, 0.006 km², Philippines chiếm giữ.

15. Lớn thứ mười lăm: đảo (cồn) An Nhơn, 0.004 km², Philippines chiếm năm 1978 (Philippines gọi là đảo Panata, một số  báo Việt Nam ghi nhầm tên Ponata nhưng đó chính là cồn An Nhơn).

 

Theo truyền thông Trung Quốc thì "chủ quyền" đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nói rằng trong số 53 điểm đảo, bãi đá ở Trường Sa thì "Việt Nam chiếm giữ 29 điểm, Philippines chiếm giữ 9 điểm, Malaysia 3 điểm, Indonesia và Brunei mỗi nước chiếm giữ 1 điểm". Trung Quốc và Đài Loan chiếm 10 điểm.

  1.    III.    CÁC VỊ TRÍ DO VIỆT NAM KIỂM SOÁT

 

Huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa gồm có thị trấn Trường Sa, xã Song Tử Tây, xã Sinh Tồn, và khu bảo tồn biển Nam Yết (đang đề nghị). Hiện đang có 6 đảo và 16 đảo chìm, bãi san hô, đá ngầm với 33 điểm đóng quân do Việt Nam đóng giữ được Việt Nam thông báo (chưa kể các đảo chưa có quân nhưng đã được Việt Nam kiểm soát):

  • 6 đảo nổi là: Đảo An Bang (Amboyan Cay), Đảo Nam Yết (Namyit Island), Đảo Sinh Tồn (Sin Cowe Island), Đảo Song Tử Tây (Southwest Cay), Đảo Sơn Ca (Sand Cay), Đảo Trường Sa (Trường Sa Lớn, Spratly Island).
  • 16 đảo chìm, bãi san hô, đá ngầm (Các đảo chìm này đều có những ghềnh đá nổi trên mặt nước) là: Bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef), Đá Cô Lin (Collins Reef/Johnson North Reef), Đá Đông (East London Reef), Đá Lát (Ladd Reef), Đá Hi Gen (Higgens Reef), Đá Len Đao (Lansdowne Reef), Đá Lớn (Great Discovery Reef), Đá Nam (South Reef), Đá Núi Le (Cornwallis South Reef), Đá Tây (West London Reef), Đá Thị (Núi Thị, Petley Reef), Đá Tiên Nữ (Pigeon Reef/Tennent Reef), Bãi Tốc Tan (Alison Reef), Đảo Phan Vinh (Pearson Reef), Đảo Sinh Tồn Đông (Đá Nhám, Sin Cowe East Island, Grierson Reef), Đảo Trường Sa Đông (Đá Giữa, Central London Reef).
  • 9 ngọn hải đăng gồm Đá Lát, Đá Tây, An Bang, Tiên Nữ, Song Tử Tây, Trường Sa Lớn, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn.
  • Vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam gồm có 7 bãi với 15 nhà giàn mang tên DK1 hiện tại còn sử dụng 15 nhà giàn, trong đó có 8 nhà giàn có bãi đỗ trực thăng. Ngoài ra có một nhà giàn khác DK1/10 ở bãi Cà Mau.

 

blank

 

Quần đảo Trường Sa được chia làm 9 cụm (Song Tử, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, An Bang, Thị Tứ, Loại Ta, Bình Nguyên và Thám Hiểm) trải dài từ vĩ độ 6°20’ Bắc (Louisa Reef) lên 11°28’ Bắc (Song Tử Đông) và từ kinh độ 111°41’ Đông (Đá Lát) qua 117°19’ Đông (Brown Reef). Việt Nam đang đóng quân trên các điểm đảo trên 5 cụm (Song Tử, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, An Bang):

 

CỤM TRƯỜNG SA (LONDON REEFS): TÂY NAM TRƯỜNG SA

 

Phần lớn các đảo và bãi đá tại cụm Trường Sa do Việt Nam giữ. Trung Quốc chiếm 2 bãi đá.
blank

 
1. Đảo Trường Sa Lớn: Spratly Island (QT) - Lagos (PLT) - Nanwei Dao (TQ)

  • Tọa độ: 8º39’ B - 111º56’ Đ
  • Diện tích: 0.130 km²
  • Miêu tả: Đảo lớn thứ 4 quần đảo, có dạng hình tam giác cân mà đáy hơi chệch về phía Bắc. Đáy dài 350 m, hai cạnh kia, mỗi cạnh dài 450 m, cao độ ở phía Bắc là 3.5 m ở phía Nam là 2.1 m so với mặt nước lúc nước ròng. Che phủ bởi cây bụi, cỏ, chim chóc và phân chim. Không có cây lớn, nhiều nhất là Nam Sâm, có dược tính, các loại rau sam, Muống biển. Có loại chim Hải Âu trắng, sơn ca, chim én. Có giếng nước ngọt , khá sâu, độ cao 3m, ngọt tốt 9/10, xong lại có mùi tanh của san hô. Có một đường băng dài  khoảng 600 m và một cảng cá. Vành đá ngầm nổi khi triều xuống. Có trạm khí tượng Trường Sa. Chiếm giữ từ năm 1974. Một phần của London Reefs (Cụm Trường Sa).
  • blank

