Hôm nay,  

Tôi Đi Học Lớp Xoá Ticket - Traffic School

05/03/200400:00:00(Xem: 160322)
Người viết:HONG VU LAN NHI
Bài số: 483-1020-vb5260204

Tác giả Hồng Vũ Lan Nhi, cư trú tại Nam California. Lái xe từ 1975, lần đầu bà lãnh một giấy phạt trong khu Little Saigon và lần đầu đi học lớp xoá ticket. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà kể về buổi học đặc biệt này. Thêm một tình cờ thú vị khác: giảng viên lớp xoá ticket là anh Trần Quốc Sỹ, một tác giả quen thuộc của giải thưởng Viết Về Nước Mỹ từ ba năm qua.
*

Lần đầu tiên, tôi bị phạt xe. Mà tội phạt xe này, theo tôi là có oan ức chút chút. Tôi nói là có oan ức, vì dù tôi có mơ mộng, đi nhanh hơn mọi khi một chút xíu, thì cũng không thể nào vọt lên tới con số 72 miles được trên con đường Brookhurts, dù đường lúc ấy có hơi vắng xe.
Tôi kể cho mọi người nghe, ai ai cũng thấy vô lý. Ngay cả tôi cũng nói với ông Cảnh Sát công lộ như vậy. Ông ta trả lời:
- Muốn cãi, ra toà mà cãi.
Với lời xúi bẩy của một số bạn bè, tôi đã có ý nghĩ ra toà cãi cho biết tay ta. Chắc chắn ông toà sẽ tha, vì có ai đi trong thành phố với con số còn nhanh hơn cả khi lái xe ngoài xa Lộ nữa.
Rồi, ngày tháng dần trôi qua, bạn bè có đứa lại nhắc nhở:
- Tao nghe nói, nếu cãi không thắng, không được đi học nữa đâu. Tiền bảo hiểm tăng nhiều lắm...
Quả là một câu nói có giá trị khiến tôi bỏ ngay ý định ra toà cãi, mà đành ngậm ngùi ký cái check với con số $ 235.00. Thôi thì cứ coi như thí cô hồn các đẳng cho xong cái nợ đời.
Ngày tháng qua đi nhanh như bóng câu qua cửa. Giấy phạt gửi về cho biết số tiền phạt, và cho biết thời hạn chót để đi học là 2/10/04.
Mới đó mà đã gần hết hạn đi học lớp Traffic School rồi. Tôi vội vàng gọi điện thoại để lấy hẹn. Người trả lời điện thoại là một ông VN, cho biết,
- Bà chỉ còn ngày thứ bảy 2/7/04 thôi, bà có chấp nhận không "
- Dạ được.
- Vậy Bà nhớ mang theo đầy đủ giấy tờ như trong giấy màu xanh đã dặn nhé. Và Bà phải có mặt trước 7 giờ sáng, trễ 1 phút, là cửa đóng, họ không cho bà vào học đâu. Nhớ nhé. Số của Bà là W8.
- Dạ, cám ơn ông đã nhắc nhở.
Tôi chỉ còn biết dạ mà thôi. Và từ lúc đó, tôi bắt đầu thấy lo lo. Thứ năm, rồi thứ Sáu và thứ Bảy...
Tối hôm trước, tôi sửa soạn giấy tờ cho đầy đủ, bằng lái xe, giấy toà án, cho vào ví đàng hoàng, để khỏi quên.
Cả ngày thứ Sáu, tôi cũng chỉ ở nhà, để lo cho ngày mai. Trong lòng có chút gì bần thần, lo lắng...
Vì thế, tôi ngồi gõ computer đến hơn 3 giờ, rồi lại tiếp tục gõ thêm... chờ thời gian trôi qua, chóng đến giờ tôi phải ra đi. Mặc dù tôi đã nhờ người gọi tôi dậy lúc 5 giờ sáng sớm tinh mơ. Tôi vẫn sợ nguời ta ngủ quên, thì phiền hà cho tôi lắm, và thế là tôi thức luôn đến 5 giờ sáng.
