Hôm nay,  

Một Hành Trình Thơ 1948-2008 của Cung Trầm Tưởng

31/10/201200:00:00(Xem: 7513)
Virginia- Trong hơi sương của một chiều Thu ãm đạm, hơn ba trăm đồng hương yêu thơ đã đến dự bữa ăn trưa và hàn huyên với Thi sĩ Cung Trầm Tưởng, nhân dịp phát hành thi tập “Một Hành Trình Thơ 1948-2008” của ông, vào lúc 11 giờ trưa ngày 28 tháng 10, 2012 tại Nhà hàng Harvest Moon, Falls Church, Virginia.

Trong số hơn ba trăm quan khách này có một số chiến hữu Không Quân và đàn em của Thi sĩ trong QLVNCH. Ngoài ra cũng có sự tham dự của rất nhiều văn nhân thi sĩ và các hội đoàn trong vùng Hoa Thịnh Đốn. Đây là một chương trình văn thơ thật đặc biệt, được tổ chức rất quy mô bởi Ban tổ chức gồm Thi sĩ Hoàng Song Liêm, Luật sư Phạm Đức Tiến, Nhà văn Lê Thị Nhị. Sân khấu được điều hành và trang trí đẹp độc đáo bởi Hoàng Dung, Bùi Dương Liêm, MC Nam Anh giới thiệu, Luật sư Phạm Đức Tiến điều hợp, chương trình rất sống động, lôi cuốn khán giả theo dõi một cách thích thú từ đầu dên cuối.

Trong phần mở đầu, Nhà thơ Hoàng Song Liêm giới thiệu mối thâm giao giữa ông và Thi sĩ Cung Trầm Tưởng.Cung Trầm Tưởng sinh năm 1932, ở Hà Đông, thuộc Hà Nội. Cả hai Hoàng Song Liêm và Cung Trmầ Tưởng đều bắt đầu có thơ đăng trên các báo Hà Nôi ở tuổi 16. Cả hai thuộc thời kỳ văn học 1948-1954,thế hệ nối tiếp giữa văn thơ tiền chiến và văn học Miền Nam.
thi_si_cung_tram_tuong
Thi sĩ Cung Trầm Tưởng.
Ở Hà Nội Cung Trầm Tưởng học ở Trung Học Pháp Albert Sarraut, vào Nam ông học ở Chasseloup Laubat và gia nhập Không quân QLVNCH. Ông tốt nghiệp kỹ sư Không Lưu Khí Tuợng ở Trường Võ Bị Không quân Pháp Salon de Provence. Sau đó ông qua Mỹ, tốt nghiệp ở Đại học St. Louis/MO. Ông Hoàng Song Liêm du học ở Mỹ, ngành Kỹ thuật bảo trì phi cơ. Cả hai trở thành đôi bạn thân vì đã biết tiếng từ trước và sau này cùng trong Không quân, Cung Trầm Tưởng là Trưởng Phòng Nghiên Cứu Kế Hoạch, Hoàng song Liêm là Truởng Phòng Tâm Lý Chiến.

Năm 1959 Cung Trầm Tưởng ra mắt tập thơ “Tình Ca” do Phạm Duy phổ nhạc các bài thơ tình nổi tiếng như “Tiễn Em”, Mùa Đông Paris”, “Bên Ni Bên Nớ”…Năm 1975, Cung Trầm Tưởng bị tù cải tạo mười năm thêm ba năm quản chế.Ông qua Mỹ 1993, định cư ở Minnesota.

Chương trình đựơc nối tiếp với phần trình diễn thơ của Cung Trầm Tưởng do Phạm Duy phổ nhạc. Sĩ Tuấn trong nhạc phẩm “Tiễn Em”, Tuyết Lan trong “Kiếp Sau”, Nguyễn Xuân Thưởng ngâm thơ “Vô vàn”, Bạch Cúc "Bên Ni, Bên Nớ”.

Diễn giả Trần văn Thế, một Cựu sĩ quan trong QLVNCH giới thiệu thơ của Thi sĩ Cung Trầm tưởng. Ông Thế nói, đằng sau trái tim nồng ấm, dáng dấp hào hoa, phong cách đa tình, Cung Trầm Tưởng là một chiến sĩ kiên cường qua “Dòng Sử - Thi Trong Đời Tù Cộng Sản”.
tap_tho_cua_cung_tram_tuong
Tập thơ “Một Hành Trình Thơ 1848-2008” của Thi sĩ Cung Trầm Tưởng.
Theo Diễn giả Trần văn Thế, Cung Trầm Tưởng là môt khuôn mặt, một nhà thơ nổi tiếng trong thế giới thơ của Việt Nam, nhất là trong thập niên 60, với những giòng thơ lãng mạn. Nhắc đền Cung Trầm Tuởng thời đó, mọi người đều biết nhà thơ với “Mùa Thu Paris, lên xe tiễn em đi, chưa bao giờ buồn thế, Ga Lyon đèn vàng…”Hôm nay Ông Thế giới thiệu với khán thính giả, những dòng thư Tù, những dòng sử-thi viết trong tù của một người lính, một người tù. Đó là Thi sĩ Cung Trầm Tưởng. Ông đã bị tù mười năm, qua tám trại tù và không biết bao nhiêu lần bị còng tay biệt giam. Ông đã vì ông như một con thú bị vây hãm bởi lũ thợ săn hung ác:


“Ta như con thú bị vâyKhổ sai trong cũi chúng bầy chúng chơi”.

