Hôm nay,  

Đài Loan: Có Phải Là Một Phần Của Trung Quốc?

25/02/200500:00:00(Xem: 11482)
Đề tài này đã được nghiên cứu, bình luận quá nhiều . Bài viết này không có ý là một công trình nghiên cứu công phu mà chỉ là một chút nhận xét về 1 đề tài không có gì mới, hy vọng từ đó có thể có một cái nhìn mới . Điều quan trọng là bài viết đứng ở quan điểm một người Việt.
Trước khi có kết luận hay chính kiến về câu hỏi Đài Loan có phải là 1 phần của Trung Quốc hay Đài Loan là 1 nước hòan tòan độc lập thiết tưởng ta nên ôn lại sơ qua về lịch sử hòn đảo ở phía Nam Trung Quốc này .
Không có dấu vết một nền văn minh nào còn sót lại trên hòn đảo này . Các nhà khảo cổ học và sử gia cho rằng người bản địa ở Đài Loan thuộc họ Mã Lai - Indonesia, hay còn được xem là giống người hải đảo Thái Bình Dương. Họ sống ở đây từ 10 ngàn năm về trước. Từ thế kỷ thứ 7, tức đời nhà Đường mới có người Tàu di cư sang. Chủ yếu là dân ở mấy tỉnh ven biển miền Nam Trung Quốc là Phúc Kiến và Quảng Đông. Người Tàu di cư sang Đài Loan không nhiều. Năm 1590, người Bồ Đào Nha "khám phá" ra Đài Loan và đặt tên là Formosa. Hết người Bồ Đào Nha đến người Tây Ban Nha chiếm cứ hòn đảo này. Năm 1624 người Hòa Lan đến lập pháo đài ở đây và năm 1641 họ đánh bật người Tây Ban Nha ra khỏi đây. Năm 1661, khi nhà Minh bị người Mãn Thanh lật đổ và lập ra triều đại phong kiến cuối cùng ở Trung Quốc thì 1 tướng trung thần nhà Minh là Trịnh Thành Công không chấp nhận đầu hàng nhà Thanh đã dẫn quân dân bằng thuyền bè qua Đài Loan và đánh đuổi người Hà Lan ra khỏi đảo. Con cháu vị tướng họ Trịnh này sau đó đã lập một triều đại ở hòn đảo này. Nhưng triều đại này chỉ tồn tại ngắn ngủi hơn 20 năm thì nhà Thanh lúc đó dưới triều Hòang Đế Khang Hy đã cho tướng sang đánh và sáp nhập hòn đảo này vào Đại Thanh. Năm đó là 1683, và đảo Đài Loan khi đó thuộc tỉnh Phú Kiến. Lúc này người Tàu đã chiếm đa số ở đây.
Năm 1895, chiến tranh Trung-Nhật kết thúc với chiến thắng thuộc về Nhật Hòang. Nhà Thanh phải nhường đảo Đài Loan cho Nhật từ đó. Nhật đầu tư phát triển kinh tế, giáo dục cho Đài Loan cho đến sau thế chiến thứ 2 khi Nhật đầu hàng đồng minh và trả Đài Loan lại cho chính quyền Tưởng Giới Thạch. Năm 1949, quân Tưởng Giới Thạch thua hồng quân Mao Trạch Đông và họ Tửơng kéo quân dân hơn 1 triệu người ra đảo Đài Loan, hy vọng sẽ có 1 ngày trở lại Trung Hoa lục địa thống nhất đất nước. Số người từ Hoa Lục di cư sang đợt này chiếm khỏang 15% dân số ở đảo.
Nhìn sơ lịch sử hòn đảo Đài Loan thì đã có thể kết luận là Đài Loan có thuộc Trung Quốc hay không. Bài viết này nhìn từ góc độ một người Việt Nam nên xin được so sánh Đài Loan và đảo Phú Quốc của Việt Nam. Diện tích và vị trí đảo Phú Quốc đối với Việt Nam rất giống Đài Loan đối với Trung Quốc. Đó là về địa lý, nhưng ngay cả lịch sử cũng có nhiều điểm tương đồng. Đảo Phú Quốc trước khi chúa Nguyễn cho dân vào miền Nam lập nghiệp chỉ là 1 hòn đảo hoang sơ với dân hải đảo Thai Bình Dương sống thưa thớt. Khi Chúa Nguyễn Ánh bôn ba vào Gia Định trốn tránh nhà Tây Sơn những năm 1782 - 1785 thì đảo Phú Quốc mới có thể xem như thuộc về Đại Việt. Năm 1869 sau khi chiếm tòan bộ 6 tỉnh Nam Kỳ Pháp cho người đến khai phá và sáp nhập Phú Quốc vào Việt Nam (thay vì vào Cao Miên).