Tội nghiệp, bạn tôi có gọi tôi lúc 5 giờ. Lúc ấy tôi đã dậy rồi.
Và tôi sửa soạn, phấn son, áo quần tươm tất, và nhất là phải mặc áo ấm dầy, kẻo trời cuối đông mà cũng hãy còn lạnh giá thê lương lắm.
Tôi ra khỏi nhà lúc 6 giờ sáng. Trời đêm lạnh buốt tay chân. Vì là ngày nghỉ, và cũng tại sớm nữa, cho nên ngoài đường phố vắng vẻ quá chừng. Thỉnh thoảng lắm, mới có một hai chiếc xe đi ngược chiều với tôi. Tôi thầm nghĩ, chỉ có những người bị phạt xe như tôi mới ra đường vào buổi sáng tinh mơ, trong mùa đông giá rét thế này.
Đến nơi, trời hãy còn mờ sương. Tôi đậu xe vào nơi dành riêng cho toà án. Sở dĩ tôi biết chỗ đậu xe này, là do tháng trước, tôi đã đến đây đóng phạt.
Tôi tưởng mình sẽ là người đi đến sớm nhất, không ngờ lại cũng có nhiều người đã có mặt trước tôi.
Trời lạnh đến nỗi đã mặc áo ấm hai ba cái trong người, mà vẫn cứ rét run cầm cập.
Sáng sớm tinh mơ thứ Bảy, trời gió lạnh, mà đủ mọi hạng nguời, già, trẻ, lớn, bé cứ ùn ùn kéo nhau vào nơi gọi là West Justice Center...mỗi lúc mỗi đông hơn. Tôi nhìn lại cái đuôi đang xếp hàng rồng rắn...Uớc chừng cũng phải 500 người.
Đứng ở ngoài, để chờ mở cửa, Tôi đã biết thêm nhiều chuyện vui vui quanh chủ đề phạt xe...Lạ nhỉ, sao mà người bị phạt xe nhiều thế" Đa số những người bị phạt, là khi mình đang lơ đãng...suy nghĩ điều gì đó... mà cảnh sát cũng hay, hình như họ có thiên nhãn tức là mắt thần thì phải, vì hôm tôi bị phạt là tôi cũng đang mơ mộng...
Mấy bà Mỹ già, đứng co ro tránh gió ở góc tường. Một bà người Tàu đứng cạnh chúng tôi, một nhóm người Việt cũng khoảng 10 người. Người nào cũng kêu oan. Phần đông là bị phạt vì tội lái xe quá tốc độ. Bà Mỹ già cười nói với tôi:
- Tao bị phạt vì tao không nhìn thấy bảng đề tốc độ có 35 mà tao đi những 55. Nhưng tao nghĩ tao đâu có lái nhanh như vậy. Oan cho tao đó.
Tôi cười thầm, có ai biết nhìn lỗi của mình làm đâu, và tôi cũng đã chẳng từng kêu oan là gì.
Đúng 7 giờ, cửa chính mở rộng 2 cánh. Hai người cảnh sát đàn ông lực lưỡng, mặc áo kaki vàng, có đeo súng, đứng hai bên lối vào. Hai người cảnh sát đàn ông khác hướng dẫn chúng tôi đến chỗ trình giấy tờ. Ịứng giữa lối hành lang đi vào, 4, 5 người xét giấy tờ. Mỹ có, Việt có, và tôi bỗng nhận ra một người quen: anh Trần Quốc Sỹ. Anh hỏi tôi:
- Chị bị phạt ở đường nào"
- Dạ, tôi bị phạt ở đường Brookhurst.
Tôi thấy anh ghi vào giấy màu trắng của tôi chữ West. Và tôi theo đoàn người đi tìm phòng W8. Có những người đi trước tôi, đã vào những phòng W6,W7 và tôi vào phòng W8, để chọn chỗ ngồi.
