Hôm nay,  

TQ Giành Biển Đông: Đặt Tên 7,300 Đảo...; Nam Hàn Bắn Chết 1 Ngư Dân TQ Vào Vét Cá

18/10/201200:00:00(Xem: 7304)
SEOUL (VB) -- Báo Korea Herald loan tin vào đêm Thứ Tư rằng quan hệ giữa Nam Hàn và Trung Quốc đã tới mức tệ hại nhất sau cái chết của một ngư dân Trung Quốc trong trận bố ráp thực hiện bởi Vệ Binh Duyên Hải Nam Hàn ở Tây Hải hôm Thứ Ba.

Bản tin nói chính phủ TQ bày tỏ “quan ngại nghiêm trọng” về chuyện xảy ra, và Bộ Ngoaạ Giao TQ đòi hỏi phải có cuộc điều tra kỹ càng và “các biện pháp cụ thể để ngăn cản tình hình giới chức bạo lực quá độ và các trường hợp tương tự không xảy ra nữa,” theo lời phát ngôn nhân Hong Lei của Bộ Ngoại Giao TQ trong buổi họp báo.

Trước đó trong ngày Thứ Tư, tòa đaị sứ TQ ở Seoul đã gửi một kháng thư lên Bộ Ngoại Giao Nam Hàn về bạo lưc5 làm chết ngư dân TQ, và thúc giục phaả thực hiện luật pháp trong một phương cách văn minh.

Trong khi đó, báo Korea Times nói rằng báo Huanqiu từ Bắc Kinh trong bài viết hôm Thứ Tư đã kêu gọi chuyện lính Nam Hàn làm chết 1 ngư dân TQ “không nên là nguồn xung đột với Seoul” và kêu gọi “phương pháp xử thế đầu lạnh.”

Mặt khác, bản tin RFI đã tường thuật rằng hôm Thư Ba, lực lượng tuần duyên Hàn Quốc đã mở chiến dịch ngăn chặn khoảng 30 chục chiếc tàu đánh cá Trung Quốc bị cho là hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Hàn Quốc trên biển Hoàng Hải. Cảnh sát biển Hàn Quốc đã bắt giữ hai chiếc tàu trọng tải gần 100 tấn và kéo về cảng Mokpo (miền Tây nam Hàn Quốc), đồng thời câu lưu 23 thủy thủ Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo nguồn tin Hàn Quốc, khi bị chận bắt, ngư dân Trung Quốc đã dùng dao, búa, gậy gộc và nhiều loại vũ khí khác, đánh lại lực lượng tuần duyên. Một nhóm cảnh sát biển Hàn Quốc đã phải dùng súng bắn đạn cao su để chống trả. Một ngư dân Trung Quốc 44 tuổi đã bị trúng một viên đạn cao su vào ngực, và đã qua đời khi được trực thăng chở đến bệnh viện.

RFI ghi nhận rằng, khi phát biểu với báo chí vào hôm Thứ Tư, ông Kang Seong-Hee chỉ huy lực lượng tuần duyên thành phố Mokpo cho biết là thi hài của người ngư dân Trung Quốc sẽ được giảo nghiệm để xác định xem có phải đúng là viên đạn cao su đã gây ra cái chết của nạn nhân hay không. Tuy nhiên, viên chức này xác định: “Chúng tôi không bao giờ sử dụng đến đạn cao su nếu họ không đánh trả”.

Việc tàu đánh cá Trung Quốc ồ ạt lấn sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Hàn Quốc trên Hoàng Hải để đánh bắt trái phép không phải là hiếm hoi, và càng lúc càng gia tăng. Theo số liệu của tuần duyên Hàn Quốc, nếu trong năm 210, chỉ có 370 tàu thuyền đánh cá Trung Quốc bị bắt giữ, qua năm 2011, số lượng này đã lên đến 475 chiếc.


Phản ứng của ngư dân Trung Quốc khi bị chận bắt cũng càng lúc càng dữ dội hơn, không ngần ngại tấn công vào lực lượng tuần duyên lên bắt họ. Chẳng hạn như vào tháng tư vừa qua, bốn lính tuần duyên Hàn Quốc đã bị thủy thủ Trung Quốc đánh bị thương.

