Hôm nay,  

Trưng Cầu Dân Ý

22/12/201300:00:00(Xem: 3752)
Chế độ hiện nay có muốn nghe ý của dân hay không? Hình như là không muốn, hay ít nhất, là chưa muốn. Do vậy, luật trưng cầu dân ý vẫn không hề có, và chính phủ cũng không muốn bàn tới.

Nói một cách cụ thể: khi Đảng CSVN cưỡng bách toàn dân đi theo một hướng gọi là”kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa,” Đảng này có hỏi ý người dân chưa, mà cưỡng bách toàn dân phục vụ ý muốn của Đảng này?

Nếu so sánh với chuyện đời thường: khi một côn đồ sử dụng bạo lực bắt ép một cô giá phải phục vụ ý muốn đòi thỏa mãn của y, hành động này sẽ được gọi là hiếp dâm. Đơn giản, vì côn đồ này không hề “trưng cầu dân ý” của thiếu nữ này.

Do vậy, Đảng CSVN thực sự đang hiếp dâm toàn bộ dân tộc, vì Đảng không hề “trưng cầu dân ý” gì hết.

Dưới mắt của một sử gia, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đã thấy điều này, và khi trả lời phỏng vấn trên Đài VOA ngày 3-12-2013 đã nói rằng cần sớm có luật trưng cầu dân ý. Ông Quốc nói rằng ông:

“...đã nói ở quốc hội là nên sớm thực tiễn hóa một trong các nội dung đã được đề ra từ bản hiến pháp đầu tiên năm 1946, tức là sớm có luật trưng cầu dân ý để mà người dân có thể thể hiện quan điểm của mình và người ta định lượng được.”(hết trích)

Tuy nhiên, cuộc đời vẫn có những tên ưa xài bạo lực, muốn cưỡng bức thỏa mãn mà không cần “trưng cầu dân ý” bất kỳ ai, cho dù có một cuộc trưng cầu dân ý (dù chỉ là hình thức) để xóa tội hiếp dâm cho Đảng CSVN...

Nhưng than ôi, một bản tin trên thông tấn VietnamNet hôm 18-12-2013 có tưạ đề nói thẳng, nói thật “Khó có luật Trưng cầu ý dân” – than ôi, nói thẳng thế này, có nghĩa là kết tội Đảng CSVN ưa cưỡng bức toàn dân?

Bản tin viết:

“ Chiều 17/12, tại hội thảo báo cáo nghiên cứu về trưng cầu ý dân do Viện Nghiên cứu lập pháp và UNDP tổ chức, các đại biểu đặt vấn đề, đến bao giờ trưng cầu ý dân được thực hiện tại Việt Nam?

PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, trường ĐH Kinh tế TP.HCM dự đoán, trong 20 năm sau vấn đề trưng cầu ý dân cũng chưa chắc đã thực hiện được trong thực tế vì với những qui định như trong Hiến pháp thì QH có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước.

Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Vũ Đức Khiển cũng cho rằng, rất khó để có luật Trưng cầu ý dân.

“QH là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân. QH thực hiện quyền lập hiến, lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước… Có nghĩa là chỉ khi nào QH quyết định trưng cầu ý dân thì dân mới được tham gia trưng cầu, nhưng đã quy định QH quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước thì thôi trưng cầu ý dân làm gì nữa. Quyền lực nhà nước tập trung vào QH rồi”, ông Khiển nói.

Theo ông Khiển, muốn có luật Trưng cầu ý dân, Hiến pháp phải sửa lại là “QH qui định về trưng cầu ý dân” chứ không phải “QH quyết định”. Tức là, QH phải ban hành luật trưng cầu ý dân về những vấn đề phải trưng cầu ý dân, về thủ tục và trình tự trưng cầu ý dân.

Ông Khiển cũng cho rằng, có nhiều vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân là rất có lợi. “Như chúng ta vào WTO… đưa ra hỏi ý kiến dân và trình bày với dân cái lợi, cái hại của vấn đề này để cho dân biết mà phát huy cái lợi, còn cái nào có hại thì hạn chế nó đi. Nhưng ta không làm được cái này…”, ông Khiển lý giải.

Khác ý mình là chụp mũ

Đồng tình với quan điểm này, phó đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Bá Thuyền cho rằng, vấn đề trưng cầu ý dân đã được ghi trong Hiếp pháp 1946 nhưng đến nay chưa thực hiện được.

luật, trưng cầu, dân ý, khó, ý dân,

Phó đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Bá Thuyền: Đất nước càng khó khăn càng phải trưng cầu ý dân

“Tôi nói thế này, khi tổ chức lấy ý kiến nhân dân thì nhân dân có quyền góp ý, nhưng người ta đứng ra góp ý cứ nói ông này nói tầm bậy, nói thế làm sao được. Bởi vì, nói người ta có quyền góp ý thì anh có quyền tiếp thu hay không tiếp thu là quyền của anh. Tôi từng phát biểu trước QH, anh đã lấy ý kiến nhân dân thì anh để nghiên cứu chứ không phải quyết định, còn trưng cầu dân ý dứt khoát phải là quyết định của nhân dân và phải chấp hành”, ông Thuyền nói.

