Hôm nay,  

20 Công An Lục Soát Nhà Của Nhà Văn Nguyễn Xuân Nghĩa

17/04/200700:00:00(Xem: 6080)

Chiến dịch bố ráp các nhà dân chủ chưa ngưng nghỉ. Bản tin sau của đài RFA cho thấy một người cầm bút đang bị truy bức, hù dọa chỉ vì các bài viết về đề tài dân chủ.

Công an Hải Phòng khám nơi làm việc của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa.

Vào chiều ngày thứ Sáu 13-04 vừa qua một lực lượng khoảng 20 công an đã bất ngờ đến khám xét văn phòng làm việc của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa ở Hải Phòng. Vụ việc ra sao, trong câu chuyện với Việt Hùng của đài RFA, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa thuật lại.

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa: Vào lúc 14 giờ ngày thứ Sáu (13-04) khi tôi đang làm việc thì có khoảng 20 công an kéo đến và họ tuyên bố là khám nơi làm việc của tôi, cụ thể là nơi làm việc của vợ tôi, bởi vì vợ tôi làm nghề Photo-copy, cửa hàng này là của vợ tôi, vào bên trong một chút là tư gia riêng của gia đình tôi.

Tôi phản đối việc làm này vì họ không mang theo giấy tờ hay lệnh khám gì hết mà họ đòi khám nơi làm việc của tôi. Trước áp lực của họ thì tôi đành phải chấp nhận để cho họ khám. Họ in trong máy tính của tôi một số tài liệu có liên quan đến phong trào dân chủ, những bài viết của tôi đăng trải qua báo Tổ Quốc trên mạng Internet.

Sau đó họ hội ý với nhau, rồi rút một biên bản có đầu đề là "Bắt người phạm pháp-quả tang". Sau khi họ làm Biên bản xong họ yêu cầu tôi ký, tôi không ký vì tôi không phạm pháp, bởi vì xin lưu ý vào thượng tuần tháng 3 thì họ cũng đã làm việc đó một lần đối với tôi rồi, nhưng lần này thì áp lực của họ với tôi mạnh hơn... tính chất khủng bố của hộ đã cao hơn.

Việt Hùng: Cao hơn và mạnh hơn là như thế nào, xin nhà văn có thể nói rõ hơn"

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa: Bởi vì tất cả những tài liệu ấy họ cũng in và triệu tập tôi phải lên làm việc với họ. Lần này thì cũng những tài liệu ấy và có thêm một số tài liệu mới thì tôi thấy áp lực của họ mạnh hơn với tôi.

Việt Hùng: Nhà văn nói khi họ tới là họ không có lệnh khám nhà"

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa: Vâng, tức là phòng làm việc và tư gia của tôi là chung nhau, họ khám phần làm việc.

Kêu gọi "lật đổ"

Việt Hùng: Nhưng... các cấp chính quyền không có lệnh"

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa: Vâng, khi họ khám tôi có yêu cầu họ xuất trình Lệnh khám xét, nhưng họ không có, mặc dù tôi phản đối nhưng họ vẫn dùng áp lực để khám, đấy là điều làm tôi rất bất bình.

Sau khi họ in tất cả những tài liệu trong máy tính của tôi xong, họ niêm phong máy tính của tôi, rồi họ bắt tôi ký nhận vào tất cả những tài liệu mà họ lấy ra, thế rồi họ rút biên bản với tính cách cho tôi là "bị can". Biên bản đó có ghi rằng "Bắt người phạm pháp-quả tang".

Sau khi đọc lại tôi thấy không ổn, không đúng với thủ tục tố tụng hình sự. Tôi có nói với họ rằng muốn bắt tôi thì không thể bắt bằng Biên bản này được, bởi vì tôi không phạm pháp, thứ hai nếu giải thích đó là Lệnh bắt khẩn cấp thì cũng không đúng, bởi vì tôi đâu phải là tội phạm nguy hiểm đâu mà bảo là bắt khẩn cấp, cho nên tôi đề nghị họ làm đúng thủ tục tố tụng hình sự.

Tôi có nói nếu muốn bắt thì phải chuẩn bị lệnh bắt của Viện kiểm sát hay của Tòa án, vì tôi là nhà văn tôi phát biểu quan điểm của tôi ở trên các mạng tôi không trốn đi đâu cả nên "các anh" có thể để người ở lại canh giữ tôi, còn lại các anh về làm thủ tục như vậy để làm đúng theo tinh thần của luật tố tụng hình sự.

Chúng tôi cũng tranh cãi nhau cho đến khuya rồi cuối cùng họ chấp thuận điều kiện của tôi đặt ra là "tôi xác nhận vào biên bản này - nhưng tôi chưa bị bắt". Sau đó họ có yêu cầu tôi lên xe ô-tô về đồn thì tôi cũng phản đối không đi đâu hết. Tôi nói rằng chết ở đây tôi cũng không đi đâu...

