Hôm nay,  

Đại Học Tuyệt Vời?

08/07/201200:00:00(Xem: 8169)
Bạn thân,
Bước vào sân trường đại học là ước mơ của mọi người... bất kể bạn là người Việt, hay là Tây, Tàu, Mỹ, Nhật. Bởi vì sân trường đaị học luôn luôn là nơi những trí tuệ được khai sinh, các khám phá được khuyến khích, và tinh thần cầu học được nâng đỡ.

Tuy nhiên, vẫn có một chỗ mịt mờ sương khói. Mà ngay ở Sài Gòn. Nhà giáo Hà Văn Thịnh có bài viết tựa đề “ĐH Hùng Vương: Bùng nhùng và... không có câu trả lời?” để nêu lên chuyện dị kỳ này.

Bài viết của giáo sư họ Hà nêu lên câu hỏi đầy tính triết học: “Tại sao để tình trạng "tê liệt" của ĐH Hùng Vương kéo dài mà không có biện pháp giải quyết? Dù có "quan liêu" đến mức nào đi nữa thì việc kéo dài khó hiểu này, vô tình dồn đuổi cả vạn con người vào bước đường cùng của kế sinh nhai là điều không thể làm, dù với bất kỳ lý do gì.”

Tác giả nói rằng, chuyện ở ĐH Hùng Vương xảy ra hơn 1 năm nay. Trong thời gian đó, các loại đơn từ khiếu nại, tố cáo lẫn nhau vẫn chuyển tới tấp trong một "mê trận" mà cả người ngoài cuộc, trong cuộc đều cảm thấy, tự thấy hổ thẹn, và cũng...khó hiểu.

Và phải có thế lực lớn lắm mới bất chấp cả can thiệp từ các sếp lớn công an. Bài viết kể lại:

“Chẳng hạn, UBND TP HCM đã thành lập Ban Chỉ đạo đặc trách ĐH Hùng Vương đông đến 13 người, trong đó có cả Phó GĐ Sở Công an TPHCM, Ủy viên UBND TP, Giám đốc Sở Nội vụ..., nhưng tình hình vẫn giẫm chân tại chỗ.

Ông Hiệu trưởng Lê Văn Lý vẫn không chịu bàn giao con dấu mặc dù đã bị Hội đồng Quản trị nhà trường đề nghị bãi chức từ 15/3/2011. Đến tháng 3/2012, UBND TP HCM đã có quyết định tạm đình chỉ chức vụ của ông này. Thế nhưng, đến nay thì sao, mọi người đã rõ...

Việc ngang nhiên giữ con dấu của ông Lê Văn Lý đã làm tê liệt hoàn toàn hoạt động của trường liên quan đến đối tác, đối ứng với bên ngoài cũng như làm tê liệt hoạt động của nhà trường. Bởi nhà trường không thể rút bất kỳ một khoản tiền nào, do ngân hàng được thông báo chữ ký của ông hiệu trưởng cũ đã hết hiệu lực (!)

Làm sao có thể hình dung nổi một trường học với cả hàng nghìn cán bộ, giảng viên, sinh viên suốt gần 3 tháng trời nay không có lương, khỏi phải đi thực tập cũng như phải tạm dừng, tạm hoãn mọi hoạt động liên quan đến việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu?

Trong cái sự "tạm dừng vì không có tiền" bi hài ấy, có liên quan cả đến cả quan hệ đối ngoại: Hơn 50 sinh viên Lào (có không ít sinh viên là con cán bộ cao cấp nước bạn), lẽ ra phải đi thực tập ở Campuchia nhưng vì ngân hàng không cho rút tiền nên kế hoạch thực tập, thực tế phải dời đến... lúc có tiền!

Rất may là công ty tài trợ cho chương trình hợp tác đã bổ sung kinh phí nên việc thực tập cho sinh viên Lào vẫn được thực hiện theo đúng kế hoạch. Giả sử không có sự "cứu nạn" kịp thời ấy, sự việc sẽ ra sao?...

Khi có ai đó hỏi rằng, để cả nghìn con người khốn khổ không có tiền lương 3 tháng nay, mà ông không hề bận tâm. Thì điều đó có đúng với lương tâm của một người thầy?” (hết trích)

Nói chung toàn những câu hỏi mà không thấy câu trả lời.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo ghi nhận của báo quốc nội, các chợ đêm tại Sài Gòn vào những ngày giáp Tết hoạt động sớm hơn. Từ 4-5 giờ chiều, nhiều tiểu thương bán quần áo phía cửa Đông chợ Bến Thành đã lục đục cùng người làm vác "lều, chõng" bày biện gian hàng. Và từ 7 giờ tối trở đi, chợ đêm mới thật sự vào không khí mua bán.
Cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên trong suốt 50 năm ở Iraq coi như đã thành công. Hàng triệu người dân Iraq đã đi bầu vào ngày Chủ Nhựt 30 tháng 1, năm 2005. Người dân Iraq lũ lượt kéo nhau đi bầu, bất chấp sự hăm dọa của phiến quân trước ngày bầu cử đã mở nhiều cuộc tấn công và những lời tuyên truyền sẽ cho cử tri tắm máu nếu đi bầu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.