Hôm nay,  

Huyền Thoại Trung Quốc 4 - Xã Hội Hài Hòa

28/09/200900:00:00(Xem: 9266)

Huyền Thoại Trung Quốc 4 - Xã Hội Hài Hòa

Nguyễn Xuân Nghĩa

Lãnh đạo mù loà và nguy cơ phân hoá

Với nhiều người Trung Quốc, nhà nước đã tăng lương cho họ mà các chủ doanh nghiệp lại chưa biết!
Đây là một câu nói diễu, khá dở nếu ta không hiểu được thực trạng xã hội đằng sau huyền thoại huy hoàng về những tiến bộ vượt bậc của kinh tế. Nếu hiểu ra, có lẽ thiên hạ mới thấy sự mỉa mai của lời diễu cợt.
Lãnh đạo Trung Quốc tập trung chú ý vào loại thống kê kinh tế then chốt, thí dụ như tổng sản lượng GDP và chỉ số giá tiêu thụ CPI để, thứ nhất, căn cứ trên đó mà quyết định về chánh sách kinh tế, và thứ hai, dùng đó làm khí cụ tuyên truyền cho sức mạnh của Trung Quốc. Họ thành công trong lãnh vực tuyên truyền hơn là quản trị kinh tế vì phương pháp thu thập thống kê.
Như đã trình bày khái quát vào kỳ trước trong loạt bài về  "Huyền Thoại Trung Quốc (Thống kê như Gà gáy), thống kê nhà nước cho biết sản xuất kỹ nghệ đã tăng vọt, trong khi ấy, cũng thống kê của nhà nước lại cho biết là lượng điện tiêu thụ đã sút giảm trong cùng thời kỳ. Hoặc tổng sản lượng GDP là con số rất đáng nghi qua hai cách tính, của Cục Thống kê Quốc gia và của 31 tỉnh thành.
Tháng Hai năm nay, chính người dân Trung Quốc đã tranh luận về mâu thuẫn đó và hai tháng sau thì diễu cợt con số huy hoàng về lợi tức của người dân ở thành phố do Cục Thống kê công bố: từ năm 2007 qua 2008 đã tăng hơn 17%. Thực tế tại chỗ và ở ngoài đời lại không được như thống kê của nhà nước ban xuống, cho nên dân chúng mới mỉa mai là nhà nước tăng lương cho họ mà các ông bà chủ ở trên lại không biết! Bây giờ thì ta có thể cười được về lời châm biếm ấy, và về sự cả tin của truyền thông thế giới khi loan bao về sức mạnh rồng cọp của kinh tế Trung Quốc.
Thật ra, việc này cũng có thể hiểu được, nếu mình tò mò phân tách phương pháp thống kê của các đấng con trời.
Chẳng hạn như trong cách đo lường tỷ lệ lạm phát, một phương pháp sáng tạo mang "màu sắc Trung Quốc", tức là... chẳng giống ai. Các quốc gia thường dùng "giá hiện hành" - thí dụ để tính sản lượng GDP - và so sánh với giai đoạn trước, hoặc dùng "giá cố định", quy vào giá cả của một thời điểm nhất định. Cục Thống kê Trung Quốc dùng phương pháp họ gọi là "giá so sánh", là so sánh giá của các sản phẩm mới với giá của những sản phẩm đó vào một thời điểm gốc. Muốn thi hành phương pháp đó, các doanh nghiệp từ loại hương trấn trở lên đều nhận được một cẩm nang chỉ dẫn giá biểu của một số sản phẩm - và một số mà thôi. Nhờ vậy, doanh nghiệp có cơ hội sáng tạo để biểu dương thành tích, bằng cách đánh hạ áp lực của lạm phát.