 

 

2. Đá Lát: Ladd Reef (QT) - Riji Jiao (TQ)

  • Tọa độ: 8º31’ B - 111º41’ Đ
  • Diện tích: Không
  • Miêu tả: Nổi khi triều thấp. Có hải đăng Đá Lát. Đóng quân từ 1988. Một phần của London Reefs (Cụm Trường Sa).

 blank

 

3. Đảo Phan Vinh (A-B): Pearson Reef (QT) - Bisheng Jiao (TQ)

  • Tọa độ: 8º56’ B - 113º38’ Đ
  • Diện tích: Không
  • Miêu tả: Đảo Phan Vinh chỉ nổi khi thủy triều xuống thấp, khi triều lên chỉ có một vài mỏm đá nổi cao hơn mặt nước. Hai cồn cát có độ cao 1 và 2 m nằm bên bờ phá nước. Đảo nằm cách đảo Núi Le 12 hải lý. Có 2 điểm đóng quân từ 1988. Một phần của dải san hô London Reefs (Cụm Trường Sa).

 

 blank

    

4. Đảo Trường Sa Đông: Central London Reef (QT) - Zhong Jiao (TQ)

  • Tọa độ: 8º55’ B - 112º21’ Đ
  • Diện tích: Không
  • Miêu tả: Phần Tây Nam là một bờ cát chỉ nổi chút ít khi triều lên. Phần còn lại là đá san hô ngập nước bao quanh một đầm nước. Chiếm giữ từ năm 1978. Một phần của London Reefs (Cụm Trường Sa).

 blank

 

5. Bãi Đá Tây (A-B-C): West London Reef (QT) - Xi Jiao (TQ)

  • Tọa độ: 8º52’ B - 112º21’ Đ
  • Diện tích: Không
  • Miêu tả: Phần phía Đông là cồn cát cao 0.6 m, phía Tây là rạn san hô chỉ nổi khi triều xuống. Nằm giữa là phá nước. Có 3 điểm đóng quân và hải đăng Đá Tây dựng năm 1994. Một phần của London Reefs (Cụm Trường Sa).

 blank


6. Đá Đông (A-B-C): East London Reef (QT) -  Silangan (PLT) - Dong Jiao (PLT)

  • Tọa độ: 8º48' B - 112º34' Đ
  • Diện tích: Không
  • Miêu tả: Bãi đá cao tới 1 m, bao quanh một phá nước. Đóng quân từ năm 1988 với 3 điểm. Một phần của London Reefs (Cụm Trường Sa).

 blank

 

7. Bãi Tốc Tan (A-B-C): Alison Reef (QT) - Liumen Jiao (TQ)

  • Tọa độ: 8º52' B - 113º55' Đ
  • Diện tích: Không
  • Miêu tả: Cụm bãi đá Tốc Tan có chiều dài khoảng 20 km, rộng gần 7 km, diện tích khoảng 140 km², thềm san hô phía bắc rộng tạo thành vành đai, hình thành hồ nước có độ sâu từ 15-20 m. Khi nước thủy triều xuống thấp một số đá nhô lên khỏi mặt nước. Có 3 điểm đóng quân. Một phần của London Reefs (Cụm Trường Sa).

 blank


8. Đá Tiên Nữ: Pigeon Reef/Tennent Reef (QT) - Wumie Jiao (TQ)

  • Tọa độ: 8º53' B - 114º39' Đ
  • Diện tích: Không
    • Miêu tả: Bãi san hô dài 9 km, rộng 8 km. Thềm san hô quanh đảo có chiều rộng từ 300-500 m. Nhiều mỏm đá nổi tự nhiên khi triều cao. Đảo là vành đai san hô khép kín. Vành đá bao quanh phá nước. Phía trong vành đai san hô là hồ có kích thước 7.5 km x 3.4 km. Khoảng cách từ đảo Tiên Nữ đến các đảo Núi Le, Tốc Tan, Phan Vinh không xa. Có hải đăng Tiên Nữ. Đóng quân từ 1988. Một phần của London Reefs (Cụm Trường Sa).