Thậm chí trước đó, vào tháng 12 năm 2010, một ngư dân Trung Quốc đã đâm chêt một lính tuần duyên Hàn Quốc và làm một người lính khác bị thương năng. Vụ này đã làm công luận Hàn Quốc hết sức phẫn nộ, và vào tháng tư vừa qua, thủ phạm đã bị một tòa án Hàn Quốc kết án 30 năm tù.Trước đó hai năm, vào tháng 9 năm 2008, một người tuần duyên Hàn Quốc cũng bị chết đuối khi tìm cách khám xét một chiếc tầu cá Trung Quốc.

Theo các nhà quan sát, vấn đề được nêu bật trong các vụ đánh bắt cá trái phép này, là thái độ hung hăng của ngư dân Trung Quốc. Trong số các nguyên nhân đã đến thái độ này, có những tuyên bố của giới chức Trung Quốc phản bác các đòi hỏi của Hàn Quốc về vùng đặc quyền kinh tế của mình, qua đó kích động tinh thần dân tộc chủ nghĩa của ngư dân Trung Quốc.

Chính quyền Trung Quốc, ít ra là chính quyền một số địa phương Trung Quốc được cho sẵn sàng để cho ngư dân của họ tự võ trang khi đi đánh bắt tại nhưng khu vực mà Trung Quốc tự nhận chủ quyền nhưng có tranh chấp với nước khác.

RFI cũng nói: “Một trong những ví dụ điển hình là tại Biển Đông. Theo tờ báo Trung Quốc Hoàn cầu Thời báo (Golbal Times) ngày 28/06/2012, lãnh đạo tập đoàn đánh các Trung Quốc Bảo Sa ở đảo Hải Nam đã không ngần ngại cho rằng cần phải võ trang cho ngư dân Trung Quốc “để biến họ thành lực lượng trừ bị trên mặt biển, và dùng họ để giải quyết vấn đề biển Nam Hải”, tên Trung Quốc gọi Biển Đông.”

Trong khi đó, báo Tiền Phong từ Hà Nội loan tin rằng Trung Quốc ráo riết đặt tên chính thức cho 7.300 hòn đảo ở Biển Đông.

Bản tin nói, theo Tân Hoa xã (THX), Chính phủ Trung Quốc đang thực hiện chiến dịch đặt tên chính thức cho hàng ngàn hòn đảo nhằm khẳng định chủ quyền.

Theo bản tin trên THX, tính đến cuối năm 2011, Chính phủ Trung Quốc đã đặt tên chính thức cho 1.660 hòn đảo và có kế hoạch đến tháng 8 – 2013 sẽ cấp xong tên chính thức cho thêm 1.664 hòn đảo nữa ở Biển Đông.