Những chuyện quá chuyên môn rắc rối ấy thường lọt khỏi sự chú ý của thiên hạ khi tường thuật về thành tích kinh tế rồng cọp trong giá cả ổn định.
Cũng thế, khi tính lượng đầu tư cố định trong kinh doanh và kinh tế - một thí dụ rất nóng trên thị trường gia cư địa ốc hay bất động sản - Trung Quốc bút ghi số đầu tư đó khi tiền được giải ngân, dù chưa được dùng tới. Nhiều ngôi nhà xây xong mà bán chưa được vẫn cứ được tính là đầu tư! Nhiều ngôi nhà bán ế và bị ngân hàng kéo vì khách nợ không trả được tiền vẫn cứ coi là có đóng góp cho sản xuất. Trong lãnh vực thương mại cũng vậy. Họ cộng vào lượng hàng bán lẻ mọi sản phẩm được gửi tới điểm phân phối, dù hàng cứ nằm đó vì chưa bán cho nhà tiêu thụ - hoặc có khi bị trả về hãng xưởng, Khi loại hàng tồi tệ ế ẩm này được hãng xưởng gửi đi lần nữa cho các điểm phân phối khác thì lại được cộng thêm vào lượng hàng bán lẻ!
Trong khi ấy, Hoa Kỳ công bố đều đặn số liệu về nhà bị tịch biên hay về tồn kho ế ẩm. Làm nhiều người không hiểu càng có cảm tượng là tư bản đang dẫy chết trong khi kinh tế Trung Quốc cứ lên vù vù!
Chuyện thống kê ấy đạt kết quả là tuyên truyền cho sức mạnh Trung Quốc, nhưng gây hậu quả là làm cho nhà nước đánh giá sai thực trạng kinh tế và lấy quyết định sai trong quản lý! Lãnh đạo Bắc Kinh có ý thức ra hậu quả tai hại này nên cố gắng cải tiến phương pháp thống kê. Mà vẫn không có kết quả - hoặc có rất chậm - vì công nhân viên nhà nước, đảng viên hay cán bộ vẫn sinh hoạt trong hệ thống chính trị anh minh của đảng Cộng  sản Trung Quốc: họ chỉ chịu trách nhiệm với cấp bộ ở trên, không cần đếm xỉa với những người ở dưới. Dưới cùng là người dân!
Khi nói đến việc giải phẩu huyền thoại Trung Quốc, ta phải mất công lòng vòng trong mấy chi tiết chuyên môn như vậy để nói ra một sự thật có cơ sở: không nên tin vào các số liệu kinh tế của xứ này. Hôm mùng bốn tháng Tám vừa qua, một bài xã luận của tờ China Daily - trong hệ thống quốc doanh của tờ Nhân dân Nhật báo của Trung ương đảng, nhưng bằng Anh ngữ - cho biết một kết quả khảo sát mới đây, theo đó 91% những người trả lời cho biết là họ không tin vào thống kê nhà nước. Năm 2007, tỷ lệ hoài nghi ấy là 79%. Tờ Hoàn cầu Thời báo (Global Times) cũng của Nhân dân Nhật báo không nhịn nổi về chuyện số liệu dị biệt ấy và cho biết là dân chúng Hoa lục bật cười về những thành quả kinh tế do Cục Thống kê công bố.


