Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Trần Huyền Trân Công Chúa

29/07/201400:00:00(Xem: 4177)

Nguyễn Lộc Yên
(Lời tâm tình: Bài viết về “Sử Việt-Đất Việt” chỉ khái quát, không đi sâu từng chi tiết của đề tài. Cuối mỗi bài viết, phần “Thiết nghĩ” nếu có chỉ là góp ý của tác giả, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm về nội dung đã biên soạn. Trang “Sử Việt-Đất Việt” được đăng hằng tuần, luôn mong mỏi nhúm nhen tình tự dân tộc, niềm yêu thương quê hương và giữ gìn Việt ngữ cùng văn hóa Việt.)
________________

TRẦN HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA
(1287 - 1340)

Trần Huyền Trân là con gái của Trần Nhân Tông, em Trần Anh Tông. Năm 1301 (Tân Sửu), có phái bộ Chiêm Thành sang giao hảo, mời Thượng hoàng Nhân Tông qua thăm Chiêm Thành. Trần Nhân Tông cùng phái đoàn, đến ở tại cung điện vua Chế Mân (Jaya Sinhavarman III) của Chiêm, lại hứa gả Công chúa Huyền Trân cho Chế Mân dù vua Chiêm lúc đó đã có hoàng hậu Tapasi, người xứ Java. Chế Mân sai Chế Bồ Đài dâng vàng bạc để xin cưới Huyền Trân. Quần thần trong triều phản đối, chỉ có Văn Túc vương Đạo Tái và Trần Khắc Chung đề nghị tiến hành. Năm 1306, Chế Mân lại đem hai châu Ô, Rí (Lý) vùng đất từ bờ Nam sông Hiếu, Quảng Trị đến bờ Bắc sông Thu Bồn, Quảng Nam, dâng Đại Việt để làm lễ cưới. Vua thấy thành ý vua Chiêm như vậy, nên chấp thuận đưa Huyền Trân về Chiêm Thành.

Công chúa bất đắc dĩ phải tuân mệnh cuộc quốc hôn có ảnh hưởng đến mở mang đất nước. Công chúa buồn bã từ giã người thân và quê hương, đến phương Nam xa lạ. Huyền Trân về Chiêm, được phong làm hoàng hậu Paramecvari, ở Chiêm được 11 tháng, thì sinh hoàng tử Chế Đa Đa vào tháng 5; sau đấy một tháng là tháng 6-1307, thì vua Chế Mân băng hà. Tương truyền theo phong tục của Chiêm Thành thì Hoàng hậu Huyền Trân phải lên hoả đàn tuẫn tang, để chôn chung với vua vừa mất. Tháng 10 năm 1307, vua Trần Anh Tông sai Trần Khắc Chung và Đặng Văn, đưa quân đến Chiêm Thành điếu tang, nhân dịp tìm cách cứu Công chúa. Quan nhà Trần lập kế, đề nghị đưa Công chúa ra bờ biển để chủ lễ tế vua Chiêm, rồi mới hoả thiêu. Trần Khắc Chung dùng thuyền đã dự trữ đầy đủ thực phẩm và đồ uống, bất ngờ cướp sống Công chúa chạy ra biển. Đến tháng 8 năm 1308 (gần một năm) mới về đến Thăng Long. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư thì Trần Khắc Chung và Huyền Trân đã tư thông với nhau?.

Năm 1309, Công chúa xuất gia, tu ở một ngôi chùa trên núi Trâu Sơn, thuộc trấn Kinh Bắc (Bắc Ninh ngày nay), do quốc sư Bảo Phát ấn chứng. Công chúa được ban pháp danh là Hương Tràng. Năm 1311, Hương Tràng lập am dưới chân núi Hổ (làng Hổ Sơn huyện Thiên Bản, trấn Sơn Nam (Nam Định) tu hành. Bà viên tịch nơi đây, dân chúng thương tiếc, tôn bà là “Thần Mẫu” và lập đền thờ cạnh chùa Nộn Sơn, chùa này nay gọi Quảng Nghiêm Tự.

*- Thiết nghĩ: Hồng nhan liễu yếu như Công chúa Huyền Trân, không cầm quân lấy thành đoạt ải, gây cảnh “nhất tướng công thành vạn cốt khô”, nhưng Công chúa đã đem về cho giang sơn Đại Việt một vùng đất rộng lớn từ Quảng Trị đến Quảng Nam. Thử hỏi từ cổ chí kim có bao nhiêu nhân vật mở rộng bờ cõi cho đất nước, được êm dẹp như Bà?! Thế mà trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi: “Trần Khắc Chung và Huyền Trân đã tư thông với nhau”? Có thật vậy không?!. Tôi đã khảo cứu nhiều tài liệu, xin thưa rằng:

1- Xét về tuổi tác, vào năm 1307, Trần Khắc Chung đã 60 tuổi (sinh 1247), còn Huyền Trân mới 20 tuổi (sinh 1287), với số tuổi chênh lệch quá xa, liệu rằng có thể vương vấn lứa đôi được không? Thưa không, nhất là thời xưa thì không thể.