Phòng chứa chừng 100 người, và tôi đoán là phòng xử án, vì thấy có những hàng ghế dọc, là nơi chúng tôi ngồi, còn mấy dãy ghế ngang và bàn lớn nơi quan toà ngồi, đã được chắn bởi một dãy ghế xếp ngược lại. Bây giờ, cái bàn to đã bị cái bảng xanh che lấp. Câu ở Việt Nam thường nói phấn trắng bảng đen không còn đúng nữa, vì đây là cái bảng xanh với đủ loại phấn màu.
Chỉ trong một ít phút, các ghế của phòng W8 đã đầy người. Và, ông Thày Trần Quốc Sỹ đã bước vào. Ông Thày chào mọi người. Mọi người cũng vui vẻ chào lại. Ông Thày cho biết, rất thông cảm với các anh chị, các ông bà, các bác lớn tuổi, đã bỏ một ngày cuối tuần đến học. Trường này không phải của Chính Phủ, mà là của một Công Ty, và là công ty duy nhất, được quyền cho các người bị phạt xe đi học có tên là NATIONAL TRAFFIC SAFETY INSTITUTE, viết tắt là NTSI. Rồi anh tự giới thiệu tên :
- Tôi là Steven Trần, tên trong khai sinh là Trần Quốc Sỹ... tôi sẽ hướng dẫn mọi người về cách đi đường...
Anh cho biết lớp học sẽ chấm dứt vào lúc 4:15. Trong 8 tiếng ở đây, có 2 lần ra chơi, mỗi lần 15 phút. Và một lần nghỉ ăn trưa, trong 1 tiếng đồng hồ. Tôi xin nhắc điều quan trọng, là những giờ ra chơi hay giờ ăn trưa, xin mọi người hãy nhớ trở vào lớp cho đúng giờ. Vì nếu các anh chị, hay các ông bà không vào đúng giờ, người ta sẽ đóng cửa, và sau đó không được vào nữa. Rồi các anh chị, ông bà lại phải học lại phải phạt, và đóng tiền thêm... nhiêu khê lắm.
Rồi anh nhìn chồng sách mỏng để ở trên ghế, có tên là Student Workbook nhắc mỗi người hãy lấy 1 cuốn để đọc, và nhớ đừng đọc gì khác ngoài cuốn sách mỏng đó, để sau khi nghe giảng xong, còn làm bài tâp. Và, ở trang cuối, có bài làm, khi tôi giảng, đã có những câu trả lời ở trong đó, xin mọi người nghe xong rồi gạch vào những ô nào có câu trả lời đúng, và bài này phải góp cho chúng tôi, hy vọng, không ai bị trượt, vì trong 3 năm ở đây, chưa học viên nào bị trượt cả. Và anh cũng cho biết, sau 2 tuần lễ, học viên đỗ, sẽ nhận được giấy báo... Anh dặn dò rất chi tiết, để mọi người không ngỡ ngàng, dù anh cho biết, có những người đã đến đây, học với anh 2,3 lần...
Rồi, từ trong phía trong của phòng W8, một cô, ăn mặc áo đen, hở cổ, choàng ngoài bằng một áo Jacket đen, rất điệu đi ra. Thày Sỹ giới thiệu:
- Đây là người phụ tá của tôi. Cô sẽ phát cho mỗi người một tờ giấy để ghi tên, nhưng xin mọi người đừng viết vội, hãy để tôi hướng dẫn cách viết.
Rồi anh giơ tờ giấy màu xanh, nhỏ, và dặn, mỗi người phải viết đủ 3 tờ, khi nào anh nói nộp thì xé 1 tờ đưa cho cô thư ký, và anh dặn rất kỹ là nhớ mỗi lần chỉ xé đưa 1 tờ thôi.
Sau đó, cô thư ký còn phát cho mỗi người một tờ giấy trắng, anh lại dặn kỹ, xin đừng viết sai, chỉ có mỗi người một tờ thôi. Và nộp ngay bây giờ.