Dòng lịch sử của dân tộc đã đưa ông đến những trại tù để nghe chính trái tim mình muốn nổ tung ra vì căm thù, uất hận. Trước những đe dọa, trứoc sự chết chốc, Cung Trầm Tưỏng đã kiên trì, can đảm và đã làm một cái gì cho lịch sử trong giai đoạn bi thương nhất của dân tộc. CS tìm mọi cách để cấm ông viết, nhưng ông đã quyết tâm cho ra đời hai tập thơ TÙ: "Lời Viết Hai Tay” và “Bài ca Níu Quan Tài”.

“Giấy bút tôi ai cướp giật điTôi sẽ dùng dao khắc thơ lên đá”.

Là một thi sĩ, nàng Thơ là mạch sống, là tim, là máu, đã thôi thúc ông phải viết. Thêm vào đó ý chí bất khuất, đã thôi thúc ông phải làm thơ. Vì hai tay đã bị còng, Ông phải viết bằng tim , bằng óc, nói lên nhiều nỗi băn khoăn, tự vấn với một tâm trạng chao động, phẫn nộ, căm hờn, khắc khoải, thao thức… Ông đã phấn đấu để hoàn thành sứ mạng lịch sử của một người tù, một người thơ:

“Ta cất cho ta ta một pháo dàiGiăng vòng gai kẽm, lập vành đaiSáng nghe, chiều ngóng, đêm phòng ngự Dõi tiếng chân ai rảo lén ngoài”.

“Ngữ điệu ngân nga vần réo rắt Nàng Thơ gióng trống giục ran lòng Đau thương mồi bén lên tư tưởng Thép đã tôi rồi, đố bẻ cong”.

Trong tập thơ “Bài Ca Níu Quan Tài”, Cung Tầm Tuởng viêt “Cách trừng phạt của CS là một thứ bạo lực nguội, vì không có khỏi, không có lửa. Một thứ lăng trì tân thời, có kế hoạch và làm chảy máu trắng, hữu hiệu hơn một phát súng tại pháp trưởng. Ông đã dùng cái tâm để viết lên Tâm Sử Thi, hay Tù Sử Thi. Đây là một loại thơ viết để khóc cho dân tộc Việt Nam trầm luân, oan khiên, khóc cho gia đình ly tán, những bà mẹ già, những ngừơi vợ, những đứa con thơ, những ngừơi tù, những ngưòi nữ tù khốn cùng mà Cung Trầm Tưỏng gọi là “Những Nữ Thần Huyền Sử” “Có chồng mà tưởng như chồng chết Hương nhang đã cháy ở trong lòng Em là dòng dõi nàng Tô Thị Nghìn năm hóa đá vẫn chờ mong”.

Diễn giả Trần văn Thế kết luận, “Cung Trầm Tưởng Một Hành Trình Thơ” gồm bảy tập thơ gom lại, trong quá trình 60 năm làm thơ, từ những ngày son trẻ với thơ tình lãng mạn rồi đến thơ làm trong thời kỳ oan khiên của dân tộc, và thơ làm ở hải ngoại, người đọc cũng như ông sẽ chú ý nhiều đến hai tuyển tập Tù Sử Thi “Lời Viết Hai Tay” và “ Bài Ca Níu Quan Tài”.

Biểu tượng của thơ Cung Trầm Tưởng là biểu tượng lịch sử của Việt Nam trong giai đoạn đau thương nhất, nỗi oan khiên không bao giờ xóa nhòa trong tâm khảm của những ngừơi Việt Nam. Chiến sĩ văn hóa Cung Trầm Tưởng đã hy sinh gần suốt cuộc đời mình để viết lên những dòng sử - thi, đã để lại cho chúng ta và thế hệ hậu sinh những chứng tích hùng hồn nhất về lịch sử Việt Nam trong giai đoạn khổ cùng nhất. Một Bản Cáo Trạng mạnh mẽ nhất, trung thực nhất về chế độ Cộng Sản Việt Nam.

Chương trình đựoc tiếp nối với phần trình diễn những bản nhạc do Phạm Duy, Phạm Mỹ Lộc, Bùi K. Cương phổ thơ Cung Trầm Tưởng. Các bản: Mùa Thu Paris do Thái Ninh trình diễn, Chiều Đông với Nguyễn Cao Thăng, Hoàng Bạch Mai Ngâm Thơ “Lũng Kín”, Hoàng Cung Fa hát “Ta Còn Yêu Ta”, Tam ca Hoàng Cung Fa, Nguyễn Xuân Thuởng, Nguyễn Cao Thăng trong bài “Vạn Vạn Lý. Theo sau, Thi sĩ Cung Trầm Tưởng hội thoại vói những ngừơi yêu thơ ông. Chưong trình đựơc chấm dứt lúc 3 giờ chiều.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.