Hôm nay,  

Đài Á Châu Tự Do Rfa

28/09/200900:00:00(Xem: 22890)

Đài Á Châu Tự Do RFA

Vi Anh
Ở đời có một số nghịch lý thật buồn cười. Cơm mỗi bữa mỗi ăn mà ít ai nhớ cơm là món ăn mỗi ngày. Cũng như người viết bài này vì cái "nghiệp" làm báo,làm truyền hình cần phân tích, đối chiếu, chọn lựa nên mỗi ngày đều xem, nghe, thông tin, nghị luận  của Đài Á Châu (tên tắt tiếng Mỹ RFA -  Radio Free Asia), quá quen thuộc. Thế nhưng đâu biết ngày Quốc Hội thảo luận, biểu quyết kinh phí tài trợ cho đài RFA. Nếu biết trước chắc cũng phải rũ bè bạn điện thư cho dân biểu trong vùng yêu cầu ủng hộ. Nhưng trễ còn hơn không, rất mừng khi nghe, đọc, xem kỹ lại, sao, dán vào tài liệu lưu trữ để dành tham khảo viết bình luận,  bài  phóng sự rất chuyên nghiệp của Cô Thanh Trúc, phóng viên đài RFA, "Quốc hội Hoa Kỳ bỏ phiếu ủng hộ kéo dài thời gian hoạt động của Đài ACTD".
Trước nhứt xin cám ơn quí vị dân biểu liên bang Cộng Hoà lẫn Dân Chủ  đã nhiệt thành ủng hộ đài RFA. Những bàn tay giơ lên đồng thuận của quí vị vô cùng tốt đẹp, những số tiền thuế của quí vị chuẩn chi cho kinh phí đài RFA thật đúng người đúng việc, đáng đồng tiền bát gạo. Chắc chắn đài RFA, đặc biệt là Chương trình Tiếng Việt, có phương tiện tài trợ của Quốc Hội để thoả mãn nhu cầu thiết yếu của những người Mỹ gốc Việt, người Việt ở Bắc, ở Trung, ở Nam, ở hải ngoại. Người dân Việt khắp nơi  trên thế giới đã coi đài RFA là cơm bữa rồi, một nhu cầu thiết yếu gần như không có không được (indispensable) vậy. Vì rằng:
Một, RFA là một nguồn thông tin, nghị luận, độc lập, đầy đủ, trung thực, nhanh chóng, đa chiều và đa dạng đứng trên phương diện chuyên môn truyền thông tự do, dân chủ. Đó là con đường tốt để người Việt ở các vùng trong nước đến với nhau. Đó là con đường tốt để người Việt trong nước đến với thế giới bên ngoài. Đó là con đường tốt để người Việt ở hải ngoại đến với đồng bào mình trong nước. Và ngược lại. Một vai trò đầy đủ, hiệu năng cao của truyền thông đại chúng cho người Việt.
Thực vậy nhiều biến động xảy ra ở nội thành Hà nội mà dân ngoại thành khônng biết, chớ đừng nói ở Huế mà Saigon, Cần Thơ không hay. Vì ở VN có 702 cơ quan báo chí, 813 ấn phẩm, 67 đài phát thanh truyền hình, một hãng thông tấn quốc gia, một đài truyền hình kỹ thuật số mặt đất, 10 báo điện tử, 130 trang tin điện tử, và hơn 15.000 nhà báo. Nhưng tất cả đều thuộc một ông chủ "báo đài", kiêm chủ nhiệm, kiêm chủ bút là Đảng CS và người cọp rằng là Nhà Nước. Trong  hoàn cảnh  bi đát truyền thông, thông tin  một chiều,  tuyên truyền một mặt đó mới thấy đài Á Châu Tự Do  là một nhu cầu không có không được đối với người dân Việt trong nước.
Trong hoàn cảnh cuộc di tản vô tiền khoáng hậu trong lịch sử, hàng triệu người định cư năm châu bốn biển, tại hơn 80 quốc gia, mới thấy RFA là chất keo hàn gắn người Việt hải ngoại, giúp gần gũi nhau gắn bó nhau qua bản tin hai buổi phát thanh hai lần một ngày. Người Việt trong ngoài nước chỉ cần mở Internet vào RFA là người VN chia vui, xẻ buồn với nhau, cùng nổi chìm với vận mạng nước non. Người trong nước biết bà con mình ở hải ngoại luôn hướng về mình. Người Việt ở năm châu, bốn biển biết tình hình nước nhà ra sao và ngưòi Việt ở định cư trên 80 quốc gia biết các cộng đồng hải ngoại sinh hoạt thế nào. Chỉ vào Internet, mở RFA là biết tình hình VN trong ngoài nước. Biết một cách chính xác, đầy đủ có đối chiếu, có âm chứng của người trong nước nói, có hình ảnh tiêu biểu. Nghe tiếng Việt,nói lời Việt thân quen như  dòng văn hoá, báo chí truyền thống VN, lưu truyền và phát triển từ thời Quốc Ngữ, Gia định báo. 