Sau khi đã xong xuôi mọi thủ tục, thì bắt đầu chương trình học cách đi dường. Nghe thì có vẻ buồn cười, vì trước khi thi lấy bằng, ai mà chả học trong quyến sách Luật đi đường để thi. Mà có bằng, tức là đã thi viết đỗ, rồi thi lái đỗ, mới có bằng được chứ. Thế nhưng, khi có thêm sự chỉ dẫn của người có kinh nghiệm, riêng cá nhân tôi mới thấy có nhiều điều tôi chưa nắm vững vấn đề. Vì thế, tôi chưa bị phạt chỉ là may mắn thôi.
Trong quyển Student Workbook, có ghi đậm nét câu:
BẢO, tôi sẽ quên.
CHỈ, tôi sẽ nhớ.
Cho Tôi Tham Dự, tôi sẽ hiểu.
Và ký tên vô danh.
Đúng thế, có hiểu mới không phạm lỗi nữa.

Trong lớp xoá ticket-trafic school, thày Sỹ giảng rất linh hoạt, và duyên dáng. Thày cho biết lớp học này đã từng có những người trẻ nhất chưa đến 16 tuổi, mới biết lái xe, và người già nhất là 91. Và, trong lớp hôm nay có tất cả 100 học viên, và người già nhất là 81. Nhưng trông bác vẫn còn khoẻ mạnh, đi rất nhanh nhẹn, và ngồi 8 tiếng không kêu ca mỏi mệt chi cả.
2 giờ đầu, thày Sỹ chỉ nhắc nhở học viên, điền giấy tờ, và hướng dẫn tổng quát cách đi đường...Nhưng sau đó, mỗi lúc, giờ học mỗi thêm linh động, khi có những người oan ức, lên tiếng...


- Thực ra, không oan đâu, để rồi tôi chứng minh cái không oan ấy.
Rồi xen kẽ với những bài học, Thày kể chuyện lý do nào Thày vào đây dạy. Thày cũng bị phạt, cũng phải đi học, và chỉ 3 tháng sau, Thay bỗng trở thàng Giảng viên ở đây. Chỉ là có ý muốn giúp mọi người có khái niệm đúng, để đừng bị phạt.
Rồi Thày kể cho nghe những trường hợp uống rượu lái xe, bị phạt như thế nào, bao nhiêu tiền...Trời, bị phạt cả 7,8 ngàn đồng thì tiền đâu mà đóng phạt.
Tôi nhớ nhất đoạn học về những lý do tai nạn xảy ra,
- Có khi vì ngoại cảnh như Trời mưa, Sương mù, nắng chói mắt, hay Ổ gà... và thày còn dặn khi lái xe trên đường đi ra biển, đừng ham ngó những thân hình trong bộ áo bikini mà gây tai nạn đó.
- Có khi vì phân tâm như dùng cell phone, các bà làm đẹp, như tô lại môi, đánh phấn hồng, hay giơ tay ra nắng, nhìn chiếc nhẫn kim cương mà người yêu mới tặng...và nhất là kẻ lái xe, tay cầm volant, mà lại bị người bên cạnh "lái mổm", nghĩa là, không lái, mà lại nói bắt ngưới lái xe phải theo. Chẳng hạn, đang đi, mà bỗng nhiên người bên cạnh kêu:
- Anh, quẹo vào đây cho em xuống mua hộp sữa, mà không hề báo trước để người lái xe có đủ thì giờ sửa soạn...
Tôi đã từng để trường hợp dùng cell phone xảy ra, khi lái xe. Thực tình, cell phone hay để trong ví, mỗi lần có nhạc nổi lên, lúc ấy mới cuống quít đi tìm, và đã may mắn, chưa bao giờ xảy ra tai nạn.
Lời khuyên của Thày Sỹ là nên để cell phone ra chỗ nào gần tay mình cho dễ lấy, và chỉ dùng khi có việc cần. Vừa lái xe, vừa nói chuyện, là điều không nên, mà lại nói về những chuyện yêu đương nữa thì lại càng tối kỵ. Vì những người nói chuyện tình yêu, không hiểu sao mắt cứ hay nhìn trời. Ịang lái xe mà nhìn trời là nguy rồi.