Tôi nói với họ nếu làm đúng thủ tục thì tôi sẵn sàng đi. Sau đó vì quá trễ nên họ yêu cầu tôi sáng ngày mai thứ Bảy (14-04) tôi phải có mặt tại công an P-25 Hải Phòng để làm việc. Sáng ngày 14-04 tôi có làm việc với họ, họ coi tôi là "bị can", họ lấy cung xoay quanh ý nghĩa những bài viết của tôi ở trên mạng Internet. Tôi có giải thích với họ về ý nghĩa bài viết của tôi là ủng họ tiến trình dân chủ của đất nước, kêu gọi đảng cộng sản VN chấp nhận đa nguyên-đa đảng để đất nước phát triển.

Ý đồ của họ là muốn vu cho tôi tội danh "lật đổ đảng cộng sản" Tôi nói với họ, tôi là nhà văn, tôi không kêu gọi lật đổ lật đổ ai cả, nhưng tôi kêu gọi sự đa nguyên.

Việt Hùng: Nhưng trong những bài viết của nhà văn có cụm từ nào mà nhà văn dùng là "lật đổ" hay không"

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa: Không, tôi không dùng cụm từ nào như thế

Việt Hùng: Nhưng mà trên căn bản nào mà họ lại nói kêu gọi "lật đổ" trong khi nhà văn nói là nhà văn không dùng chữ "lật đổ""

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa: Vấn đề là ở chỗ đấy, tôi không chấp nhận từ "lật đổ" của họ. Tôi nói với họ là tôi công nhận sự tồn tại của đảng cộng sản cũng như các đảng phái chính trị khác. Tôi ủng họ việc cạnh tranh chính trị, tôi chỉ phủ nhận vai trò độc đảng, thế thôi.

Và với tư cách là một nhà văn, một trí thức tôi nói những điều mà bây giờ có thể chính quyền, công an không cho là đúng, thế nhưng 10 - 15 năm sau sẽ đúng! Tôi nói điều đó là trách nhiệm của một trí thức, một người dân yêu nước.

Phản ứng

Việt Hùng: Khi mà nhà văn trình bày như vậy thì phản ứng của họ như thế nào"

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa: Tất nhiên là họ không chấp nhận những điều tôi nói, họ chỉ nói và dùng những từ theo ý của họ thôi và những cụm từ ấy họ bắt tôi phải trả lời, thì lúc ấy tôi mới được giải thích..., chứ còn tinh thần buổi làm việc chỉ có hỏi-đáp thôi.

Sau đó họ có nói 2 năm trước tôi thuần túy chỉ là một nhà văn, chỉ khi tôi quen với ông Vũ Cao Quận ở Hải Phòng và ông Nguyễn Thanh Giang ở Hà Nội thì tôi mới chuyển biến tư tưởng... thì tôi có giải thích với họ rằng điều đó không đúng.

Cái chuyển biến tư tưởng của tôi đã có từ lâu, từ năm 1967 - 1970 tôi đã có mặt ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Tiệp Khắc, tôi đã chứng kiến cuộc cách mạng Mùa xuân thành Praha 1968 đòi tự do dân chủ của nhân dân Tiệp Khắc mà đỉnh cao của cuộc đấu tranh đó là Hai ngọn lửa của hai sinh viên Tiệp đã tự thiêu để phản đối việc Hồng quân Liên Xô đàn áp cuộc cách mạng của nhân dân Tiệp Khắc.

Mặc dù tôi không chứng kiến lúc ấy, nhưng qua vô tuyến truyền hình tôi đã được chứng kiến và tôi thấy rằng, cuộc cách mạng của Tiệp Khắc lúc đấy rất thích hợp với đất nước Việt Nam ngay bây giờ.

Khi tôi về nước dù không được tiếp nhận thông tin là bao nhiêu, nhưng tôi biết về sự hình thành của Công đoàn Ðoàn Kết ở Ba Lan những năm 70 - 80 cùng sự đấu tranh của nhân dân Ba Lan cho sự dân chủ ở đất nước họ...

Tất cả những điều ấy tiêm nhiễm vào tôi, ngấm vào người tôi. Họ có hỏi tại sao sau khi về nước anh không có biểu hiện gì, tôi nói là tôi không có điều kiện để biểu hiện, thứ nhất là tôi phải kiếm sống, thứ hai là không có phương tiện nào để cho tôi trình bày quan điểm của tôi và mãi cho đến những năm gần đây tôi có điều kiện sử dụng Internet và từ đó tôi mở ra những trang Web và tôi thấy ở đấy có sự đa nguyên và tôi nhận thấy đấy là cơ hội để tôi trình bày quan điểm của tôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.