     9. Đảo Núi Le (A-B): Cornwallis South Reef (QT) - Nanhua Jiao (TQ)

  • Tọa độ: 8º45' B – 114º10’ Đ
  • Diện tích: Không
  • Miêu tả: Chỉ nổi khi triều xuống. Bao quanh một đầm nước. Chiếm giữ từ năm 1988 với 2 điểm đóng quân. Một phần của London Reefs (Cụm Trường Sa).

 blank

Nguồn:

www.globalsecurity.org/military/world/.../spratly-claims.htm

en.wikipedia.org/wiki/Spratly_Islands - 23 hours ago 
hoangsa.org/.../23352-Nhung-dao-o-Truong-Sa-duoc-Viet-Nam-giu-vung

vi.wikipedia.org/wiki/Quần_đảo_Trường_Sa

 

 

 

Nguyễn Mạnh Trí

E-Mail: prototri@yahoo.com

www.tranhchapbiendong.com

Tu chỉnh: 20  tháng 11  năm 2014

 


.
,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 6 tháng 6, Toà án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã kết án ông Đặng Đăng Phước, Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk tám năm tù giam và bốn năm quản chế với tội danh "tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước", vì các hoạt động giúp đỡ dân oan và ủng hộ tự do, dân chủ, nhân quyền một cách ôn hòa của nhà giáo này, theo tin từ BBC và RFA.
Hiệp định về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết ngày 27 tháng 1 năm 1973 tại Paris, gồm có 9 chương và 23 điều khoản. Nội dung mà Chính phủ Hoa Kỳ, Chính phủ VNDCCH, Chính phủ VNCH và Chính phủ CMLTMNVN đồng thuận không phải là thoả hiệp giữa hai phe thắng và thua, mà nhằm quy định việc ngưng mọi cuộc giao tranh, Hoa Kỳ rút quân trong vòng 60 ngày ra khỏi Việt Nam, QĐNDVN được ở lại miền Nam; bù lại, Hà Nội trao trả các tù binh Hoa Kỳ, VNCH và MTGPMN cùng hoạt động trên lãnh thổ của mình...
Làm sao để giữ vững tư tưởng trong Quân đội và Công an là vấn đề sống còn năm 2023 của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN). Lý do vì năm con Mèo (Quý Mão) có Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ Khóa đảng XIII, dự trù vào khoảng tháng Sáu, để bỏ phiếu tín nhiệm các cấp Lãnh đạo từ Trung ương xuống địa phương. Cuộc bỏ phiếu này sẽ là cơ hội cho các cấp tranh đua, chạy chức, chiếm quyền lãnh đạo. Và kết quả cuộc bỏ phiếu này sẽ đặt nền tảng cho Đại hội đảng khóa XIV để bầu lên Tổng Bí thư và Bộ Chính trị mới nhiệm kỳ 2026-2031...
Chứ chả lẽ cái chết thảm thiết của bà Cát Hanh Long và của hàng bao nhiêu triệu lương dân khác nữa (ở khắp ba miền đất nước, từ hơn nửa thế kỷ nay) thì đất/trời có thể dung tha được hay sao?
Từ lâu, dân gian tự hỏi không hiểu giữa người làm báo đảng và báo cáo viên, tuyên truyền viên nhà nước có khác nhau gì không hay cùng một loại. Tìm hiểu ra thấy rằng, tuy hai nhiệm vụ khác nhau nhưng cùng có một mục tiêu là tuyên truyền để bảo vệ chế độ, kể cả những sai trái...
“Đến hẹn lại lên” là chuyện thông lệ, không có gì đặc biệt, nhưng lãnh đạo mà cũng chỉ biết làm đến thế thì dân lo. Chuyện này xẩy ra ở Việt Nam vào mỗi dịp cuối năm khi các cơ quan đảng và chính phủ tổng kết tình hình năm cũ để đặt kế hoạch cho năm mới. Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng, người có quyền lực cao nhất nước, cũng đã làm như thế. Nhưng liệu những điều ông Trọng nói có phản ảnh tình hình thực tế của đất nước, hay ông đã nói tốt để đồng hóa mặt xấu?
Người ta có thể thông cảm và thông hiểu thái độ nhẫn nhục của những người phụ nữ bị đè nén xuống tận đáy xã hội. Họ có cha già, mẹ yếu, con thơ phải chăm lo nên làm to chuyện e cũng chả đi đến đâu mà nhỡ “vỡ nồi cơm” thì khốn khổ cả nhà. Còn cả một tập đoàn lãnh đạo chỉ vì quyền lợi của bản thân và gia đình mà bán rẻ danh dự của cả một dân tộc thì thực là chuyện hoàn toàn không dễ hiểu...
Đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam nên từ nhiệm để bảo vệ danh dự sau 15 năm không chống nổi “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên...
Khó mà phủ nhận được rằng Hun Sen là một tay bản lĩnh (có thừa) nhưng bản lĩnh của ông, tiếc thay, đã không giúp được cho dân tộc Khmer có đủ áo cơm, dù đã phải cầm cố gần nửa phần (45%) đất đai của Cambodia!
Ngày 2/12/2022, Hoa Kỳ đặt Việt Nam vào Danh sách “theo dõi đặc biệt” (Special Watch List) vì tiếp tục vi phạm quyền tự do Tín ngưỡng, Tôn giáo, nhưng Việt Nam phủ nhận và cho rằng Mỹ đã xuyên tạc tình hình để chống phá Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.