-Có khi vì tình trạng chiếc xe như là nổ lốp, như hư thắng, như hỏng xe giữa đưòng...
Thày Sỹ khuyên nên bảo trì xe cho đúng hạn, vừa giúp mình giữ xe tốt, vừa tránh được những tai nạn bất ngờ xảy ra.
- Có khi vì tình trạng tâm thần Và điều quan trọng là tình trạng tâm thần như Vui quá, buồn quá, giận quá cũng không nên lái xe.
Ông thày đưa thí dụ. Một người mới có tình yêu, trong lòng lúc nào cũng vui sướng, ngập tràn hình bóng người mình yêu, nên lái xe, có khi chả nhìn thấy đèn xanh đen đỏ nữa. Hoặc bất ngờ, nhận được tin Mẹ chết...Bỗng có tiếng một ông hỏi từ cuối lớp :
- Thưa Thày, Mẹ của ai ạ.
Cả lớp cuời vì câu hỏi cũng thực tế. Mẹ của mình thì buồn nhiều, Mẹ của ai đó thì chỉ buồn ít thôi.
Rồi Thày lại mang ra một thí dụ như trúng số. Thày kể tưởng tượng, một anh chàng đang là người lo lắng vì tiền bạc, thiếu thốn, túng quẫn, thì có tiếng phone reng :
- Anh hả. Mình có tin vui trước giờ tuyệt vọng.
- Gì mà vui thế"
- Mình giàu rồi anh ơi, trúng số Lotto rồi.
- Em dò kỹ chưa"
- Rồi.
- Nhớ xem đúng ngày của tuần này nhé.
- Đúng hết rồi.
Ở sở, anh này miệng huýt sáo, tay đút túi quần, lững thững đi vào phòng ông giám đốc:
- Ngày mai tôi xin nghỉ việc.
- What"
- Tôi nghỉ việc bắt đầu từ ngày mai.
- Rồi anh ta rút từ trong túi áo ra, cái chìa khoá xe hơi Camry, vất cho ông Giám Đốc, và nói:
- Tặng ông đó. Tôi sẽ đưa giấy tờ đến sau.
Trước đôi mắt mở tròn to ngạc nhiên của ông Giám Đốc, anh ta gọi xe Limô đến đón, vì theo lời khuyên của Thày Quốc Sỹ, không nên lái xe trong lúc vui quá như hôm nay...
Lại cũng tiếng một người đàn ông, từ cuối lớp vang lên. Khi về tới nhà, thì có mảnh giấy cài trước cửa: “ Bye anh, em đi xa rồi, anh ở lại vui vẻ nhé.”
Và anh chàng đó không có đủ tiền trả tiền xe taxi...
Lại một phen làm cho cả lớp cười ngả nghiêng.
Trong lớp học, tôi được ôn lại nhiều điều cần nhớ, không bao giờ quanh chữ U, trong khoảng cách 200 F nơi ngã tư. Ịã có người hỏi, làm sao biết được là khoảng 200 F. Thì thày cho kinh nghiệm là khoảng 3 căn nhà. Lại có tiếng đàn bà hỏi :
- Thưa Thày, nếu chỗ ngã tư ấy không có nhà, làm sao đo
Thày chỉ còn biết cười trước những câu hỏi trêu chọc mà thôi.
Rồi Thày dặn nhớ kỹ, là dù có gặp trường hợp khẩn cấp, phải bình tĩnh, đừng có luống cuống mà hư viêc. Nhưng ai chứ, tôi thì lúc ấy quên cả lời thày dạy, mà sẽ cuống cả lên cho mà xem.
