Hôm nay,  

Mitt Romney & Barack Obama: Ai Thắng Ai?

09/10/201200:00:00(Xem: 9085)
Tuần báo The Economist số ngày 6/10 – 12/10/2012 dành 20 trang để viết về cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ ngày 6/11 sắp tới. Bài báo phân tích lập trường và cách ứng xử của hai ứng cử viên Mitt Romney và Barack Obama.

The Economist làm nổi bật 11 vấn đề: (1) Bế tắc tại quốc hội, (2) Giải pháp cho thâm thủng ngân sách 1000 tỉ mỹ kim, (3) Gỉải pháp vực kinh tế Hoa Kỳ dậy, (4) Sự khác biệt ý kiến về hệ thống chăm lo sức khỏe của dân, (5) Vấn đề giáo dục trung tiểu học và đại học, (6) Chính sách di dân, (7) Bế tắc về năng lượng và làm sạch bầu không khí (8) Cách giải quyết các điểm nóng trên thế giới, (9) Khác biệt ý kiến về chi phí quốc phòng, (10) Đối sách với tình trạng tội phạm và nhà tù trong nước, (11) Quan niệm đối với các vấn đề đồng tính luyến ái và quyền phá thai của người phụ nữ.

Sau cùng The Economist đặt câu hỏi “Ai thắng ai?” và hậu quả của nó với bài: “Four more weeks” (Bốn tuần lễ nữa). http://www.economist.com/node/21563946.

** Sau đây là nội dung bài báo **

Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ lần này bắt đầu với nhiều thuận lợi cho ông Romney. Với những triệu chứng như chỉ số thất nghiệp cao trên 8%, kinh tế tăng trưởng một cách èo ọp ở chỉ số 2%, lợi tức gia đình trung bình giảm 4.6% so với năm 2009 (là năm ông Obama bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống), ngân sách thâm thủng hơn 1000 tỉ mỹ kim suốt 4 năm liền, chiến tranh Afghanistan nhì nhằng không hơn không thua, một cuộc cải tổ bảo hiểm sức khỏe không được sự hậu thuẫn lưỡng đảng gây nhiều tranh luận và bất hòa trong nước thì cái hy vọng tái đắc cử của ông Obama rất là mong manh. Nếu ông Mitt Romney biến cuộc bầu cử này thành một cuộc trưng cầu dân ý về thành quả của đương kim tổng thống Obama thì ông sẽ thắng dễ dàng.

Nhưng ông Romney đã không làm được như vậy, và cuộc bầu cử tổng thống này không phải là một cuộc trưng cầu dân ý mà là một sự chọn lựa. Đa số cử tri Mỹ không bằng lòng với hiện trạng nhưng có thể họ không bỏ phiếu cách chức ông Obama. Cử tri Hoa Kỳ biết hiện trạng tuy không khích lệ gì nhưng không phải hoàn tòan do lỗi của ông Obama. Ông Obama kế thừa những hệ lụy do tổng thống George Bush để lại, cũng như cuộc khủng hoảng của đồng Euro tại Âu châu, và kinh tế Á châu trì trệ. Tuy nhiên cử tri có thể bỏ phiếu “mời ông Obama về vườn” nếu họ thấy người thay ông có một chính sách chấn hưng quốc gia rõ ràng minh bạch.

Và đó là điều, theo 11 tiểu đề phân tích trên, cho thấy ông Romney lúng túng chưa làm được. Trong khi đó cử tri thấy được chính sách của tổng thống Obama, và biết rằng với một quốc hội bế tắc vì tranh chấp đảng phái ông Obama 4 năm tới cũng chỉ có thể tiếp tục các kế sách hiện nay. Sẽ không có ngân sách kích cầu kinh tế (stimulus), sẽ không có thêm nhiều tiền cho giáo dục, không có chính sách mới cho vấn đề di dân. Cũng sẽ không có chương trình lớn làm sạch không khí, và sẽ không có gì mới mẻ trong chương trình săn sóc sức khỏe của dân ngoài việc thi hành “Affordable Care Act” như luật quy định.

Ông Romney nếu muốn đắc cử phải làm rõ các chính sách của ông và làm ngay, vì ông chỉ còn vài tuần lễ. Ông có chương trình giảm thuế, và nói sẽ làm giảm độ thâm thủng ngân sách bằng cách lấp các lỗ hổng trong luật thuế nhưng không nói các lỗ hổng đó là những lỗ hổng nào. Ông nói ông sẽ tìm cách hủy bỏ “Obamacare” và luật kiểm soát tài chánh (Financial Regulations), nhưng không giải thích rõ ông sẽ thay chúng bằng gì. Sự lờ mờ trong cách trình bày đường lối của ông Romney làm cho cử tri khi đi bầu đứng trước một sự lựa chọn: bắn đại một mũi tên vào bóng tối (khi bầu cho ông Romney), hoặc tái cử một đương kim tổng thống.

Nếu thống đốc Mitt Romney đắc cử có nhiều cơ may đảng Cộng hòa sẽ chiếm đa số tại Thượng viện, đảng Cộng hòa sẽ rộng tay hành động và sẽ có nhiều thay đổi. Trước hết là giảm thuế và các chi phí lớn (Medicare, Medicaid, An sinh xã hội, ngoại trừ ngân sách quốc phòng) đều phải được cắt giảm.