Thế thì tại sao cả thế giới vẫn nói đến sức tăng trưởng kinh tế rất mạnh của xứ này sau khi Đặng Tiểu Bình tiến hành cải cách từ đầu năm 1979"
Vì thành tích ấy quả là có thật khi người dân Trung Quốc nói chung được giải phóng khỏi chế độ tập trung quản lý đầy hoang tưởng kiểu Mao. Mục đích giải phóng là để cho mọi người đều đủ ăn được một tý (chữ "tiểu khang" của Đặng Tiểu Bình). Khi chỉ có cái bát nhôm với một chén cơm được nhà nước bảo đảm cho mọi người theo chánh sách cào bằng của lý tưởng xã hội chủ nghĩa, nếu một tỷ người có thêm một chén cơm nữa thì lợi tức hay mức sống quả là đã tăng gấp đôi!
Từ 1980 trở đi, tình hình có khả quan hơn ở thôn quê vì người dân được tự do hơn trong canh tác với chế độ khoán. Về sau, chế độ này được mở rộng ra ngoài khu vực nông nghiệp. Sau khi được giao khoán cho một số phương tiện sản xuất - như đất đai - người dân phải giao nộp một số sản phẩm nhất định, nếu sản xuất quá định mức đó, họ được phép tiêu thụ hay bán ra ngoài. Nhờ chánh sách khuyến khích ấy, mọi người đều túa ra làm ăn, và đổi mới kinh tế một cách tự phát, từ dưới lên, chứ không do sự chỉ đạo từ trên xuống.
Song song, Trung Quốc cũng cho thành lập loại "xí nghiệp hương trấn", là các cơ sở kinh doanh nhỏ của tập thể, ở cấp hành chánh thấp nhất là hương và trấn (không quá hai vạn dân), mỗi cơ sở thường không có hơn 50 nhân công. Các cơ sở tập thể này là sự kết hợp giữa chính quyền làng xã và dân chúng thôn quê, cùng làm ăn để chia nhau lợi lộc. Và làm ăn khá hơn các xí nghiệp quốc doanh của nhà nước! Năm 1979, các xí nghiệp hương trấn đó sử dụng 30 triệu nhân công, qua năm 1996, con số này lên tới 135 triệu. Một bước nhảy vọt đích thực, cũng vĩ đại như năng suất canh nông đã tăng gấp đôi...
Quan niệm "tiểu khang" của Đặng Tiểu Bình vì vậy chú ý đến thành phần cùng khốn nhất, ở thôn quê, và có giúp cho khoảng ba trăm triệu người thoát khỏi cảnh "cơ hoang" - chết đói trên đồng ruộng phì nhiêu mà không có lúa. Con số bần cùng từ 400 triệu vào năm 1978 đã chỉ còn chừng 100 triệu vào năm 1999. Nhìn trên viễn cảnh lịch sử thì đấy là một biến cố đáng kể. Và thời kỳ 1985-1995 được coi là 10 năm hoàng kim của dân nghèo. Nhưng tới đó là hết. Từ 1996, số nhân viên trong các xí nghiệp loại hương trấn này (Anh ngữ gọi là "Township and Village Enterprises - TVE) hết tăng, và bắt đầu giảm, trong khi nông dân càng ngày càng bất mãn. Họ ăn no hơn thế hệ trước, nhưng muốn ăn ngon hơn thì không nổi, trong khi đảng viên cán bộ đã thành triệu phú bằng đô la.
Chỉ vì Trung Quốc bắt đầu bước qua tiến trình kỹ nghệ hoá.
Khi dân chúng cùng khốn có thêm cơ hội làm ăn thì đảng viên cán bộ địa phương đều hể hả ủng hộ vì chuyện ấy không xâm phạm vào quyền lợi của họ. Đã vậy, trung ương còn gia tăng quyền hạn kinh tế cho họ ở địa phương. Nhưng sau đợt tiểu khang ấy, kinh tế xứ này bước qua ngả khác với nhu cầu đầu tư mạnh hơn vào công nghiệp, và mâu thuẫn gay gắt hơn về quyền lợi giữa các đảng bộ địa phương với nhau, giữa các địa phương với trung ương và giữa đảng viên với người dân. Nghĩa là Trung Quốc cần một đợt cải cách mới để giải tỏa nhiều hơn và đấy là lúc có va chạm quyền lợi giữa dân và đảng viên cán bộ.
Vụ tàn sát Thiên an môn năm 1989 đánh dấu sự xoay chuyển đó khi dân chúng bất mãn về lạm phát và tệ nạn tham nhũng trong guồng máy công quyền và bắt đầu phản đối. Sinh viên nhân đó đòi thêm quyền tự do, dân chủ. Người đề xướng cải cách là Đặng Tiểu Bình cũng là người ra lệnh đàn áp để tránh động loạn xã hội và quyết định củng cố thêm chế độ độc đoán chính trị để quy trì quyền lực của đảng. Chúng ta có hiện tượng tự do kinh tế ở dưới và độc tài chính trị ở trên, với mâu thuẫn không thế tránh được. Trong khi ấy, nền độc tài ở trên lại không nắm vững thực trạng kinh tế ở dưới vì hệ thống thông tin và thống kê rất lệch lạc của họ.
Khi lên cầm quyền, thế hệ lãnh đạo thứ tư như Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã dùng lại khẩu hiệu "tiểu khang" của thời trước để cố gắng nâng cao mức sống của dân nghèo, đa số ở trong hai khu vực nội địa và phiên trấn. Họ cùng đề ra chủ trương "xã hội hài hòa" để san bằng những dị biệt về lợi tức và nhận thức. Nhưng, họ đụng vào quyền lợi của các cơ sở đảng ở địa phương!
Nếu không cải cách thì nước Tầu sẽ vỡ đôi, vỡ ba vì những dị biệt và xung đột ngày càng gia tăng. Nếu cải cách thì đảng Cộng sản Trung Quốc có khi vỡ đôi vỡ ba vì quyền lực trung ương bị các địa phương ngăn chặn và mỗi vùng địa phương lại nhìn về một hướng, theo quan niệm "hợp tan" truyền thống của Trung Quốc.
Chúng ta sẽ còn có cơ hội trở lại chuyện này, cho đến ngày Trung Quốc ăn mừng Quốc khánh vào mùng một tới đây...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.