Tôi lái xe từ năm 1975 đến giờ, không bị phạt, nên là người lái xe tốt, tôi không phải đi thi, chỉ gửi số tiền 15.00 đến DMV là xong, nên chẳng bao giờ phải di học. Lần này, phải đi học là tốt cho tôi để được ôn lại những bài học đã từ lâu không đọc tới. Như Lái Xe Với Khả Năng và Trực Giác. Điều này, tôi cũng có mắc phải, khi lái xe, cứ suy nghĩ, mải lo ra, và tôi ngạc nhiên tôi đã đến nơi hoặc trở về nhà bằng an.
Trong bài học, có cả những câu hỏi về Lái Xe Dưới Ảnh Huởng Của Rượu và Ma Tuý, nhưng tôi cho là không quan trọng với tôi, nên đã để trí óc tơ lơ mơ một vài phút cho thư dãn tinh thần.
Và Câu Hỏi Thông Thường Về Luật Lái Xe, thì tôi đã chú ý nhiều hơn. Tôi đã không để ý đến khi đậu xe chờ đèn đỏ, bánh xe của tôi hay cán lên vạch trắng dành cho người đi bộ. Có 1 lần tôi còn đậu cao bằng vạch trắng đầu tiên, khiến cho người đi bộ phải đi vòng trước mũi xe tôi. Lúc ấy, lòng tôi cũng run, chỉ cầu mong, đừng có bóng dáng cảnh sát đi tới...
Và, cuối cùng là sự an toàn của người hành khách khi ngồi trên xe mình. Thường thì, những người ngồi phía sau, ít khi cài seat belt, nhưng Thày Sỹ dặn rắng, cảnh sát có sẽ phạt người tài xế, nếu hành khách không seat belt đó dưới 14 tuổi. Nếu trên 14 tuổi thì tài xế và người đó cả hai đều phải đóng tiền phạt. Và nhiệm vụ của tài xế là phải nhắc nhở những người ngồi trong xe mình. Ngay cả ông Bố ngồi trong xe, mà không chịu seat belt, cũng nhất định không đi, cho đến khi nào ông cài seat belt mới nổ máy...
May cho tôi quá, tôi nhớ hết những dấu hiệu lưu thông tại Cali thôi, vì theo Thày Sỹ, mỗi tiểu bang còn có thêm những dấu hiệu của riêng tiểu bang đó.
Có tiếng ai đó nhắn nhủ:
- Nếu mọi người ai cũng giữ đúng luật thì đâu có ai phải đến đây ngồi học...
- Như vậy thì Công Ty mở lớp học sẽ không có, hoặc nếu có, sẽ phải khai phá sản...
Thế mà, mọi người đã quây quần ở đây cả trăm mạng, và điều buồn cười nhất ở lớp này đã từng có người chưa đủ 16 tuổi, mới có bằng đúng 1 ngày, đã bị phạt vì tội over speed. Nhưng, lại không đáng ngạc nhiên, khiến cả lớp đã cười nghiêng cười bò, khi có một bà, khoảng 50 tuổi, chưa có bằng lái xe, mà đã bị phạt. Hỏi ra, mới hay, bà ta đang học lái xe, bên cạnh có ông thày dạy lái, nhưng bà đã vượt đèn đỏ ở đường Brookhurst. Có người lại kể, bị phạt vì đâm vào sau xe ông cảnh sát...
- Ôi, đàng nào cũng bị phạt, đâm vào sau xe ông cảnh sát cho chắc ăn.
- Tôi không nhìn thấy bảng cấm đậu.
- Tôi mới ở khu khác xuống Little Saigon. Vì không rành đường, tôi đỗ xe vào cái vạch vàng vàng vì thấy xe ông cảnh sát, định đâu vào đó để hỏi. Ông ta chỉ đường rất tận tình, xong xuôi, ông đưa tôi cái giấy phạt, và bảo đưòng vạch nhiều kẻ vàng, không đưọc đậu xe. Thế có chán không.
- Tôi định đi thẳng, bà chị tôi lại bảo quẹo phải để vào Costco. Tôi nhìn trước nhìn sau, chả có bóng ai, tôi quẹo liền, không suy nghĩ...thế mà "nó" ở đâu hiện ra ngay, phạt vì tội không ngừng hoàn toàn...