2- Tiến sĩ Po Dharma trong Champaka.org đã viết: “Vào đầu thế kỷ 14, Chiêm Thành bị mất một khu vực đất đai rộng lớn của mình ở miền Bắc, trong một hoàn cảnh chính trị vô cùng đặc biệt chưa từng xảy ra trong lịch sử của vương quốc này. Nguyên nhân đó chính là vua Champa Jaya Simhavarman III (vua Chế Mân) năm 1306, dâng cho Đại Việt 2 vùng Ô và Lý để được kết hôn với Công chúa Huyền Trân của Đại Việt. Sự kết hôn này đúng là một vở bi kịch tình sử. Vì rằng chưa đầy một năm chung sống với công chúa Đại Việt, Jaya Simhavarma III lại từ trần, để rồi Huyền Trân tìm cách chạy trốn về Thăng Long với Trần Khắc Chung... Công chúa Đại Việt này, ai cũng biết rằng không thể hội đủ điều kiện để xin lên giàn hỏa. Theo truyền thống Champa, chỉ có bà Hoàng hậu chính thức mới được phép để hủy thân trên giàn hỏa với chồng của mình”. Ngoài ra, trong kinh điển đạo Bà La Môn không thấy nhắc đến tục lệ này. Việc hỏa táng nếu tổ chức, phải trong vòng 7 ngày sau khi chết, vì khí hậu vùng nhiệt đới không cho phép để thi hài lâu hơn được. Trong khi ấy tháng 6-1307, thì Chế Mân mất, mãi đến tháng 10, Trần Khắc Chung mới khởi hành đi qua Chiêm viếng tang, như vậy việc Huyền Trân “tuẫn tang”, không thể thuyết phục được ai?!

3- Trần Khắc Chung là người có đạo đức và thực tài. Ông đã lăn lộn ở quan trường, thì sự va chạm với người khác khó tránh khỏi, nên chuyện ân oán xảy ra không phải ít. Vì vậy chuyện ông tư thông với Huyền Trân có thể bị gièm pha.

4- Bảo rằng Khắc Chung và Huyền Trân âu yếm trên tàu gần cả năm, là điều không thể có, vì trên tàu còn có nhiều người khác, như là An Phủ Sứ Đặng Văn, ai là người có thể chiếu chăn trước mặt đông đảo nhiều người như vậy?!

Từ bốn (4) dẫn chứng trên; Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của sử gia Ngô Sĩ Liên ghi: “Trần Khắc Chung và Huyền Trân đã tư thông với nhau”, có thể đấy là một sự lầm lẫn lớn?!. Sử gia Ngô Thì Sĩ còn chê trách: “...Nhân Tông đem con gái gả cho chúa Chiêm Thành là nghĩa làm sao? Nói rằng nhân khi đi chơi đã trót hứa gả, sợ thất tín thì sao không đổi lại lệnh đó có được không? Vua giữ ngôi trời mà Thượng hoàng đã xuất gia rồi, vua đổi lại lệnh đó thì có khó gì, mà lại đem gả cho người xa không phải giống nòi để thực hiện lời hứa, rồi sau lại dùng mưu gian trá cướp về, thế thì tín ở đâu?”.

Các Sử gia trên đã phê phán đúng không?! Mở mang đất nước mà được thỏa thuận đôi bên, người lãnh đạo sáng suốt, sao bỏ lỡ cơ hội?. Còn việc cứu Công chúa là cần thiết, vì người đang sống lại đem hoả thiêu để chôn chung với kẻ vừa chết, nếu có, là việc làm sai trái, mê tín thiếu đạo đức, cần huỷ bỏ. Cuối cùng, mong mỏi những ai khi ghi chép về nhân vật lịch sử Huyền Trân nên tham khảo cho đúng sự thật.

Cảm niệm: Công Chúa Huyền Trân

Duyên tình định đoạt bởi quân vương
Bịn rịn riêng mang, mỗi tấc đường
Vua Chế thiết tha, mòn mỏi đợi
Triều Trần rầu rĩ, ngậm ngùi thương
Hai Châu Ô Lý, liền non nước
Một bóng Huyền Trân, biệt cố hương
Tổ quốc mở mang, dù phận liễu
Gian nan, lặn lội vẫn kiên cường!

Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.