Tổng thống Romney sẽ hủy bỏ hay làm nhẹ các cơ chế kiểm soát sinh hoạt tài chánh, sẽ thay đổi cách thi hành luật Affordable Care Act của tổng thống Obama hay nếu có thể sẽ hủy bỏ nó. Ông Romney sẽ có thái độ cứng rắn đối với các quốc gia nghịch với Hoa Kỳ và xích gần lại với các đồng minh hơn.Tuy nhiên ông Romney sẽ rất thận trọng khi phải quyết định đưa Hoa Kỳ vào một cuộc tranh chấp vũ trang. Về các vấn đề xã hội như phá thai, ngừa thai, đồng tính luyến ái, quyền xử dụng súng tổng thống Romney sẽ không ảnh hưởng trực tiếp được gì vì các quyền đó dành cho các tiểu bang quyết định. Nhưng ông có thể ảnh hưởng qua Tối cao Pháp viện. Đa số các thẩm phán Tối cao Pháp viện hiện nay đều đã già sẽ về hưu và một tổng thống Cộng hòa nhiệm kỳ 2013-2016 (và nếu cả nhiệm kỳ sau 2017-2020), đảng Cộng hòa sẽ có thể thay đổi màu sắc của Tối cao Pháp viện để xử lý các vấn đề xã hội theo hướng Cộng hòa bảo thủ.

Lúc này khó nói “Ai thắng Ai” . Cho đến cuối tháng 9 vừa qua tổng thống Obama có vẻ có nhiều lợi thế. Nhưng điều này có thể thay đổi vì còn 2 cuộc tranh luận giữa 2 ứng cử viên (TBN: cuộc tranh luận đầu tiên ngày 3/10 vừa qua cho thấy ông Romney nắm ưu thế) và biết đâu có những biến loạn về kinh tế tài chánh và tình hình quốc tế bất lợi cho ông Obama không tiên đoán đươc.

Thảm trạng hôm nay của Hoa Kỳ là trong hai thập niên qua quốc gia này chia rẽ thành hai phe: 50-50 không nhân nhượng nhau. Một nửa nghĩ chính phủ cần làm nhiều hơn cho người dân, một nửa cho rằng chính phủ đã can thiệp quá nhiều vào đời sống người dân. Và đó là lý do trong các cuộc bầu cử tổng thống vừa qua người thắng không hơn người thua bao nhiêu và làm cho hai khuynh hướng không thể tìm thấy điểm dung hòa, càng ngày càng xa nhau và chia rẽ nhau hơn. Nước Mỹ từng có truyền thống sinh hoạt lưỡng đảng như Thượng nghị sĩ Edward Kennedy (Dân chủ) đã có thể làm việc với Thượng nghị sĩ John McCain (Cộng hòa), Bill Clinton (tổng thống Dân chủ) có thể làm việc với Newt Ginrich (Dân biểu Cộng hòa, Chủ tịch quốc hội). Từ năm 2010 khi đảng Cộng hòa chiếm đa số tại Hạ nghị viện (TBN: và với sự xuất hiện của nhóm Tea Party cực hữu) thì quốc hội Hoa Kỳ hoàn toàn bế tắc. Theo luật ký ngày 3/8/2011(Tự động cắt giảm chi phí) thì cuối năm 2012, ngân sách quốc phòng phải giảm chi 600 tỉ mỹ kim và các chi tiêu khác phải giảm 600 tỉ (theo một chương trình giảm chi 10 năm ). Giảm chi quốc phòng sẽ làm giảm sức mạnh của Hoa Kỳ. Và phải gỉảm chi khác thì làm sao trang trải chi phí luật định cho thành phần “baby bommers” đến tuổi nghỉ hưu trong những năm tới nếu quốc hội không đồng ý với nhau để có một giải pháp thay cho luật “tự động cắt giảm chi phí quốc gia”. Cho nên nếu quốc hội vẫn bế tắc thì Hoa Kỳ không tránh được khủng hoảng an ninh và an sinh xã hội.

Trước bối cảnh này câu hỏi được đặt ra cho cử tri là: Tái cử tổng thống Obama, chấp nhận hiện trạng hay bầu ông Romney để tạo thay đổi dù không biết đó là những thay đổi gì. Chỉ biết chắc rằng ông Romney sẽ cắt giảm chi tiêu các chương trình bình dân cần cho người yếu kém trong xã hội với một chút hy vọng mong manh tình trạng thâm thủng ngân sách quốc gia sẽ được giải quyết phần nào.

Hai sự chọn lựa khác nhau như nước với lửa! Và do đó, cuộc bầu cử này sẽ là cuộc bầu cử quan trọng nhất của thập niên này.

Trần Bình Nam
Oct. 8, 2012
binhnam@sbglobal.net
www.tranbinhnam.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi vào tù thì Thầy tóc còn xanh, khi ra tù tóc đã trắng như bông. Đó là hòan cảnh của Thượng Tọa Thích Thiện Minh, vị thầy vừa được CSVN thả ra khỏi tù hôm 2-2-2005. Làm thế nào chúng ta có thể ngợi ca rằng nhà nước đã thật tâm đổi mới, chịu làm hòa với dân sau khi thả ra vài ngừơi tù lương tâm và gọi đó là "ân xá"" Có thật là họ có tội hay không"
Theo SGGP, trong những ngày giáp Tết, trên đường Kha Vạn Cân, quận Thủ Đức, hàng chục chuyến xe nối đuôi nhau chờ chở mai vàng đi Bắc để rồi "vượt biên" sang thị trường Hoa Lục. Do lượng mai được thương lái săn lùng rất lớn, vào những ngày hạ tuần tháng chạp âm lịch, thị trường mai tại thành phố Sài Gòn đang tăng giá chóng mặt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.