- Tôi mới vừa từ cây xăng ra, vừa quẹo phải, nhấn ga, định thay lane, thì bị phạt tội đi nhanh...
Ôi thôi, trong phòng có tới 100 người, thi chắc chắn là có cả 100 cái tội to nhỏ khác nhau, kể làm sao hết.
Nhưng, cũng nhờ đi học lớp xoá Ticket này, mà tôi đã biết được nhiều điều bổ ích mà từ trước đến nay tôi không hề biết. Và có lẽ vì không biết nên cứ kêu oan. Trong các tội, tôi chỉ thấy có tội Over Speed là có oan, vì đôi khi, mình có đi nhanh hơn bình thường, chẳng hạn, bảng đề 45, mình đi có mơ mộng cách mấy cũng chỉ 55 hay 60 là tối đa, không thể 72 như người cảnh sát công lộ đã ghi trong giấy phạt xe của tôi. Cũng vẫn là điều oan ức chưa giải toả được.
Nói tóm lại sau khi học vói Thày Sỹ xong, thì mọi người đều vui vẻ dù đà mất đi một ngày thứ bảy cuối tuần , vì Thày dạy vừa vui, vừa bổ ich. Trong lớp học hôm nay, có nhiều cô, nhiều bà đẹp và tré, cứ khen Tháy Sỹ duyên dáng, và còn có cô cứ lên hỏi Thày về vụ oan ức nào đó, mà cô ta nhất định cho là oan...
Thày Sỹ đôi lúc cũng kể chuyện vui của chính bản thân Thày, rồi từ đó, các học viên cũng hưởng ứng bằng cách nói những chuyện vui của chính bản thân học viên...Như là tâm lý, người ngồi bên cạnh hay "lái mồm" khiến cho người cầm volant bị chia trí, nhiều khi xảy ra tai nạn là vì thế; Nhưng có người lại thêm ý kiến.
- Thưa Thày, tôi vì tế nhị đã không nói gì khi chồng lái, rồi ông ta lạc đường, rồi ông ta gắt, ngồi bên cạnh mà chẳng được tích sự gì cả. Vậy là sao"
Càng gần đến giờ về, lớp càng náo nhiệt hơn, và những câu chuyện chỉ xoay quanh vấn đề phạt xe, đã như thiếu thời giờ để bàn luận.
Trong 2 lần ra chơi, và 1 lần ăn trưa, lớp tôi đã thiếu vắng 2 người, vì khi đi ăn trưa, đã không vào đúng giờ. Cái ghế trống cạnh tôi đã làm tôi cũng bùi ngùi khi nghĩ đến bà ta lại phải trở lại vào một ngày thứ bảy nào đó, và lại đóng thêm 15 đông tiền phạt, cộng với tiền 52.50 là tiền đóng cho trường, và còn thêm những tiền gi nữa thì tôi không biết...
Hình ảnh người bạn chưa kịp hàn huyên, vì còn đang mải điền giấy tờ, vẫn thoáng hiện trong đầu óc tôi trên đường về...
HONG VU LAN NHI

Ý kiến bạn đọc
24/12/202223:27:21
Khách
That means you'll see some stylish features and press access to additional channels where you can pick up visibility, without having to designate nous of some confused, vade-mecum migration process. https://googlec5.com
09/03/201909:34:11
Khách
Carrie Underwood is my favourite US singer. She is young, beautiful and charming female in her 30s. Her voice takes me away from all issues of this world so I can enjoy my life and listen songs created by her. Now she is on a Cry Pretty 360 Tour started in May of 2019. The concerts scheduled for the whole 2019, up to the last day of October. Tickets are available for all men and women with different income. If you love contry music, then you must visit at least one Carrie's concert. All tour dates are available at the <a href=https://carrieunderwoodtour.com>Carrie Underwood tour Tacoma</a>. Open the website and make yourself familiar with all Carrie Underwood concerts in 2019!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,323,006
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.