So sánh lịch sử 2 hòn đảo Đài Loan và Phú Quốc, có thể thấy nếu ta xem Đài Loan là 1 hòn đảo độc lập và không thuộc Trung Quốc thì ta cũng phải xem Phú Quốc là 1 hòn đảo độc lập và không phải là 1 phần lãnh thổ của Việt Nam. Nếu cho rằng Phú Quốc không có 1 chính quyền như Đài Loan thì ta thử đặt giả thuyết năm 1975, nếu chính phủ VNCH rút tòan bộ quân cán chính ra đảo Phú Quốc thì ta có xem Phú Quốc là 1 phần của nước Việt Nam hay không" Hay nhìn 1 cách khác, nếu Mao Trạch Đông thua Tưởng Giới Thạch năm 1949 và thay vì là họ Tưởng, họ Mao đã rút quân dân ra đảo Đài Loan thì ta có xem Đài Loan là 1 phần của Trung Quốc nữa hay không"
Bài viết này không cổ võ cho việc sáp nhập Đài Loan vào Trung Quốc. Đứng từ vị trí người Việt với một ngàn năm đô hộ Tàu và một ngàn năm chống quân xâm lược Tàu, rất dễ hiểu tư tưởng người Việt xem Đài Loan là 1 phần tách rời, không thuộc Trung Quốc. Thứ nhất Đài Loan là 1 nước tự do và đối với tất cả người Việt thì châu Á có thêm 1 nước dân chủ tự do là điều đáng ủng hộ. Trung Quốc lại luôn có khuynh hướng bành trướng trong suốt lịch sử 5 ngàn năm của họ. Trung Quốc đã thu hồi Hồng Kông, Ma Cau, bây giờ mà họ thu hồi tiếp Đài Loan thì các nước lân cận, đặc biệt là Việt Nam, không thể không lo lắng.
Đó là lý do chính đáng khi người Việt muốn thấy Đài Loan là 1 phần riêng biệt, tách rời không thuộc về Trung Quốc. Trong lịch sử cứ hễ Tàu phân chia thì Việt Nam có cơ hội tranh thủ độc lập. Bà Triệu khởi nghĩa đánh đuổi quân Ngô năm 248 khi Trung Quốc phân 3 thời Tam Quốc. Năm 544, Lý Nam Đế đánh đuổi quân Lương lấy tên nước là Vạn Xuân khi Trung Quốc trong thời kỳ phân chia Nam Bắc Triều. Năm 938 Ngô Quyền đại thắng quân Nam Hán lập ra nền tự chủ lâu dài chính là lúc Trung Quốc đang trong giai đọan Ngũ Đại Thập Lục Quốc, mà trong đó Nam Hán chỉ là 1 trong 10 nước nhỏ ở Trung Hoa lúc ấy.
Sẽ rất lầm lẫn nếu ai đó nghĩ rằng nước Đại Việt chỉ có thể tranh thủ độc lập khi Trung Quốc đang bị phân chia, suy yếu. Lý Thường Kiệt chiến thắng quân Tống trên sông Như Nguyệt thế kỷ 11, nhà Trần chiến thắng quân Nguyên 3 lần thế kỷ thứ 13, Lê Lợi kháng chiến thành công châm dứt mưu đồ đồng hóa Đại Việt 1 lần nữa của người Hán dưới triều Minh năm 1427 và cuối cùng là chiến thắng quân Thanh chớp nhóang của vua Quang Trung năm 1789 là những bằng chứng cho thấy vận bỉ nước Việt Nam thăng trầm không phải chỉ do Trung Quốc mạnh hay yếu.
Nhìn từ góc độ lịch sử thì Đài Loan là 1 phần của Trung Quốc. Nhưng điều đó không có nghĩa ta mong muốn thấy 1 nước Trung Quốc hùng mạnh, rộng lớn vì điều đó sẽ luôn là 1 mối đe dọa đối với Việt Nam. Nhưng cũng không thể vì cảm tính mà ta nhìn lịch sử méo mó đi. Việc Đài Loan có sáp nhập vào Trung Quốc trong tương lai gần hay không đáng là điều quan tâm đối với tất cả người Việt. Nhưng điều đáng quan tâm hơn là liệu nước Việt Nam có hùng mạnh hay không, hiền tài đất nước có được trọng dụng hay không. Bởi nước Đại Việt hùng cường thì dù Trung Quốc có mạnh ta cũng không sợ. Nhưng nếu đất nước yếu nhược, anh tài không được trọng dụng thì 1 nước lân bang thường cũng có thể là mối đe dọa chứ không riêng gì anh láng giềng khổng lồ phương Bắc.
Tài liệu tham khảo:
*Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim
*Lịch Sử Trung Quốc 5000 Năm của Lâm Hán Đạt và Tào Dư Chương, bản dịch của Trần Ngọc Thuận
*http://www.taiwan.com.au/Polieco/History/

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.