“Chứ bây giờ lấy ý kiến nhân dân, họ phát biểu khác ý mình là "chụp mũ" đủ điều, thì ai dám nói nữa”, ông Thuyền tiếp...”(hết trích)

Than ôi, hầu hết khắp thế giới đều có trưng cầu dân ý, nhưng Đảng CSVN vẫn hung hăng bạo lực, vẫn tước đoạt quyền có ý kiến của dân tộc – nghĩa là, hiếp dâm thô bạo – và gọi đây là lá cờ đầu nhân quyền... cho nên mới thắng phiếu để vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ năm nay...

Nhưng giả sử, nếu trưng cầu dân ý, hãy tiên đoán xem có bao nhiêu tỷ lệ ủng hộ Đảng CSVN?

Thấy rõ CSVN là thua rồi vậy.

Vì ngay như trong một đảng bộ ở Sài Gòn, khi cấp trên dàn dựng trận đấu tố Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, có tới 60% không đồng ý khai trừ đảng TS Phạm Chí Dũng. Có nghĩa là, chấp nhận để ông Dũng tự ý bỏ đảng, chứ không phảỉ bị đảng khai trừ.

Bài viết tựa đề “Kiểm điểm đảng viên Phạm Chí Dũng – trò “đấu tố” hèn hạ bắt đầu?” trên trang Blog Thụy My RFI, dẫn lại bài của TS Phạm Chí Dũng: Đảng làm sao có thể “hạ cánh mềm”? cho biết rằng vào buổi sáng ngày 18-12-2013, “một cuộc «đấu tố» đã diễn ra đối với Tiến sĩ Phạm Chí Dũng – người đã viết Tâm thư từ bỏ đảng, tại Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, nơi anh làm việc. Trước đó, Đảng ủy Viện và Đảng ủy cấp trên đã cố gắng vận động anh rút đơn «ở lại trong đảng để đấu tranh» nhưng không thành công, nên đã chỉ thị cho các đảng viên «đấu tố» anh. Tuy nhiên có đến 60% đảng viên không đồng ý khai trừ đảng TS Phạm Chí Dũng!”

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng kể lại:

“...một chi tiết đáng lưu tâm không kém trong cuộc họp kỷ luật tôi: chỉ có khoảng 40% đảng viên có mặt bỏ phiếu khai trừ đảng (10/24 người), trong khi khoảng 60% còn lại bỏ phiếu mức độ khiển trách, cảnh cáo đảng và không bỏ phiếu. Trong khi trước cuộc họp xét kỷ luật này, một số người quen của tôi nhận định rằng với bức tâm thư từ bỏ đảng được “tán phát” lên mạng của tôi, đó là một “tội” rất nặng trong con mắt của Đảng và chắc chắn đảng ủy, chi bộ nơi tôi sinh hoạt sẽ phải chịu sức ép rất lớn để có được 100% hoặc gần như thế phiếu khai trừ đảng tôi.

60% không đồng ý khai trừ đảng có lẽ cũng là một tỉ lệ xã hội học đảng viên đáng quan tâm trong hiện tình tư tưởng ngổn ngang của đảng viên hiện thời. Tỉ lệ này cho thấy những đánh giá gần đây về khả năng có đến 60-80% đảng viên ở vào thế “trung lập” hoặc có nhận thức và hành động tiến bộ là có cơ sở. Tỉ lệ này lại hoàn toàn trái ngược với một tỉ lệ khác – khoảng 20% số đảng viên bị gắn bó quá hữu cơ bởi các quyền lợi và chức vụ, hoặc là những người theo quan điểm “còn đảng còn mình” như một triết lý dân gian đương đại.

Tôi cũng tự hỏi là với tỉ lệ mang tính “cách mạng” đang trở thành một xu thế không thể đảo ngược ngay trong nội bộ đảng như thế, một hệ quả mà hoàn toàn có thể dẫn đến một làn sóng thoái đảng và bỏ đảng công khai trong những năm tới, Đảng sẽ làm sao có thể “hạ cánh mềm” nếu họ không tự thay đổi, và hơn nữa phải “thay máu” một cách ghê gớm. Mà thời gian để tự đổi thay lại không còn nhiều, chỉ có thể được tính theo năm…”(hết trích)

Khi đã có 60% đảng viên bỏ phiếu bênh vực hay thân thiện với việc tự ý bỏ đảng của TS Phạm Chí Dũng, có nghĩa rằng trong cuộc trưng cầu dân ý tương lai, nếu có, tỷ lệ thất bại chắc chắn là về phía Đảng CSVN.

Và có thể tin rằng, hơn 90% dân chúng bình thường trên cả nước sẽ không bỏ phiếu về phe với Đảng CSVN nữa đâu. Trời ạ, ai mà bênh nổi thằng cha đã hiếp dâm cả nước hơn nửa thế kỷ nay như thế nhỉ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.