Trong hoàn cảnh  hiên tại, vấn đề VN không còn nằm trong tiêu điểm tình hình nóng của truyền thông quốc tế  từ sau Chiến tranh VN, mới thấy RFA là một "kết tụ tinh anh của bốn phương, muôn màu muôn vẻ lai muôn hương" [thơ Bùi khánh Đản] đối với người dân Việt trong ngoài nước. 
Dù một tư nhân hay một công ty Việt hải ngoại có vốn tỷ Đô la cũng khó làm một đài phát thanh hùng hậu nhưng độc lập như  RFA vì  cần phải có quảng cáo để nuôi đài.  Còn RFA được Quốc Hội và nhân dân Mỹ vì niềm tin tự do, dân chủ truyền thống của Mỹ, đã tài trợ.
Hai, RFA là tiếng nói, nguồn cảm hứng, nguồn hy vọng  tự do, dân chủ, nhân quyền - những quyền bất khả tương nhượng - mà người dân Việt trong nước bị tước đoạt. Đó là  một thể hiện cụ thể và thiết thực, nói và làm, quyền tự  do ngôn luận, tự do báo chí, tự do Internet. Đó là những người đồng đội, đồng nghiệp, đồng tâm  giúp cho những nhà báo chân chính trong nước VN tuy nước này cố gáng "viết lách" theo lương tâm Con Người và lương tâm nhà báo, nhưng luôn bị nhà cầm quyền trù dập, từ lột chức, rút thẻ,  cấm hành nghề, đập nồi cơm của gia đình đến quản thúc, tù ờ và tù treo. Giúp cho những nhà trí thức, sinh viên và người dân  Việt yêu nước, thương dân cố gắng nói lên một tiếng cho dài kẻo câm trước cảnh khó khổ của đông bào, chủ quyền quốc gia, giang sơn gấm vóc bị mất. Giúp cho quần chúng VN thông tin nghị luận để tự chọn lựa hướng đi cho mình.
Dỉ nhiên nhà cầm quyền CS Hà nội khó  ưa RFA, thường làm nhiễu sóng, giăng tường lửa, công an khu vực rình mò người nghe RFA. CS không ưa RFA vì RFA nói sự  thật, tất cả sự thật mà ý thức lương tâm Con Người, và  lương tâm nhà báo có thể nhận ra được. RFA chỉ nói sự thật, "sự thật thì đau lòng", trái ý CS Hà nội, kẹt lớn cho  chế độ CS Hà nội bị mất lòng dân, mang tiếng quốc tế. Nhưng làm thế nào được, CS Hà nội có  bao giờ tôn trọng cái khác nhau trong niềm tương kính, mà chỉ muốn mọi người khác phải nói theo tuyên truyền của CS, làm theo chỉ đạo của CS. Ai có ý khác, hành động khác là bị CS lên án là "kẻ xấu", là "lực lượng thù địch".
Nhưng đạo lý Con Người và lòng người dân Việt trong ngoài nước khán thính giả của RFA lại thấy khác. Thấy chân lý, trong sáng, trung thực là tốt;  dàn dựng, bưng bít, xảo trá là xấu. Như nhà báo Trung Bảo mô tả một cách ví von trong số xuân của báo Du Lịch  việc làm sáng tỏ tinh thần yêu nước của thanh niên sinh viên đã biểu tình ở Sài Gòn chống lại việc Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của VN bị nhà cầm quyền  trấn áp: "Nếu có "kẻ xấu" nào đó "kích động" người ta đi biểu tình vì yêu nước, ta nên tôn trọng những "kẻ xấu" này. Ngược lại, khi "người tốt" tìm cách ngăn cản sự biểu lộ đầy phẫn uất một cách chính đáng của người dân vì chứng kiến đất mẹ bị xâm phạm, thì hẳn những kẻ vẫn mạo xưng "người tốt" này cần phải được xem lại. Khi mà kẻ tham lam ở phương Bắc không chỉ thể hiện sự bá quyền trên các văn bản tuyên bố mà chuyển qua hành động đầu tư, khai thác dầu khí ngay trong khu vực lãnh hải của chúng ta thì sự sát cánh của nhân dân và Nhà nước lại càng cần kíp hơn bao giơ."
Ba và sau cùng, để kết luận, xin phép mượn lời của một nhà tu gần suốt đời vì đạo pháp và dân tộc, trong  thời kỳ CS số ngày ở tù của Ngài nhiều hơn ở ngoài đã nói lên cái thiết yếu  gần như không có không được của đài RFA, trên phương diện đấu tranh cho tư do tôn giáo: "nhờ đài mà người ở bên ngoài biết đến những sự tranh đấu cho tự do tôn giáo và nhân quyền của người trong nước. . . nhờ tin tức mà bên ngoài biết rõ chúng tôi đang làm gì và ngược lại chúng tôi biết bên ngoài đang hướng về chúng tôi, đó là yếu tố giúp chúng tôi thêm can đảm trong công cuộc tranh đấu cho tự do và nhân quyền." 

Ý kiến bạn đọc
07/09/201614:12:05
Khách
You have superb thing at this point
[url=http://hotblood.dd-dns.de/home.php?mod=space&uid=186177&do=profile&from=space]jerry[/url]
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo ghi nhận của báo quốc nội, các chợ đêm tại Sài Gòn vào những ngày giáp Tết hoạt động sớm hơn. Từ 4-5 giờ chiều, nhiều tiểu thương bán quần áo phía cửa Đông chợ Bến Thành đã lục đục cùng người làm vác "lều, chõng" bày biện gian hàng. Và từ 7 giờ tối trở đi, chợ đêm mới thật sự vào không khí mua bán.
Cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên trong suốt 50 năm ở Iraq coi như đã thành công. Hàng triệu người dân Iraq đã đi bầu vào ngày Chủ Nhựt 30 tháng 1, năm 2005. Người dân Iraq lũ lượt kéo nhau đi bầu, bất chấp sự hăm dọa của phiến quân trước ngày bầu cử đã mở nhiều cuộc tấn công và những lời tuyên truyền sẽ cho cử tri tắm máu nếu đi bầu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.