Cũng theo bản tin của THX, Trung Quốc tính toán rằng ở Biển Đông có hơn 7.300 hòn đảo nhỏ với diện tích khoảng 500 m2 trở lên.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
hiện tại dân số Trung Cộng đã lên tới 1/5 tổng số nhân loại rồi, gieo trồng 1,418,804,794 trái quýt chua (lè) như vậy bộ chưa đủ sao mà còn muốn ấn thêm vô làm chi nữa, cha nội? Bộ không thấy hằng triệu người dân Hồng Kông đang xuống đường biểu tình phản đối và cả loài người đang nhăn mặt hay sao?
Người dân Nam Bộ thường phê bình kẻ nói một đường làm một nẻo là “xạo ke”. Sau ngày 30/04/1975, đảng Cộng sản thu đất nước về một mối, nhưng không làm như đã hứa khiến dân Nam Bộ lại phải gọi Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa là “xạo hết chỗ nói”...
Dư âm cuộc cách mạng Mùa Xuân Ả Rập năm 2010 ở Trung Đông, Bắc Phi châu và sự tan rã của Thế giới Cộng sản ở Nga năm 1992, đang là mối lo hàng đầu của đảng CSVN, sau hơn 35 năm đổi mới. Dưới lăng kính bảo vệ an ninh quốc gia, nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) coi mọi phản ứng của dân trong cuộc sống, kể cả các hoạt động đòi dân chủ, tự do và nhân quyền v.v… đều là “diễn biến hòa bình” nhằm phát triển “cách mạng mầu” để lật đổ đảng CSVN...
Vậy bằng cách nào mà cuốn tạp chí BK, số cuối cùng (phát hành vào ngày 20 tháng 4 năm 1975) đã không bị ném vào mồi lửa, không trở thành giấy gói xôi, không bị thu hồi, tịch thu, tiêu hủy” và vẫn có thể xuất hiện “nguyên con” trên trang web của Tạp Chí Thế Kỷ 21 vào ngày 2 tháng 4 năm 2017? Đây là câu hỏi mà qúi vị lãnh đạo của chính phủ hiện hành ... cần “suy ngẫm” để có thể ban hành những nghị quyết, hay nghị định đỡ ngớ ngẩn (và lạc hậu) hơn chút xíu...
Họ sống thêm được bao lâu nữa thì chỉ có Trời mới biết. Và chắc ngay cả đến Trời cũng không thể trả lời câu hỏi (thượng dẫn) của nhà văn Thận Nhiên: Sao sau bao nhiêu xương máu đổ xuống nơi này mà người dân Q.B vẫn phải lặn hụp mò ốc (dưới ao) cứ như thể là họ vẫn còn đang sống trong cảnh tối tăm, giữa Đêm Trường Trung Cổ vậy?
Tại phiên họp của Ủy ban Tư pháp Quốc hội về việc phòng chống nạn mua bán người vào ngày 23-8-2018, Bộ Công an cho biết trong những năm qua, cơ quan chức năng đã khởi tố trên 1,000 vụ bán phụ nữ và trẻ em ra nước ngoài làm nô lệ tình dục, với hơn 2,000 bị cáo và trên 3,100 nạn nhân, đa số bị bán qua Trung Quốc và Campuchia.
Trung Quốc đã lộ rõ tham vọng kiểm soát toàn bộ Biển Đông qua kéo dài thương thuyết thỏa hiệp COC với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN, the Association of South East Asian Nations). Việc này thể hiện qua lập trường của Bắc Kinh khi bước vào trong vòng thương thuyết thứ hai với ASEAN về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông / Code of Conduct (COC)...
✱ Foreign Policy: Các con đập của Trung Quốc làm thay đổi dòng chảy giữa thượng nguồn và hạ lưu - Trung Quốc ngày càng hạn chế lượng nước nhiều hơn. ✱ Stimson (USA): Căn cứ và dữ liệu (MDM) cho thấy các con đập tại thượng nguồn đã làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán ✱ Global Times: Các chuyên gia Trung Quốc hoài nghi về hệ thống kiểm soát MDM về sông Mê Kông do Mỹ tài trợ. Nhưng ...Kể từ 11.2020 công khai "chia sẻ dữ liệu thủy văn" mà trước đây từ thập niên 1990, Trung Quốc coi dữ liệu quản lý nước là bí mật nhà nước. ✱ BBC: Việc giảm xả nước từ các con đập gây tranh cãi của Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mê Kông đã tác động xấu đến nhiều nơi ✱ Phys. Org Uk: Đại học Hòa Lan dự đoán vào năm 2050 phần lớn đồng bằng sông Cửu Long sẽ sụt giảm xuống dưới mực nước biển nếu không có kế hoạch thay đổi sớm...
Đại hội đồng Liên hiệp quốc ngày 11/10/2022 đã bỏ phiếu chấp nhận Việt Nam làm thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc (HĐNQLHQ) nhiệm kỳ 2023-2025. Thực tế này đã làm một số đông những người Việt tranh đấu cho Nhân quyền thất vọng và sự hoang mang đang làm tê liệt những sáng kiến hoạt động của họ...
... không ai có thể phủ nhận được sự tận tụy, cùng tấm lòng vị tha, của hằng vạn giáo viên trên khắp nẻo đường đất nước. Xin chân thành cảm ơn các em, các cháu – những cô gái Việt Nam vô danh và thầm lặng – đã vì những mầm non bất hạnh mà hy sinh, và trao trọn tuổi thanh xuân, để tương lai của xứ sở đỡ được phần đen tối.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.